Tại Hội nghị, bà Đặng Huyền Thái, Phó Chủ tịch UB
MTTQ TP, Trưởng Ban điều hành Đề án 02-212 cho biết, thời gian qua, Ban
điều hành đề án các cấp đã tạo sự
chuyển biến nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng, ý
nghĩa của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng
đồng dân cư. MTTQ các đơn vị làm điểm đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm,
chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, hội đồng tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Các ngành liên quan, các đoàn thể
triển khai đồng bộ gắn nội dung Đề án với cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tạo sức mạnh tổng hợp để
tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật đến từng người dân.
Từ kết quả thực hiện của 11 đơn vị phường, xã được chọn thí điểm
triển khai Đề án cho thấy, đã hình thành nhiều mô hình mới, hàng chục
câu lạc bộ pháp luật phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, để tuyên
truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Bằng nhiều phương thức
khác nhau như xây dựng tủ sách pháp luật, tuyên truyền miệng, sân khấu
hóa, tọa đàm, hội thảo... 91 nhóm nòng cốt với 664 thành viên thực hiện
Đề án đã “đưa” pháp luật đến với người dân mang lại kết quả khả quan,
góp phần từng bước hạn chế vi phạm pháp luật, tăng cường thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Tại
Hội nghị, các đại biểu thống nhất đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục
thực hiện Đề án trong thời gian tới, trong đó chủ trương xây dựng nhiều
tủ sách pháp luật; bồi dưỡng kỹ năng, cung cấp tài liệu cho các nhóm
nòng cốt; xây dựng nhiều mô hình điểm, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
nhận thức về chấp hành pháp luật cho nhân dân vùng sâu vùng xa và địa
bàn dân cư có nhiều bức xúc, đồng thời nhân rộng mô hình điểm trên diện
rộng./.
Ảnh trên: KHen thưởng các tập thể có thành tích trong thực hiện Đề án 02-212
Ảnh dưới: Ông Lê Truyền-nguyên Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Linh Nhi