Sáng 27/7, Ban chấp hành TW Đảng, Chủ tịch nước, Quốc
hội, Chính phủ, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội đã long trọng tổ
chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Tham
dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả
Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên
Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Bí thư Thành ủy Hà Nội
Hoàng Trung Hải; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng
chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể
Trung ương và đại diện một số địa phương; các vị lão thành cách mạng, các Mẹ Việt
Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, gia đình
chính sách và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc
diễn văn tại lễ kỷ niệm
Đọc
diễn văn tại lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới tất cả các đồng
chí lão thành cách mạnh, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công trong cả
nước lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cả dân
tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, cương quyết bảo vệ độc lập tự do, sự toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Qua những cuộc chiến tranh, hàng triệu người con ưu tú của
dân tộc đã ngã xuống. Máu đào của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc,
máu đào đã nở hoa cho đất nước ngày hôm nay. Các anh hùng liệt sỹ đã làm rạng rỡ
dân tộc, vẻ vang giống nòi, họ chiến đấu hi sinh để đất nước được độc lập, dân
tộc mãi mãi trường tồn. Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi ơn những sự hi sinh,
cống hiến to lớn đó.
Tổng
Bí thư nhắc lại, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý việc
chăm lo người có công và thân nhân của họ. Khi đất nước mới được độc lập, người
đã ra sắc lệnh nhận con em những anh hùng liệt sỹ làm con nuôi. Trong giai
đoạn cuộc kháng chiến đang gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu
chọn một ngày để làm ngày kỷ niệm. Theo đó, tại Đại Từ, Thái Nguyên, ngày
27/7/1947 đã được chọn để ghi dấu hoạt động tri ân, chăm lo với những người có
công với cách mạng và gia đình họ.Từ đó, ngày 27/7 hàng năm trở thành ngày kỷ
niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương
binh, bệnh binh, gia đình chính sách.
Tổng Bí thư cho biết, đến nay, hơn 9 triệu người có công, bao gồm cán bộ tiền
cách mạng, cán bộ cách mạng, các thương bệnh binh, các mẹ Việt Nam anh hùng,…
đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, từ chăm sóc sức khỏe, ưu
tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở…Nhà nước cũng tập trung nguồn lực để
tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sỹ, chăm lo, tu chỉnh các nghĩa trang và tạo
điều kiện để thân nhân các liệt sỹ tới nghĩa trang thăm nom phần mộ của con em
mình.
Những
việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình đó nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội,
trở thành phong trào quần chúng sâu rộngkhơi dậy và bồi đắp
những giá trị nhân văn sâu sắc. Cùng với đó, nhiều thương binh đã vươn lên
để làm kinh tế, xây dựng gia đình bền vững, sung túc, hỗ trợ đồng đội và tiếp tục
đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tổng Bí thư nhiệt liệt chúc
mừng những kết quả, thành tích các thương binh, gia đình liệt sỹ đã làm được để
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, của cả đất nước hôm nay.
Đoàn
đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tại lễ kỷ niệm
Trong
thời gian tới, Tổng Bí thư lưu ý, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội cần
tiếp tục công việc, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Chỉ thị của Ban Bí thư về
tăng cường sự lãnh đọa của Đảng trong thực hiện chính sách với người có
công. Đây là yếu tố để đảm bảo công bằng xã hôi, thể hiện bản chất tốt đẹp
của Đảng và chế độ, củng cố niềm tin của người dân với nhà nước. Tổng
Bí thư lưu ý, cần đưa việc này thành hành động thường xuyên trong mọi
mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung chăm
lo những gia đình có điều kiện khó khăn, không để gia đình nào rơi vào diện hộ
nghèo. Phấn đấu đến 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao
hơn mặt bằng chung nơi cư trú.
Về
nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ, Tổng Bí
thư yêu cầu tập trung hết mức để xoa dịu nỗi đau của mỗi gia đình vẫn chưa tìm
được con em. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức
của những cán bộ làm công tác chăm lo, thực hiện chính sách với người có
công. Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư kêu gọi toàn bộ đồng
bào, đồng chí làm tốt hơn nữa chính sách chăm lo cho người có công, coi đây vừa
là đạo lý, vừa là bổn phận trách nhiệm, thể hiện bản chất tốt đẹp của mỗi người
Việt Nam.
Linh Vy