Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt

28/11/2023 - 12:06 PM

Với yêu cầu không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động, tạo cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết từ cá nhân, gia đình, khu dân cư đến cấp xã, cấp huyện, Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các cấp đã chủ động sáng tạo, đột phá từ cách làm mới riêng biệt trong thực hiện, phát huy “sức mạnh mềm” từ khối đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và phát triển Thủ đô.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 1
Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 2

Đồng chí Nguyễn Lan Hương-Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên luôn quan tâm vào cuộc, có sự tham gia đông đủ của các tầng lớp nhân dân trong các cộng đồng dân cư. Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước có Kế hoạch liên tịch giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và UBND Thành phố trong triển khai tổ chức Ngày hội. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức Ngày hội một cách thiết thực, hiệu quả. Thông qua các hoạt động Ngày hội đại đoàn kết, công tác quản lý trong từng cộng đồng dân cư, khu phố đi vào nền nếp".

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 3
Các tập thể có thành tích tiêu biểu nhận Bằng khen tại Hội nghị Tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023 (Ảnh Nhân Dân)

Bằng việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động được dựa trên cơ sở Chương trình phối hợp thống nhất, hàng năm Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với UBND Thành phố xây dựng, ký ban hành kế hoạch liên tịch về tổ chức Hội nghị Đại biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí tổ chức cho 579 xã, phường, thị trấn, 30 quận, huyện, thị xã.

“Việc tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân là cách làm mới, sáng tạo, rất riêng của Hà Nội, là hoạt động thường niên được Thành phố triển khai 20 năm qua ở khu dân cư, xã, phường, thị trấn, nhằm phát huy dân chủ của nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đồng thời để các tầng lớp nhân dân ở cơ sở hiến kế, hiến công góp những giải pháp hữu hiệu, thiết thực để xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương mình. Từ đó hàng năm, Hội nghị Đại biểu nhân dân được tổ chức vào quý đầu của năm, đưa ra Nghị quyết thực hiện đến Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện”- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường cho biết.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 4

Từ phía người dân, Hội nghị đại biểu nhân dân được xem như “Hội nghị Diên hồng”. Bởi họ được tham gia với vai trò chủ thể, từ hiến kế, bàn giải pháp đến thống nhất thực hiện. Tại các cấp cơ sở, sau Hội nghị Đại biểu nhân dân đầu năm đưa ra các giải pháp đề xuất, kiến nghị để cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương kịp thời giải quyết, không để trở thành điểm nóng, vấn đề lớn tại địa phương. Từ đó, tạo được sự đồng thuận xã hội, huy động tiềm năng và sự sáng tạo của nhân dân trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ văn hóa, kinh tế, chính trị của địa phương, Thành phố và đẩy mạnh chất lượng hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 5
Hội nghị đại biểu nhân dân được người dân xem như “Hội nghị Diên hồng”, bởi họ được tham gia với vai trò chủ thể, từ hiến kế, bàn giải pháp đến thống nhất thực hiện.

Chỉ tính riêng năm 2023, việc tổ chức Hội nghị Đại biểu nhân dân ở cấp xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội đã có 71.565/81.461 đại biểu tham dự (đạt 89%); thôn/tổ dân phố đã có 697.682 đại biểu tham dự trên tổng số 880.079 đại biểu mời dự (đạt 84%), với 26.425 ý kiến phát biểu tại Hội nghị.

Các ý kiến tập trung nhiều vào việc: Bàn biện pháp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các biện pháp xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, ăn uống dài ngày gây tốn kém, lãng phí; trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các quy tắc ứng xử nơi công cộng...hành vi ứng xử văn hóa, thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tài nguyên khoáng sản (khai thác đất, cát trái phép) trên địa bàn...

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 6

Công tác xây dựng các thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa, đình, chùa, sân vận động, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; bàn biện pháp và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm trường hợp lấn, chiếm lòng, lề đường, vỉa hè gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị; xây dựng khu dân cư  sáng - xanh - sạch - đẹp, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, các tuyến đường, tuyến phố tự quản; tuyên truyền an ninh trật tự, an toàn xã hội và các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội bằng các nội dung đa dạng, phong phú; bàn những việc làm cụ thể nhằm giảm hộ nghèo; đấu tranh, phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội, quản lý, giáo dục người lầm lỗi, tham gia giải quyết những vấn đề, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ dân cư, không để xảy ra điểm nóng, khiếu nại vượt cấp...

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 7

 
Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 8

Phường Thượng Thanh có vị trí là trung tâm hành chính của quận Long Biên (Hà Nội), dân số 8.018 hộ, 27.096 nhân khẩu, toàn Đảng bộ có 30 chi bộ với 1.226 đảng viên và 1.156 đảng viên sinh hoạt theo QĐ 213,  có 17 tổ dân phố và 17 Ban Công tác mặt trận. Hệ thống chính trị trong phường luôn được kiện toàn, củng cố đáp ứng tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của phường.

Những năm qua, kinh tế - xã hội của phường không ngừng phát triển, anh ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Có được kết quả này là nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ của Đảng ủy, UBND phường cũng như MTTQ Việt Nam phường trong triển khai các nhiệm vụ của địa phương. Đặc biệt là công tác vận động nhân dân chung sức đồng lòng trong thực hiện.

Theo ông Nguyễn Viết Thắng, ủy viên Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Thượng Thanh, với đặc thù là phường có tốc đô thị hoá nhanh, hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ hệ thống đường, trường học đã và đang làm thay đổi diện mạo đô thị phường Thượng Thanh; mang lại cho người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống tốt hơn, dịch vụ xã hội được đáp ứng ngày càng đầy đủ, đời sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị ngày càng được nâng cao. Người dân đều nhận thức: Văn minh đô thị là thái độ ứng xử của cộng đồng cư dân đô thị đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; một đô thị có văn minh là nơi đó con người biết bảo vệ, chăm lo môi trường sống, có ý thức cao vì cộng đồng chung, là nơi đó con người ứng xử có văn hoá với nhau, cùng bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 9
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Hành động vì một Long Biên xanh- sạch- đẹp- văn minh” trở thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ trong phường.

“Trong thực tế vấn đề trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng để kinh doanh; rác thải chưa được để đúng chỗ; quảng cáo rao vặt in, dán tuỳ tiện tại một số điểm gây mất mỹ quan… đã và đang diễn gây ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo đô thị của phường. Trên cơ sở đó Phường Thượng Thanh đã  phát huy tinh thần đoàn kết nhân dân thông qua Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò chủ động của các tầng lớp nhân dân cùng tham xây dựng nếp sống văn minh đô thị” – ông Thắng cho biết.

Với cách làm sáng, tạo đổi mới nội dung trong công tác mặt trận, những năm qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Hành động vì một Long Biên xanh- sạch- đẹp- văn minh” trở thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ. Phường Thượng Thanh đã tổ chức tuyên truyền thường xuyên chuyên đề về văn hoá đô thị trên đài truyền thanh, tuyên tryền trực quan; Cổng Thông tin Điện tử của quận, phường, qua các trang Facebook, Zalo.…Các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp của mình để tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân.  

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 10
Phố phường đẹp hơn nhờ mô hình "Ngõ tranh bích họa".

Các tổ dân phố trong phường đăng ký xây dựng tổ dân phố “ Xanh- sạch- đẹp- văn minh” đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị đi vào nề nếp, các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổng vệ sinh vào chiều thứ 6, tổ dân phố duy trì tổ chức ra quân vệ sinh môi trường vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật hằng tuần. Phường đã thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ tình nguyện, tổ dân phố thành lập tổ tình nguyện vệ sinh môi trường với tổ số trên 250 thành viên tích cực tham gia làm sạch, đẹp ngõ phố, khu công cộng trên địa bàn khu dân cư.

“Tại Hội nghị Đại biểu nhân dân tổ dân phố và Phường có 227/ 227 liên gia; 5/5 chi hội đoàn thể; 17/17 TDP đăng ký xây dựng tổ dân phố văn hóa, đăng ký các mô hình dân vận khéo thực hiện chủ đề của quận hằng năm về giải phóng mặt bằng, chăm lo đến người có công hộ nghèo, cận nghèo, đăng ký xây dựng tuyến đường, tuyến phố “ Xanh- sạch- đẹp- văn minh”... Nhiều mô hình dân vận khéo đã được quận ghi nhận như “Tuyến đường, phố tự quản”, “Tuyến đường, phố xanh- sạch đẹp- nở hoa”, “Tổ dân phố xanh, sạch, đẹp, văn minh”; “Tuyến đường tranh tường bích họa”; “Cổng trường an toàn- văn minh; “Góc xanh”; “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy”… Một số mô hình tiêu biểu đã và đang được triển khai áp dụng hiệu quả tại các các mô hình tại tổ dân phố 3, 19, 20, 21, 22, 29 về tuyến ngõ hoa, tuyến đường bích họa, khu sân chơi cho trẻ em, tuyến đường xanh – sạch – đẹp- văn minh; tặng quà gần 600 lượt hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí gần 650 triệu đồng” – ông Thắng cho biết.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 11
Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 12

Năm 2023, tròn 20 năm Hà Nội triển khai thực hiện tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay từ những năm đầu tiên tổ chức Ngày hội đại đoàn kết, Ban Thường trục Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã nhận thức được tầm quan trọng nên chủ động xây dựng hướng dẫn triển khai việc tổ chức Ngày hội đến Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên cấp quận, huyện, thị xã, cơ sở và các khu dân cư trên địa bàn về tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất-Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11) hàng năm.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 13
Lãnh đạo ủy ban MTTQ TP Hà Nội đón nhận lẵng hoa chúc mừng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. 

Năm đầu thực hiện Nghị quyết 04 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, hình thức triển khai việc tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư của thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây chỉ thực hiện phần lễ. Sau khi mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội kết quả tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư có nhiều thay đổi hơn năm 2008, có 4.463/4.537 khu dân cư tổ chức phần lễ (đạt tỷ lệ 98%), có 1529/4.537 khu dân cư tổ chức có phần hội.

Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay kết quả tổ chức Ngày hội đã thay đổi khác biệt cụ thể như: Toàn Thành phố có 4.748 điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (đạt 100 %). Trong đó, có 4.662 khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội; 2.055 khu dân cư tổ chức Bữa cơm đại đoàn kết.

Nội dung tổ chức Ngày hội được Ban Thường trực MTTQ Việt Nam các cấp linh hoạt, bổ sung thêm để phù hợp với nhiệm vụ chính trị của các địa phương đối tượng khen thưởng cũng được đổi mới, số lượng khen thưởng càng ngày càng tăng và cụ thể. Năm 2008, toàn Thành phố có 38.823 hộ gia đình tiêu biểu được khen thưởng trong Ngày hội, đến năm 2022, có 48,670 hộ gia đình và cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, 13.975 tập thể tiêu biểu được khen thưởng trong Ngày hội.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 14
Các đại biểu, lãnh đạo Thành phố, các cấp MTTQ và các ban ngành cũng tham gia, chung vui trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhân dân. 

Theo, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Anh Tuấn, thông qua Ngày hội, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được củng cố về tổ chức; đổi mới nội dung, hình thức nhất là chức năng phối hợp hành động giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên hướng về cơ sở, cộng đồng dân cư. MTTQ Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò liên minh chính trị, từng bước khẳng định vị trí trung tâm, cầu nối giữa hệ thống chính trị với mọi tầng lớp nhân dân.

Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bao trùm các vấn đề trong đời sống nhân dân. Nhiều địa phương đã có sự sáng tạo trong lựa chọn chủ đề thực hiện theo năm của Ngày hội bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 15
 Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sự phấn khởi vui tươi, gắn kết giữa các tầng lớp nhân dân.

Vào các năm chẵn ở từng địa phương, thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn Thủ đô đã tổ chức các hoạt động có quy rất mô lớn và đưa nhiều nội dung thiết thực, có ý nghĩa và sáng tạo vào trong chương trình phần hội của tổ chức Ngày hội như: Tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCCP của các làng nghề; tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Sóc Sơn, hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), hội Chùa Hương (huyện Mỹ  Đức), lễ hội Đống Đa (quận Đống Đa), hội Chùa Thầy (huyện Quốc Oai), hội Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất), hội Chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)…Tổ chức biểu diễn văn nghệ, múa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, Dao của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai .... góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại Hội nghị tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết giai đoạn 2003-2023,đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ khẳng định: "Cả hệ thống chính trị Thành phố quan tâm, coi trọng việc tổ chức Ngày hội, coi đây là kênh quan trọng để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương, Thành phố đến quận, huyện, xã, phường đã trực tiếp xuống dự Ngày hội đại đoàn kết ở các khu dân cư".

Bài 3: Tạo đột phá từ cách làm mới riêng biệt - ảnh 16

“Việc tham dự Ngày hội cũng là dịp để các đồng chí lãnh đạo các cấp, từ Thành phố đến cơ sở được trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cùng sinh hoạt với nhân dân, thể hiện rõ phong cách người cán bộ “gần dân, học dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân”, qua đó, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Đảng với nhân dân, tăng cường vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời cũng là dịp để động viên tinh thần, cổ vũ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, chung sức cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của Thủ đô”- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh.

Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020