Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII: Vẫn "nóng" chuyện giá cả, đất đai, GPMB

26/09/2013 - 12:00 AM

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khóa XIII, đơn vị bầu cử số 8 tiếp xúc cử tri tại huyện Ba Vì

Liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của các tầng lớp nhân dân, đa số cử tri Hà Nội cho rằng, mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp điều hành nền kinh tế, bảo đảm chính sách an sinh xã hội. Song thời gian gần đây, gía cả nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm, sữa, vật tư nông nghiệp…có chiều hướng biến động, tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, nhất là cán bộ, công chức và nông dân, ngưòi có thu nhập thấp. Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu  điều chỉnh hợp lý nhằm bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, giảm lãi suất, định hưóng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, kiểm soát giá cả trên thị trường, xử lý nghiêm tình trạng tự ý nâng giá. Theo dõi diễn biến thị trường thế giới có ảnh hưởng đến thị trường, giá cả hàng hoá trong nước, kịp thời đề ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm ngăn ngừa lạm phát. 

 Phản ánh tình trạng hiện nay đa số ngưòi nông dân không còn tha thiết với nghề nông vì công việc vất vả, sản phẩm không có đầu ra, được mùa thì mất giá, việc tiếp cận vốn vay khó khăn, lãi xuất cao… cử tri đề nghị Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội có các chính sách hỗ trợ nông dân, ưu tiên cho những vùng khó khăn. Trong công tác đền bù GPMB, cử tri cho rằng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho công tác này gần đây có được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa thoả đáng. Số tiền được đền bù thu hồi đất vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây thiệt thòi cho các hộ dân. Người nông dân khi bị thu hồi đất không có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp ổn định, bền vững. Trong khi đó, một số dự án, khu công nghiệp, khu chung cư hoặc được xây dựng tràn lan, không có người ở, hoặc bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn. Cử tri đề nghị Nhà nước, Chính phủ cần nâng mức đền bù thu hồi đất cho sát gía thị trường để doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thựuc hiện dự án. Đồng thời, nâng cao kinh phí hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với nhân dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
 Cùng chung kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội quan tâm hơn đến nông nghiệp-nông dân-nông thôn, cử tri các huyện ngoại thành lại đề nghị đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới như dồn điền đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau, thực phẩm an toàn và giải quyết các vấn đề bức xúc dân sinh như xử lý nước thải sinh hoạt ở các làng nghề, vệ sinh môi trường ở các khu dân cư và vấn đề nước sạch nông thôn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)… Trong đó, cử tri băn khoăn nhiều đến hạn mức cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình ở khu vực ngoại thành (trước là 300m2/hộ, nay còn 240m2/hộ). Vậy với những hộ gia đình đã xây dựng vượt 300m2 nhà nước sẽ giải quyết ra sao? Tháo dỡ hay bắt các hộ dân phải nộp 50% giá trị thửa đất (đối với diện tích thừa-vẫn là đất cha ông của họ để lại)?
 Một điều khiến cử tri các huyện ngoại thành bức xúc nữa liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất quốc phòng ( ở xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) và đất nông trường, trạm trại (liên quan đến 3 xã Vân Hoà, Tản Lĩnh, Yên Bài và Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì), rất cần được các cấp có thẩm quyền giải quyết. Hiện, huyện Ba Vì đã có quyết định thành lập 7 thôn có nguồn gốc từ các nông trường bò trên địa bàn. Song do quản lý nhà nước về con ngưòi chưa đi đôi với quản lý đất đai nên đã gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền ở cơ sở. Vì vậy, cử tri,  huyện Ba Vì kiến nghị QH đề nghị Bộ NN&PTNT cần sớm bàn giao đất ở của các cụm dân cư về địa phương để việc quản lý dân cư được đồng bộ, tạo điều kiện cho các hộ dân sớm được hợp pháp hoá đất ở, đất sản xuất, yên tâm sản xuất và làm ăn sinh sống.
 Về việc xác định nguồn gốc đất, liên quan đến việc cấp sổ đỏ, nhiều địa phương cho rằng đất đai là lĩnh vực phức tạp, một gia đình có 3-4 loại đất, giấy tờ lại không đầy đủ nên rất khó xác định nguồn gốc đất. Xác định trách nhiệm của mình là phục vụ nhân dân, chính quyền địa phưong đã xuống tận nơi để gặp gỡ các hộ dân và mời một số sở, ngành chức năng bàn biện pháp tháo gỡ với phương châm gỡ dần từng bước một, làm đến đâu chắc đến đó, giải toả dần dần những bức xúc của nhân dân.Nhân dân cũng cần bình tĩnh, ủng hộ và cộng tác với chính quyền để bảo đảm mọi việc diễn ra theo đúng trình tự của pháp luật.
 Lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của cử tri, đoàn ĐBQH Hà Nội đã tiếp thu toàn bộ những kiến nghị, đề xuất để phản ánh lên kỳ họp thứ 6, QH khoá XIII và với trách nhiệm của mình, bỏ phiếu thông qua Luật Đất đai cùng 10 đạo luật quan trọng khác./.

                  Minh Thuý

Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020