Xã Ngọc Liệp là 1 trong 5 xã trên tổng số 333 xã,
phường, thị trấn của tỉnh Hà Tây cũ làm điểm theo kế hoạch số 21/KH-MT
ngày 23/5/2008 của Ban thường trực Uỷ ban MTTQ Hà Tây về việc “Chỉ đạo
điểm triển khai thực hiện đề án xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư từ năm 2007-
2010 ( gọi tắt là đề án 02-212 )”.
Để triển khai đạt kết quả kế hoạch của MTTQ huyện tại
xã, Ủy ban MTTQ xã đã ra quyết định thành lập 4 nhóm nòng cốt, với mô
hình có 4 chi bộ nông thôn- 4 ban công tác mặt trận- 4 tổ hòa giải- 4
nhóm nòng cốt ở 4 cụm dân cư trên địa bàn toàn xã do đồng chí bí thư chi
bộ làm trưởng ban và tổ trưởng, nên công tác triển khai tổ chức thực
hiện các chương trình lồng ghép công tác tuyên truyền được thực hiện khá
thuận lợi. Trong quá trình tổ chức thực hiện đề án, MTTQ xã đã thường
xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực MTTQ huyện cùng
Đảng ủy phường, sự phối hợp tạo điều kiện của HĐND- UBND, các tổ chức
thành viên và đặc biệt là sự nhiệt tình trách nhiệm của các đồng chí
trong ban điều hành đề án.
Đại diện các nhóm nòng cốt phát biểu tham luận tại
hội nghị cho thấy: Qua công tác nắm tình hình địa bàn, tình hình an ninh
chính trị tương đối phức tạp, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật hiệu quả còn hạn chế, ý thức người dân chấp hành pháp luật
chưa cao, do vậy công tác tuyên truyền phổ biến GDPL trong cộng đồng rất
quan trọng. Qua 2 năm triển khai thực hiện đề án, bằng các hình thức
tuyên truyên trên hệ thống truyền thanh của xã và thôn, tổ chức hội nghị
học tập chuyên đề 8 buổi với trên 1000 cán bộ đảng viên, hội viên và
nhân dân tham gia; tình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ở
xã Ngọc Liệt đã có nhiều chuyển biến, các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn
xã hội giảm thiểu đáng kể, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động TD
ĐKXD ĐSVH ở khu dân cư.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo xã Ngọc Liệp xác
định: Công tác tuyên truyền là đồng hành với đẩy lùi tệ nạn xã hội, chỉ
có làm tốt công tác phòng ngừa mới giảm thiểu được tệ nạn xã hội; từ
những suy nghĩ đó, lãnh đạo xã đã thực sự quan tâm lãnh đạo và cả hệ
thống chính trị địa phương cùng vào cuộc.
Để tiếp tục triển khai nhân rộng đề án đến các xã,
thị trấn trong huyện, qua rút kinh nghiệm tại đơn vị làm điểm là xã Ngọc
Liệp thì những nội dung sau rất cần sự quan tâm chỉ đạo của MTTQ và
UBND các cấp, đó là: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban MTTQ và UBND
các cấp; lựa chọn cán bộ tham gia ban điều hành và nhóm nòng cốt là
những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có khả năng nắm bắt
tình hình địa bàn dân cư; nội dung và hình thức tuyên truyền đa dạng,
phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền; tăng cường lồng ghép tuyên
truyền với các chương trình hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn
thể; có kế hoạch tập huấn kỹ năng, phương thức tuyên truyền đối với cán
bộ trực tiếp tham gia thực hiện đề án đặc biệt là nhóm nòng cốt;
Với kết quả đã đạt được sau 2 năm thực hiện đề án của
Ủy ban MTTQ xã Ngọc Liệp, đây sẽ là một điểm sáng về việc thực hiện đề
án xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp
luật trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Quốc Oai. Những bài học
kinh nghiệm của MTTQ xã Ngọc Liệp sẽ giúp cho Ủy ban MTTQ huyện Quốc Oai
chỉ đạo tốt công tác triển khai nhân rộng thực hiện đề án II trên địa
bàn 21 xã của huyện.
Ảnh: Đ/c Đỗ Văn Thi- Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Liệp
phát biểu tại hội nghị.
Nguyễn Thanh Hải