Những hủ tục lạc hậu này đã từng làm cho nhiều gia
đình điêu đứng về kinh tế sau mỗi sự kiện. Đa số người dân đã nhìn thấy
sự bất cập giữa thu nhập của người nông dân với những chi phí vượt xa
với khả năng thanh toán của mình nhưng không ai dám đứng ra đề xướng để
bãi bỏ nó đi, vì còn e ngại điều ra, tiếng vào của một bộ phận dân quê
mà cam chịu bao sự vất vả, nhọc nhằn. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã đã
ra Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện cuộc vận động “Nếp sống
văn hoá trong việc tang”
Nghị quyết ra đời được tuyên tryền sâu rộng trong nhân dân, được nhân
dân bàn bạc, thảo luận thống nhất cao. Đây thực sự là ý Đảng đã hợp với
lòng dân. Bởi vậy, từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân đã quy tụ lại trở
thành những quy ước cụ thể của địa phương trong tang lễ. Từ chỗ mỗi đám
tang phải có hàng trăm mâm trở lên để rồi sau đó tang chủ lo mà còng
lưng giả nợ. Đến nay tình trạng đó đã được chấm dứt, không tổ chúc ăn
uống linh đình như trước nữa. Từ 3 năm nay phong tục lạc hậu trong tang
lễ của xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đã đi vào quá khứ
và thay thế vào đó bằng nếp sống văn minh. Đây cũng là thành công to lớn
bước đầu của Đảng bộ và nhân dân địa phương. Vì vậy, đầu năm 2012 thị
uỷ Sơn Tây đã chọn Đảng bộ Sơn Đông làm điểm triển khai thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “tiếp
tục thực hiện nếp sống văn hoá trong việc tang ”. Không dừng lại ở đó mà
Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Đông tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân
đấu tranh với những dấu hiệu biến tướng, không tổ chức ăn uống trong
tang lễ nhưng lại ăn uống khi 49 ngày hoặc lúc bốc mộ.
Việc hiếu đã được giả quyết thành công tốt đẹp. Đến nay Đảng, chính
quyền và nhân dân trong xã đã và đang thực hiện cuộc vận động “Tiết kiệm
trong cưới, hỏi ”
Đối với dân tộc Việt Nam ở bất kỳ địa phương nào cũng vậy, các thủ tục,
lễ nghi trong cưới hỏi cơ bản đều như nhau bao gồm các lễ: Chạm ngõ; ăn
hỏi; xin cưới; xin dâu và lễ lại mặt. Các lễ nghi ấy tuỳ từng địa phương
và điều kiện cụ thể để thực hiện theo xu hướng “gọn nhẹ , tiết kiệm”.
Đối với địa phương Sơn Đông hiện vẫn còn nặng nề trong lễ chạm ngõ, ăn
hỏi ít cũng phải vài chục mâm. Khi cưới thì nhiều khoản chi phí không
cần thiết nhất là chụp ảnh, xu thế chung hiện nay của tuổi trẻ không chỉ
hai kiểu ảnh to khung kính của đôi uyên ương mang lễ phục ngày cưới mà
còn có cả ảnh phóng to như áp phích quảng cáo, chỉ dùng có hai ngày rồi
bỏ đi; khi tổ chức còn thuê cả nhạc sống, quay VIDEO, thuê xe ô tô theo
kiểu “Giải quyết khâu oai”. Những khoản này tốn không ít ngân sách của
gia đình. Nhà có đã vậy, đa số nhà nông với thu nhập còn từ hạt lúa, củ
khoai, con lợn, con gà... nên còn rất khiêm tốn mà phải trang trải những
khoản không cần thiết đã đè lên đôi vai gầy của người nông dân và đem
đến những khó khăn không ít cho đôi vợ chồng trẻ khi ở riêng. Đứng trước
thực trạng đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, ngay trong
những ngày đầu xuân này đồng loạt ra quân cả 18/18 thôn tổ chức hội nghị
“Đại biểu nhân dân bàn về xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” trọng
tâm là việc “cưới hỏi và tang lễ”, trong đó trọng điểm là “cưới, hỏi”.
Hội nghị có nhiều ý kiến tham luận đi sâu vào phân tích làm sáng tỏ căn
nguyên của những vấn đề còn tồn tại trong cưới, hỏi; thực trạng của nền
kinh tế địa phương hiện nay; mức thu nhập của đại đa số dân cư. Từ đó
xác định rõ những gì là cốt cách của bản sắc văn hoá dân tộc thì phải
giữ gìn và lưu truyền, những gì lạc hậu, lãng phí tiêu tốn nhiều tiền
của mà không cần thiết thì mạnh dạn cắt bỏ nó đi như: dạm ngõ, ăn hỏi
nên thu hẹp ở mức tối đa chỉ dừng lại ở anh em ruột thịt trong gia đình
không nên mở rộng như hiện nay. Thuê xe phải căn cứ vào khoảng cách giữa
hai gia đình với từng trường hợp cụ thể mà xác định cho phù hợp trên
tinh thần “tiết kiệm”; Đối với việc chụp ảnh nên thống nhất quan điểm
“chụp để làm kỷ niệm” nên dừng lại ở mức chấp nhận được, không nên phô
trương hình thức. Thực tiễn đã chứng minh rằng: hạnh phúc lứa đôi hoàn
toàn không phụ thuộc vào tổ chức cưới, hỏi to hay nhỏ và lại càng không
phụ thuộc gì vào việc cô dâu lên xe hoa sang trọng hay không, cùng với
các hoạt động phù phiếm khác, phóng ảnh to như pa nô, áp phích; thuê
nhạc sống...Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp trong hội nghị và nguyện
vọng của nhân dân các thôn trong toàn xã chính quyền địa phương sẽ đề
ra quy ước để toàn dân trong xã thống nhất tổ chức thực hiện.
Điểm khác biệt trong tổ chức lễ hội của địa phương vào đầu xuân năm nay
là: Đảng uỷ và chính quyền xác định rõ những lễ hội nào là cần thiết
phải được tổ chức chặt chẽ chu đáo, ngoài những lễ hội đó các thôn không
được tự do tổ chức khi chưa được sự đồng ý của chính quyền. Đối với lễ
hội “Đền Măng” là lễ hội lớn nhất trong xã đã có từ lâu đời và có tầm
ảnh hưởng chi phối cả trong khu vực với các huyện lân cận. Vì vậy, lãnh
đạo Đảng và chính quyền địa phương đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong xã, phối hợp chặt
chẽ với sự chi viện đắc lực, có hiệu quả của Công an thị xã Sơn Tây nên
đã bảo đảm an toàn tuyệt đói cho lễ hội. Đặc biệt là tình hình về trật
tự, an toàn xã hội, đã trả lại sự tôn nghiêm vốn có của lễ hội theo đúng
nghĩa của nó. Chấm dứt được tình trạng “cờ bạc” diễn ra như những năm
trước đây, lấy lại được niềm tin của nhân dân đối với chính quyền địa
phương. Nhờ đó mà đã tạo ra niềm tin và tinh thần phấn chấn của nhân dân
ngay những ngày đầu xuân, hứa hẹn một năm có nhiều khởi sắc trên con
đường xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư trong toàn xã.
LÊ DUY TRÍ - xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội