MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

10/02/2025 - 03:37 PM

Ngày 10/02, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì tuyên truyền “Luật Thủ đô năm 2024 và Luật nghĩa vụ Quân sự, Luật Công an nhân dân” tại xã Ngũ Hiệp và Vĩnh Quỳnh nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật và các văn bản Luật mới của Nhà nước cho 300 đại biểu là cán bộ mặt trận, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn xã.

Đồng chí Bùi Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Huyện phát biểu khai mạc và cho biết: Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng được hệ thống Mặt trận thực hiện thường xuyên. Trong những ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huyện tổ chức 16 hội nghị tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 để phổ biến, quán triệt về nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, các cơ chế, chính sách, quy định và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô đến 100% cán bộ Mặt trận, đoàn viên, hội viên nòng cốt các tổ chức Chính trị- xã hội và Nhân dân về tính ưu việt đặc thù vượt trội của Luật Thủ đô cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước trong Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống. Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào ngày 28/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Điểm nổi bật Luật Thủ đô quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội...
Phát huy truyền thống Huyện anh hùng, quê hương anh hùng nhiều năm trở lại đây công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể hết sức quan tâm lãnh đạo chỉ đạo. Mặt trận tổ quốc các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động con em đoàn viên, hội viên tham gia nghĩa vụ quân sự góp phần cùng xây dựng đất nước. Phần lớn con em đã nghiêm chỉnh chấp hành Lệnh sơ tuyển khám tuyển và nhận lệnh lên đường nhập ngũ công hiến sức trẻ cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đàng nhà nước và quân đội đã giao, nhiều đồng chí đã phát triển lâu dài trong quân đội trở thành sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Các đồng chí quân nhân xuất ngũ về địa phương luôn phát huy vai trò người chiến sỹ giữ gìn truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tham gia lao động sản xuất làm giàu cho gia đình và xã hội. Đồng chí mong muốn, cán bộ Mặt trận phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, nắm bắt tình hình Nhân dân. Phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên thăm hỏi tặng quà tân binh trước khi lên đường nhập ngũ. Đồng thời chủ động triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản thi hành tới toàn thể Nhân dân ở khu dân cư thông qua nhiều hình thức phù hợp.
Báo cáo viên Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội thông tin một số nội dung cơ bản về cơ sở pháp lý; cơ sở thực tiễn, yếu tố đặc thù và vượt trội, quan điểm thực hiện các cơ chế chính sách của Luật Thủ đô năm 2024: Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7. Luật gồm 7 chương và 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 (trong đó 5 quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025). Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ: Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Về tổ chức chính quyền đô thị, Luật quy định: Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn thực hiện theo quy định của luật này, quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan; Đáng chú ý, Luật quy định, HĐND thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND (tăng 35 đại biểu). Số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu HĐND. Thường trực HĐND thành phố Hà Nội hoạt động chuyên trách, gồm Chủ tịch HĐND, không quá 3 phó chủ tịch HĐND và các ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực HĐND thành phố do HĐND thành phố quyết định, bảo đảm không quá 11 người.

Quang cảnh hội nghị tại xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì

Luật cũng quy định các chính sách về tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển đô thị, giao thông; phát triển nông nghiệp, nông thôn; tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, thu hút đầu tư; liên kết, phát triển vùng…
 
Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố Hà Nội quản lý được  hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc với Tổng mức chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hà Nội. Chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng tại Hà Nội việc thu hút, trọng dụng người có tài năng được thực hiện với chính sách vượt trội. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chính sách sau đây về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô, Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế ở các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô trong từng giai đoạn. Với những đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội, có tính đột phá, việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này được kỳ vọng sẽ khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Theo đó, báo cáo viên cũng tuyên truyền dung cơ bản về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an nhân dân và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu,… nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ Mặt trận và đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội nắm được quy định chung, quyền và lợi ích của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự cũng như công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nhất là vận động con em trong độ tuổi tự giác chấp hành thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Đặc biệt ý nghĩa của việc thanh niên tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững chắc.                                               

                                                                                  Bùi Thị Phương Hoa


Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020