Triển khai bài bản
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Ban chỉ đạo đề án
Thành phố do MTTQ làm nòng cốt đã phân công các tổ chức thành viên có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn ngành dọc của phường, xã điểm, đồng thời
chủ trì xây dựng các mô hình điểm tại 11 đơn vị để rút kinh nghiệm gồm:
Phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); phường Nguyễn Trung Trực (quận
Ba Đình); xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (3 xã làm điểm cấp trung ương).
Ngoài ra còn có phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); xã Đặng Xá (huyện
Gia Lâm); xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn); xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên);
xã Thụy An (huyện Ba Vì); phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây); xã Ngọc
Liệp (huyện Quốc Oai); xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa (làm điểm cấp thành
phố). Bên cạnh đó, các thành viên của ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ
rất cụ thể như, Hội Nông dân Thành phố theo dõi và xây dựng mô hình câu
lạc bộ “Pháp luật trong nông thôn” tại xã Phù Linh, xã Phương Tú. Thành
đoàn Hà Nội theo dõi và xây dựng mô hình câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp
luật” ở phường Hoàng Văn Thụ, xã Thụy An. Thành hội Phụ nữ theo dõi, xây
dựng và củng cố câu lạc bộ “Phụ nữ và pháp luật” ở xã Đặng Xá, xã Khai
Thái. Hội CCB theo dõi và xây dựng mô hình câu lạc bộ “Cựu chiến binh
vận động nhân dân chấp hành pháp luật” ở xã Tân Triều, xã Ngọc Liệp...
Ban điều hành Đề án phối hợp với Hội đồng phổ biến
giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp Thành phố biờn soạn, cung cấp tài liệu,
tập huấn nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến
thành viên các nhóm nòng cốt ở cộng đồng dân cư, tổ hoà giải, Ban công
tác Mặt trận và Câu lạc bộ pháp luật ở một số địa bàn trọng điểm. Các
tài liệu cung cấp cho cho các phường bao gồm: Bộ Luật dân sự, Luật hôn
nhân gia đình, Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống
tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở... Năm 2007 phối hợp với Sở Tư Pháp biên soạn tập
tài liệu hỏi - đáp về Luật Xây dựng, Luật Cư trú, Luật đất đai, Luật
phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, Bộ luật dân sự và Pháp
lệnh quy chế dân chủ ở cơ sở; Năm 2008, biên soạn tập tài liệu hỏi đáp
với nội dung: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình,
Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật MTTQ Việt Nam, Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Quyết định số
80/2005/QĐ-TTg về quy chế giám sát đầu tư cộng đồng. Năm 2009, biên tập
và phát hành 6000 cuốn tài liệu tuyên truyền một số nội dung cơ bản về
Dân chủ cơ sở, thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng phát hành
đến các quận, huyện, phường, xã và khu dân cư. Biên tập và phát hành 3
tập sách về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh và các loại tờ rơi
tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn minh đô thị hướng tới kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hiệu quả trông thấy
Tại phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) sau hơn 3
năm triển khai đề án, vừa làm vừa rút kinh nghiệm đã đạt được kết quả
đáng ghi nhận. Toàn phường có 175 tuyên truyền viên thuộc 10 nhóm nòng
cốt hoạt động trên địa bàn 10 khu dân cư. Phường đã phát hành 04 tập tài
liệu với tổng số 3000 trang tuyên truyền pháp luật, phối hợp với các tổ
hoà giải tổ chức hoà giải thành công 50 vụ mâu thuẫn. Các CLB văn hoá
trẻ, tiền hôn nhân, phụ nữ không sinh con thứ ba, cựu quân nhân, B93,
CLB thơ ca... đều lồng ghép đưa nội dung tuyên truyền pháp luật vào sinh
hoạt. Hoạt động tuyên truyền vận động thực hiện pháp luật của các nhóm
nòng cốt đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của người dân. Trên cơ sở rút kinh nghiệm làm điểm tại phường
Thanh Nhàn, qận Hai Bà Trưng đã triển khai tại 19 khu dân cư thuộc 19
phường còn lại (trong năm 2009) và năm nay triển khai giai đoạn II nhân
rộng tại 220 khu dân cư trong toàn quận.
Cùng với phường Thanh Nhàn, các phường, xã điểm đã
thành lập Ban Tư vấn, nhóm nòng cốt để tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật. Ban CTMT mỗi thôn, làng, khu dân cư tại đơn vị làm điểm đã
chủ trì thành lập một nhóm nòng cốt cử trưởng nhóm và phó trưởng nhóm,
Ủy ban MTTQ cấp xã hướng dẫn và công nhận các “nhóm nòng cốt”. Đến nay
đã có tổng số 91 nhóm nòng cốt với 664 thành viên, gồm đại diện của các
chi hội đoàn thể, những người am hiểu về phát luật và có uy tín trong
cộng đồng dân cư, có năng lực tuyên truyền phổ biến và vận động nhân dân
chấp hành pháp luật.
Từ năm 2005 đến nay, toàn bộ nội dung chương trình Đề
án 02-212 của Trung ương và Thành phố tập huấn về tổ chức và hoạt động
của “nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ phápluật” đến cán bộ cơ sở, thành viên
Ban Điều hành Đề án, Ban CTMT khu dân cư. Các đơn vị đã tổ chức các buổi
nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền qua
loa đài truyền thanh, pano, áp phích, tờ rơi; tuyên truyền vận động theo
nhóm và hộ cá biệt, nhất là trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng,
góp phần thực hiện thành công các dự án bảo đảm tiến độ ổn định an ninh
trật tự ở địa phương.
Hàng năm, căn cứ định hướng của phường, xã, tình hình
chấp hành pháp luật ở khu dân cư, năng lực và điều kiện thực tế, trưởng
“nhóm nòng cốt” lập kế hoạch phối hợp với các đoàn thể, khu dân cư, Ban
Thanh tra nhân dân, Hội đồng tư vấn giáo dục pháp luật tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; Hầu hết
các nhòm nòng cốt đã lựa chọn nội dung tuyên truyền tập trung vào những
vấn đề mà khu dân cư thường xảy ra vi phạm, những lĩnh vực mà nội dung
pháp luật còn nhiều người dân chưa hiểu, chưa đồng tình, còn băn khoăn,
thắc mắc với phương pháp hoạt động linh hoạt như thu thập thông tin từ
người dân, lồng ghép với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiêu biểu là các nhóm nòng cốt
của các phường, xã: Thanh Nhàn, Tân Triều, Khai Thái, Nguyễn Trung
Trực, Ngọc Liệp.
Trong quá trình thực hiện các đơn vị đã có cách tiến
hành linh hoạt như: Lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương để
tuyền truyền Luật, mời các đồng chí cán bộ công chức đang công tác ở cơ
quan bảo vệ pháp luật tham gia tư vấn pháp luật cho Ban chỉ đạo của
phường, tổ chức các hội nghị tư vấn pháp luật tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật chung cho toàn phường. Đưa các vụ xử án lưu động về địa
bàn phường (kể cả các vụ vi phạm đối tượng không phải là người địa
phương). Qua đó để nhân dân có dịp tìm hiểu thêm về pháp luật và cũng là
biện pháp răn đe các đối tượng vi phạm pháp luật. Các nhóm còn phối
hợp tuyên truyền pháp luật thông qua tổ dân phố, cảnh sát khu vực, tổ
hòa giải vận động các dòng họ làm công tác tuyên truyền về việc chấp
hành pháp luật của các thành viên trong dòng họ... Tiêu biểu là các đơn
vị phường Hoàng Văn Thụ, xã Đặng Xá, phường Xuân Khanh, xã Thụy An, xã
Phương Tú, xã Phù Linh.
Hầu hết các đơn vị đều quan tâm đến xây dựng tủ sách,
ngăn sách pháp luật. Một số đơn vị đã vận động các cơ quan, cá nhân
tham gia ủng hộ, quyên góp xây dựng tủ sách pháp luật như: phường Nguyễn
Trung Trực, xã Tân Triều... có nơi đang tập trung xây dựng túi sách
pháp luật để phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở cộng
đồng dân cư như phường Hoàng Văn Thụ. Các huyện Hoài Đức, Thường Tín mặc
dù không được Thành phố chỉ đạo làm điểm, song nhận được sự quan tâm
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên sớm có kế hoạch chỉ
đạo thành lập Ban điều hành và nhóm nòng cốt ở các xã phân công nhiệm vụ
của các thành viên Ban điều hành; tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc cơ sở tổ chức triển khai, thực hiện.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng, hoạt động của Ban
điều hành Đề án 02-212 các cấp đó tạo sự chuyển biến nhận thức của cán
bộ, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư. Mặt trận Tổ
quốc các đơn vị làm điểm đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm chủ động tham
mưu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, hội đồng tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật, các ngành liên quan, các đoàn thể triển khai đồng bộ
gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư” tạo nên sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền, vận động chấp
hành pháp luật đến từng người dân. Thông qua đó từng bước hạn chế vi
phạm pháp luật, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, an ninh quốc phòng ở địa phương. Đây chính là cơ sở để
MTTQ TP Hà Nội chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn thành phố trong thời
gian tới.
Lê Hoàn