Bầu cử: Nhiều xã đứng trước nguy cơ thừa Phó Chủ tịch UBND (Báo ĐĐK)

25/03/2016 - 09:48 AM

Báo cáo với Đoàn giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam, ông Đặng Thanh Giang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình cho hay: Một trong những vướng mắc của địa phương hiện nay là cả tỉnh hiện có 61/147 xã loại 2 đã bố trí 2 Phó Chủ tịch UBND xã sau đại hội Đảng. Trong khi, theo luật thì xã loại 2 chỉ được bố trí 1 Phó Chủ tịch.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim
phát biểu tại buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim dẫn đầu đoàn công tác của Mặt trận Trung ương thực hiện giám sát công tác tổ chức bầu cử tại tỉnh Thái Bình hôm nay, 24/3…

Trong buổi sáng ông Vũ Trọng Kim cùng đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử huyện Đông Hưng, tìm hiểu công tác chuẩn bị bầu cử của huyện cũng như của thị trấn Đông Hưng và xã Đông La. Chiều cùng ngày đoàn có buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình… 

Báo cáo với đoàn, Ủy ban Bầu cử các địa phương nói trên và Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình cho biết: Đến nay toàn tỉnh đã hoàn tất nhiều khâu, nhiều bước quan trọng trong công tác bầu cử, trong đó đã hoàn tất 2 vòng hiệp thương; đang triển khai việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người dự kiến được giới thiệu ứng cử cũng như hiệp thương vòng ba. 

Số người dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, HĐND ba cấp (trên 14.000 người) đều đảm bảo về cơ cấu, thành phần và số dư theo quy định. Tỉnh cũng đã và đang tích cực thực hiện công tác tuyên truyền cũng như đảm bảo bảo ANTT trong bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các ứng cử viên…

Tuy chưa được cấp đủ kinh phí nhưng Thái Bình cũng đã chủ động ứng trước ngân sách phục vụ nhiệm vụ chính trị quan trọng này…

Ông Nguyễn Hồng Diên: “Hệ thống chính trị ở Thái Bình
​ sẽ thực hiện tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn…”. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử tỉnh Nguyễn Hồng Diên khẳng định với đoàn giám sát: “Hệ thống chính trị ở Thái Bình sẽ thực hiện tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn…”.

Từ thực tế của địa phương, tỉnh Thái Bình kiến nghị Trung ương sớm cấp kinh phí phục vụ công tác tổ chức bầu cử cũng như sớm có quy định chế độ báo cáo, tổng hợp kết quả kết quả bầu cử; hướng dẫn tỷ lệ phiếu tín nhiệm của cư tri là bao nhiêu thì được xác định là tín nhiệm thấp?.

Theo ông Đặng Thanh Giang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình: Một trong những vướng mắc của địa phương hiện nay là cả tỉnh hiện có 61/147 xã loại 2 đã bố trí 2 Phó Chủ tịch UBND xã sau đại hội Đảng. Trong khi, theo luật thì xã loại 2 chỉ được bố trí 1 Phó Chủ tịch. Từ đó, thay mặt địa phương, ông Giang kiến nghị Trung ương cho giữ nguyên (2 Phó Chủ tịch UBND) đến hết nhiệm kỳ 2016-2021, trong nhiệm kỳ nếu có biến động hoặc cán bộ nghỉ hưu thì thôi không bổ sung.  “Việc sắp xếp các Phó Chủ tịch dôi dư này hiện rất khó khăn”, ông Giang nêu lý do.  

Từ “băn khoăn” luật và các văn bản chưa quy định trong ngày bầu cử những cử tri thuộc diện đang bị tạm giam, tạm giữ được bầu cử ở đâu, trong khi những người này bị hạn chế quyền đi lại, đại diện Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình đề xuất với Trung ương giải pháp: Những cử tri này được thực hiện quyền bỏ phiếu của mình bằng hòm phiếu phụ…

Theo chức năng, nhiệm vụ và bằng kinh nghiệm thực tế, các thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Trung ương đã góp ý, tư vấn cho tỉnh Thái Bình một số vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tổ chức bầu cử. 

Các thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Trung ương góp ý,
tư vấn cho tỉnh Thái Bình một số vấn đề liên quan đến công tác bầu cử. 

Phát biểu cuối ngày giám sát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm cũng như kết quả bước đầu công tác chuẩn bị bầu cử của hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Bình. Theo đó, các khâu chuẩn bị đều đảm bảo dân chủ, đúng luật, chặt chẽ, cụ thể…

Các thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Trung ương góp ý,
tư vấn cho tỉnh Thái Bình một số vấn đề liên quan đến công tác bầu cử.
 

Liên quan đến việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người đã được dự kiến giới thiệu ứng cử, ông Vũ Trọng Kim đề nghị tỉnh phải trú trọng tuyên truyền để cử tri tham gia hoạt động này đảm bảo đủ số lượng theo quy định, hướng dẫn. “Mặt trận cơ sở không được “bầu cử trước”. Tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người trong danh sách dự kiến được giới thiệu ứng cử cao hay thấp không có ý nghĩa nào khác ngoài việc là cơ sở, căn cứ để tiến hành hiệp thương vòng ba”, ông Kim lưu ý.     

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký đề nghị tỉnh Thái Bình phải chú trọng việc nắm chắc tình hình cử tri, việc lập và niêm yết danh sách cử tri, theo hướng mọi công dân có đủ điều kiện đều được thực hiện quyền bỏ phiếu của mình. 

Các thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Trung ương góp ý,
tư vấn cho tỉnh Thái Bình một số vấn đề liên quan đến công tác bầu cử. 

Ông cũng lưu ý tỉnh phải lựa chọn được những người đảm bảo các năng lực cần thiết để tham gia các tổ bầu cử, đi liền với đó phải làm tốt công tác tập huấn. Đặc biệt, phải đảm bảo tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự nói chung, khu vực bỏ phiếu nói riêng. 

“Trên thực tế ở nhiều nơi đã diễn ra những chuyện mất an ninh tại khu vực bỏ phiếu trong ngày bầu cử”, ông Kim cảnh báo.

Các tin tức khác
Danh mục tin tức liên quan
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020