Đống Đa tổ chức Hội nghị tham gia đóng góp ý kiến và phản biện xã hội vào Dự thảo chuyên đề “Phát triển mạng lưới trường học và xây dựng trường Chuẩn Quốc gia”.

04/06/2018 - 10:49 AM

        Sáng ngày 01/06/2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tham gia đóng góp ý kiến và phản biện xã hội vào Dự thảo chuyên đề “Phát triển mạng lưới trường học và xây dựng trường Chuẩn Quốc gia”.


800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Toàn cảnh Hội nghị phản biện

          Dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Thị Lan Hương - UVTV, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND quận; Nguyễn Thị Minh Hiền - UVTV, Trưởng ban Dân vận Quận ủy; Trịnh Hữu Tuấn - QUV, Phó Chủ tịch UBND quận; Nguyễn Minh Hùng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy; Tạ Ngọc Thắng - Trưởng phòng Giáo dục quận; đại diện Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; các ban của HĐND, Văn phòng Quận ủy - HĐND - UBND, các phòng, ban, ngành chuyên môn quận, cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý tham gia phản biện xã hội, các vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, Trưởng các đoàn thể quận; Hiệu trưởng, Hiệu phó đại diện các trường trên địa bàn quận …

          Tại hội nghị, đồng chí Tạ Ngọc Thắng - Trưởng phòng Giáo dục quận; trình bày dự thảo chuyên đề “Phát triển mạng lưới trường học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia”. Đã có 07 ý kiến phát biểu trực tiếp và 04 ý kiến bằng văn bản của các đại biểu tham dự. Về cơ bản các ý kiến tham gia phản biện đều thống nhất cao với các nội dung được đưa ra trong chuyên đề của UBND quận; một số ý kiến cho rằng hiện tại quận là một trong 4 quận nội thành, dân cư tập trung đông đúc, có hệ thống trường học khá hoàn chỉnh bao gồm 27 trường Mầm non; 19 trường tiểu học; 16 trường THCS (chỉ tính riêng khối các trường học công lập) với đội ngũ giáo viên trên 2.800 người và xấp xỉ 57 ngàn học sinh. Ngành giáo dục quận có truyền thống trong rất nhiều năm nằm trong tốp đầu về chất lượng giáo dục của ngành giáo dục đào tạo Hà Nội. Hiện có 13/27 trường Mầm non; 11/19 trường Tiểu học và 11/16 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia; có 04 phường không có trường tiểu học. Với số lượng trường học như trên đã đáp ứng được nhu cầu thực tế hay chưa, nếu chưa thì đáp ứng thì cần giải quyết thế nào? Đầu tư hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận phải được thực hiện thật nghiêm túc; đầu tư trường càng đẹp, điều kiện học tập tốt nhu cầu vào trường càng cao, cần có nội quy chuẩn mực không nể nang, vu lợi... Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp phải những khó khăn, trong đó phải kể đến nguồn kinh phí cho đầu tư công; quỹ đất xây dựng, mở rộng trường, đồng thời tiếp tục củng cố đầu tư để công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia do số học sinh tăngChuyên đề cần phải tập trung nêu rõ hơn về mục tiêu chung chỉ tiêu bảo đảm 100% cho 5 tiêu chí: mạng lưới trường, cơ sở vật chất, chất lượng có khả thi không? Chỉ tiêu phấn đấu đến 2020 mỗi phường có đủ trường mầm non, tiểu học, PTCS có khả thi không? Lộ trình thực hiện được quan tâm…

Thay mặt UBND quận, đồng chí Trịnh Hữu Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận đã phát biểu cảm ơn, tiếp thu các ý kiến phản biện xã hội của MTTQ quận, đồng thời trao đổi, giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan; đồng chí nhấn mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đồng chí đề nghị các phòng ban chuyên môn của UBND quận bổ sung các nội dung đóng góp để thực hiện chuyên đề “Phát triển mạng lưới trường học và xây dựng trường Chuẩn Quốc gia tại quận sớm khả thi.

                                                                   Minh Hồng

800x600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020