Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với
rất nhiều đình chùa cổ kính. Toàn huyện hiện có 122 di tích văn hóa, lịch sử và
di tích cách mạng. Hàng năm, Thanh Oai có hơn
60 lễ hội truyền thống được tổ chức, trong đó có nhiều
lễ hội lớn như lễ hội Bình Đà của xã Bình Minh, lễ hội chùa Bối Khê ở xã Tam
Hưng, ...
Với mục tiêu nhằm đánh giá công tác chỉ
đạo, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống năm 2017 trên địa bàn toàn huyện để
kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế, vướng mắc để đề ra những giải pháp nhằm
đưa hoạt động tổ chức lễ hội đi vào nề nếp, đảm bảo theo đúng quy định. Qua khảo
sát cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Oai có 66 lễ hội truyền thống,
trong đó có 1 lễ hội do cấp huyện tổ chức (lễ hội Bình Đà xã Bình Minh); 4 lễ hội
do cấp xã tổ chức gồm: Lễ hội chùa Bối Khê xã Tam Hưng, lễ hội làng Chuông xã
Phương Trung, Lễ hội chùa 4 thôn xã Tam Hưng và xã Bình Minh, lễ hội chùa Sổ xã
Tân Ước. Còn lại là 61 lễ hội cấp thôn tổ chức dưới sự quản lý trực tiếp của UBND các xã. Các lẽ hội đều được
tổ chức tập trung vào thời điểm đầu năm.
Nhìn chung trong mùa lễ hội 2017 vừa qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội
trên địa bàn đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo nên việc tổ chức lễ hội ở các địa phương đi vào nề nếp, đảm bảo
đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục, gìn giữ được các
giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ, nâng
cao đời sống văn hoá tinh thần trong nhân dân, bảo tồn phát huy các giá trị di
sản văn hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và du lịch trên địa bàn huyện
phát triển. Việc tổ chức lễ hội đảm bảo văn minh, tiết kiệm,
trang trọng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa
phương, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng tự
hào dân tộc và tinh thần yêu nước. Không
để xảy ra các hoạt động mê tín, dị đoan, các hủ tục, lạc hậu…Đảm bảo an ninh,
trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trước, trong
và sau lễ hội.
Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội đạt hiệu
quả, huyện Thanh Oai đã khắc phục những hạn chế, khó khăn đề ra nhiều giải pháp
phù hợp đó là làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức
các hoạt động lễ hội vừa đảm bảo được tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ
gìn được những giá trị tốt đẹp, thiêng liêng của lễ hội, đồng thời tránh được
những biểu hiện của mê tín dị đoan,... đảm bảo không khí vui tươi, trang trọng,
lành mạnh, tiết kiệm và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh phô trương, hình
thức, khuyến khích các trò chơi dân gian, truyền thống, tăng cường các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao quần chúng..., huyện Thanh Oai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành
kiểm tra tại các lễ hội, các điểm di tích, công tác kiểm tra được tập trung vào
quản lý tổ chức, khai phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông. Phát huy được vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các
ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc. Lễ hội của các thôn, làng định kỳ đều được báo cáo cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện theo đúng quy định về tổ
chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo lễ hội diễn ra thiết
thực, lành mạnh, có ý nghĩa.
Uỷ ban
MTTQ huyện Thanh Oai