Phù Đổng là một xã nằm ở phía bắc của huyện Gia Lâm,
diện tích tự nhiên có 1.165.5 ha, toàn xã có 3.436 hộ gia đình với
13.417 nhân khẩu sinh sống tại 6 thôn, đời sống kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần,
tình hình nhân dân luôn ổn định, việc chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, địa phương được thực hiện nghiêm chỉnh; Đảng ủy,
Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức thành viên nhiều năm được
công nhận là cơ sở trong sạch vững mạnh. Trong quá trình hoạt động, Mặt
trận đã thể hiện được vai trò là cơ sở chính trị vững chắc của chính
quyền, là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tập
hợp khối đại đoàn kết toàn dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
người dân, nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các tổ chức
thành viên; công tác phối hợp giữa Mặt trận với Chính quyền và các tổ
chức thành viên được tổ chức thực hiện thông qua chương trình hàng năm
tạo thành sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, do vậy mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa
phương đều được thực hiện và đạt kết quả thiết thực.
Với trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.
Trong những năm qua, thông qua nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi
đua yêu nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã lựa chọn và
giới thiệu cho Đảng kết nạp được 178 đảng viên, tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm đối với cán bộ chủ chốt giúp cho cấp ủy đảng bồi dưỡng, quản lý và
nâng cao trình độ cán bộ, là cơ sở đề bạt, bổ nhiệm, miễm nhiệm các
chức danh cán bộ ở địa phương. Tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, tổ chức tốt các hội nghị
tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của cử tri từ đó phản ánh đến các cấp có thẩm quyền xem xét
giải quyết; thực hiện có hiệu quả pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Từ năm 2000 đến nay,
MTTQ xã đã tổ chức 71 hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn và xã đạt được
sự thống nhất cao trong dân với nội dung chính bàn việc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư; Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư
ở cộng đồng đã được tổ chức thực hiện theo quyết định 80 của Chính phủ,
quá trình hoạt động đã phát huy được vai trò trách nhiệm của mình kịp
thời phản ánh đến Thường trực Mặt trận và chính quyền địa phương giải
quyết các mâu thuẫn và những vi phạm trên địa bàn. Trong quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, chính quyền đã cùng với MTTQ cùng bàn những
biện pháp giải quyết kịp thời, đây là điều kiện tốt nhất chăm lo và bảo
vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Hàng năm, MTTQ và HĐND, UBND xã xây
dựng chương trình phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ chung; chính
quyền địa phương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật
chất để MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư ở cộng đồng
triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trên cơ sở nghiêm túc thực hiện Hiến pháp năm 1992, MTTQ và Chính quyền
đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tình hình kinh tế, chính trị ở địa phương
luôn ổn định và phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên,
an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội được giữ vững, để có được
những kết quả đó, phải có sự nỗ lực cố gắng của cán bộ Mặt trận các cấp
và sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Sau 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, đồng thời rút ra một số kinh nghiêm:
Coi việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước và
nhiệm vụ chính trị của địa phương là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt; Phát
huy dân chủ, chăm lo giải quyết những vấn đề dân sinh, kết hợp hài hòa
các lợi ích là động lực thúc đẩy các phong trào, các cuộc vận động trong
nhân dân; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa MTTQ với chính
quyền, các tổ chức thành viên; MTTQ không ngừng nâng cao tính chủ động,
sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật; chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
Mặt trận các cấp.
Để Hiến pháp và Pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhất là ở cơ sở cấp
xã, thôn, nguyện vọng của nhân dân đề nghị các cấp quan tâm trang bị các
văn bản Hiến pháp, các luật và văn bản pháp quy đến các nhà văn hóa từ
thôn, xóm để đông đảo nhân dân được tiếp cận; công tác phổ biến và giáo
dục pháp luật trong thời gian qua có tác dụng rất tích cực nên cần mở
rộng và tăng cường hơn nữa mô hình hoạt động.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Điệp- Phó chủ tịch
Ủy ban MTTQ Thành phố và đồng chí Nguyễn Văn Lơi- Ủy viên Thường vụ,
trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đề nghị: Trong báo cáo cần đánh giá chung
thực hiện Hiến pháp; nhận định về nhận thức của cán bộ trong hệ thống
chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân về vị
trí, vai trò của Mặt trận trong việc thực hiện các nhiệm vụ của địa
phương; hiệu quả công tác phối hợp giữa MTTQ với chính quyền trong việc
phát triển kinh tế- văn hóa, ổn định đời sống nhân dân, quyền và lợi ích
hợp pháp của nhân dân được đảm bảo. Trong thời gian tới, MTTQ các cấp
tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia ý kiến đóng góp để
Quốc hội nghiên cứu bổ sung sửa đổi Hiến pháp.
Nguyễn Thanh Hải