Chiều 7/12, Thường trực Uỷ ban MTTQ huyện Gia Lâm tổ
chức hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội,
quốc phòng- an ninh năm 2016.
Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung- UVTV
Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban
MTTQ huyện, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, Ban Tư vấn pháp
luật, Ban Tư vấn kinh tế- văn hóa xã hội và Chủ tịch Ủy ban MTTQ các xã, thị
trấn.
Đ/c Nguyễn Nguyễn Thị Kim Dung- UVTV, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ
huyện phát b iểu kết luận hội nghị
Với ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm cao vì sự
phát triển bền vững trên địa bàn huyện thời gian tới, tại hội nghị đã có 12 ý
kiến phát biểu trực tiếp và 16 ý kiến bằng văn bản. Hầu hết các ý kiến đều đồng
tình với kết cấu và nội dung dự thảo. Các lĩnh vực được các đại biểu quan tâm
đóng góp nhiều ý kiến là lĩnh vực phát triển kinh tế, quản lý đất đai, xây dựng
nông thôn mới, giải quyết đơn thư, công tác quân sự. Nhiều ý kiến cho rằng việc
đánh giá về diện tích gieo trồng và năng xuất lúa bình quân năm 2015 của huyện
cao hơn thực tế, cần xem xét lại. Cần có số liệu cụ thể và đánh giá về thực
trạng để đất hoang hóa, về tính hiệu quả các mô hình kinh tế được huyện hỗ trợ
để có định hướng chỉ đạo và đầu tư phù
hợp cho năm 2016. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tuy đạt kế hoạch
TP giao song tiến độ quá chậm và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế nhưng phần đánh
giá về trách nhiệm lại chung chung, chưa có giải pháp cụ thể cho năm 2016. Số
liệu về giảm nghèo là chưa có cơ sở vì tại thời điểm này, các xã, thị trấn chưa
xét duyệt hộ nghèo năm 2015. Việc thực hiện chính sách người có công và chính
sách xã hội cũng cần rõ ràng, cụ thể với từng đối tượng. Nhiều ý kiến đặt câu
hỏi việc chi ngân sách năm 2015 giảm là tốt nhưng thực tế là tiết kiệm chi hay
là cắt giảm chi tùy tiện vì với nguồn kinh phí được cấp thực tế năm 2015 là quá
thấp không đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động thường xuyên của các Hội, đoàn thể
nên cần có sự điều chỉnh để phân bổ ngân sách chi công bằng, hợp lý trong năm
2016. Đánh giá về chất lượng công tác tuyển quân trong dự thảo cũng chưa chuẩn
xác, cần điều chỉnh. Tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2015 đạt 93%; tỷ lệ thôn, làng văn
hóa đạt 88,2%, tổ dân phố văn hóa đạt 92,3% là quá cao so với thực tế; nhiều
chỉ tiêu năm 2016 đề ra chưa sát với yêu cầu thực tế. Điển hình là kế hoạch cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lần đầu 750 giấy, tỷ lệ hộ dân được dùng
nước sạch đạt trên 60% là quá thấp so với nguyện vọng của nhân dân…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung-
UVTV, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện đã
ghi nhận và đánh giá cao ý kiến phản biện thẳng thắn, thể hiện tinh thần xây
dựng và trách nhiệm cao của các đại biểu; đồng thời hứa sẽ tập hợp đầy đủ các ý
kiến đóng góp thành văn bản chuyển về UBND huyện xem xét, nghiên cứu, điều
chỉnh để dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm
2016 đảm bảo tính khả thi./.
Minh Liễu - Ủy ban MTTQ huyện Gia Lâm