Sáng
ngày 12/11/2015, tại hội trường cơ quan Uỷ ban MTTQ TP, Ban Thường trực Ủy ban
MTTQ TP tổ chức hội nghị góp ý kiến phản biện xã hội vào dự thảo đề án Quy hoạch
tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu
nạn cứu hộ (CNCH) TP Hà nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tham
dự hội nghị các đồng chí: Nguyễn Xuân Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban
MTTQ TP; Bùi Anh Tuấn-Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP: Lê Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc
Sở Cánh sát PCCC; các đồng chí trong Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ TP; Ban Chủ
nhiệm các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ TP; đại diện lãnh đạo một số đoàn thể
chính trị - xã hội, sở, ngành TP; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các quận,
huyện, thị xã và các chuyên gia, các nhà khoa học…
Trong
thời gian qua, công tác PCCC, CHCN trên địa bàn TP đã đạt được những kết quả
quan trọng, đã tập trung thực hiện những giải pháp ngăn chặn cháy lớn; công tác
tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ đã được cấp ủy, chính quyền các cấp và người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi lực lượng này còn yếu
và hoạt động kém hiệu quả; việc đầu tư cho công tác PCCC nói chung, lực lượng
PCCC nói riêng, nhất là lực lượng cảnh sát PCCC và CHCN chưa đáp ứng được yêu cầu
của nhiệm vụ trong tình hình mới. Mạng lưới của lực lượng cảnh sát PCCC và CHCN
hiện tại của TP chưa đáp ứng được yêu cầu do một đơn vị còn phụ trách nhiều quận,
huyện, thị xã nên cự ly đến nhiều nới xảy ra các vụ cháy xã không đảm bảo tính
kịp thời trong việc chữa cháy. Hệ thống cấp nước chữa cháy còn thiếu; kinh phí
đầu tư cho thực tập các phương án chữa cháy, CHCN lớn có nhiều lực lượng tham
gia không có trong nguồn kinh phí thường xuyên. Điều kiện, cơ sở vật chất phục
vụ cho huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy của các đơn vị còn thiếu.
Các chuyên gia, nhà khoa học
khảo sát thực trạng hoạt động PCCC tại Phòng Cảnh sát PCCC số 11, huyện Gia
Lâm, Hà Nội ngày 11/11/2015
Hội
nghị đã được nghe 9 ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học và quản
lý…Đa số các đại biểu đều nhất trí cho rằng việc xây dựng đề án là rất cần thiết,
bởi thời gian gần đây, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại về người và tài
sản, gây dự luận bất an, lo lắng trong nhân dân; đặc biệt là tại các khu đô thị,
khu trung cư cao tầng. Các đại biểu cũng tập trung trao
đổi, thảo luận và phân tích vào các nội dung như: Sự phù hợp của dự thảo
đề án đối với chiến lược và quy hoạch phát triển chung của lực lượng cảnh sát
PCCC trên toàn quốc, của Thủ đô Hà Nội, các văn bản quy phạm pháp luật; tính khoa học, khách quan, toàn diện, tính kế thừa
và tính khả thi của đề án; sự phù hợp của định hướng quy hoạch trong dự thảo đề
án đối với quy mô, cơ cấu và quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư; việc
đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng giao
thông, công nghiệp và đô thị của đề án trên cơ sở cân đối quỹ đất, đáp ứng xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ,
công nghệ cao, mặt bằng sản xuất kinh doanh để thực hiện CNH, HĐH Thủ đô
Hà Nội…Qua đó, đáp ứng yêu cầu quy mô hợp lý và phát triển về an sinh xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng, đồng thời thích ứng
với sự biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Ngoài ra, cơ cấu phân bố, tiến
độ xây dựng mạng lưới các phòng khu vực, các đội địa bàn cơ sở, cơ cấu đầu tư
cơ sở doanh trại, trang thiết bị, trên cơ sở vừa xây dựng lực lượng vừa
đảm bảo PCCC và CHCN đã hợp lý hay không;
sự đồng thuận của nhân dân Thủ đô trong
triển khai thực hiện đề án…cũng được các đại biểu tham dự hội nghị quan tâm.
Đ/c Nguyễn Xuân Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân
Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP cảm ơn và tiếp thu toàn bộ ý kiến
phản biện của các đại biểu. Đồng chí đề nghị Ban Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban
MTTQ TP tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến phản biện của các đại
biểu, chuyển đến Sở Cảnh sát PCCC TP và UBND TP nghiên cứu, tiếp thu./.
Từ Ngọc Lâm