Từ các nội dung của cuộc vận động, các Họ giáo đã tuyên truyền để các hộ gia đình nắm chắc cùng nhau triển khai có hiệu quả của cuộc vận động.
Trên mặt trận phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo đã áp dụng hiệu quả
những tiến bộ khoa học sản xuất, chăn nuôi. Đến nay số lượng đàn trâu
bò trong đồng bào là khoảng 800 con,
trong đó chuyên sinh sản là 637 con. Đàn lợn được phát triển với quy mô
lớn với hàng nghìn con, thu nhập từ chăn nuôi lợn hàng trăm triệu đồng
trong năm. Chăn nuôi gà được các hộ phát triển trên 10 vạn con, điển
hình như Họ giáo Yên Khoái xã Thụy An có nhiều hộ có mô hình trang trại
lớn ước tình 2.000m2 chuồng trại, mỗi lứa nuôi hai vạn con và nhiều Họ
khác cũng phát triển chăn nuôi gà như họ Đồi Ong, Tân Trại. Về gieo cấy
các hộ đã đưa vào gieo cấy các giống lúa có chất lượng, năng suất cao
như Khang Dân 18, Khang Dân đột biến đi đôi với việc gieo cấy lúa áp
dụng thâm canh lúa cải tiến. Vì vậy năng suất lúa của hộ đồng bào Công
giáo đạt được từ 180 đến 250 kg/sào/bắc bộ. Bên cạnh việc sản xuất, chăn
nuôi, có 30% số hộ đồng bào Công giáo còn tiến hành mở mang ngành nghề
dịch vụ, làm nghề ngư nghiệp. Trong quá trình lao động, sản xuất đã xuất
hiện nhiều gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi như ông Ngô Tuấn
Quỳnh kinh doanh giỏi ở Họ Quang Húc, xã Đông Quang, ông Chu Quang Sở,
Họ Vật Phụ, xã Vật Lại mở mang ngành nghề dịch vụ, Họ Chu Chàng xã Minh
Châu chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao.Vì vậy đến nay ở
đồng bào Công giáo huyện Ba Vì đã có 85% số hộ giàu đạt khá và giàu.
Trong điểm nổi bật tiếp theo của đồng bào Công giáo xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư là chăm lo đến công tác giáo dục. Hàng năm 100% trẻ
em trong các Họ giáo đến lớp theo đúng độ tuổi. Đến nay gần 100 người
con của các Họ giáo Ba Vì đã có trình độ thạc sỹ và đại học, nhiều em
thi đỗ vào các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Về thực hành
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước các Họ giáo luôn thực hiện tốt
quy chế dân chủ, giữ gìn bản sắc tôn giáo, luôn phát huy truyền thống
yêu nước, lá lành đùm lá rách…Đặc biệt trong nhiều năm qua việc thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, mừng thọ được đồng bào
Công giáo triển khai đến từng hộ gia đình, thực hành tiết kiệm chống
lãng phí. Trong các đám, các gia chủ đều tổ chức phù hợp với hoàn cảnh
của gia đình mình. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kế
hoạch hoá gia đình ở các Họ giáo thực hiện đầy đủ nhất là khám chữa bệnh
miến phí cho trẻ em duới 6 tuổi, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
đều đã làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Có trách nhiệm nuôi con
khỏe, dạy con ngoan. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong các họ giáo
đã đi vào nếp sống người dân.
Từ các thành quả xây dựng làng văn hóa như vậy mà đến nay nhiều họ giáo
là làng văn hóa cấp huyện và tỉnh như Họ giáo ở làng Kiều Mộc (xã Cổ
Đô); Yên Khoái (xã Thụy An). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào
công giáo ngày một tốt hơn, thực hiện tốt phương châm sống “ Tốt đời,
đẹp đạo”.
Lê Hồng Đạt (Đài Truyền Thanh huyện Ba Vì- Hà Nội)