MTTQ Việt Nam nâng cao hiệu quả tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

04/09/2020 - 10:27 AM
Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bài viết nêu một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và để công tác này thực sự đi vào đời sống, nhất là ở cấp cơ sở.
 
Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và MTTQ Việt Nam năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, ngày 18/02/2020. 
Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (gọi tắt là Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị), đã tạo ra cơ chế và những định hướng cụ thể để Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đồng thời là cơ sở chính trị quan trọng để việc góp ý cho Đảng, cho Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả hơn trong đời sống chính trị - xã hội. Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn là hoạt động rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta chủ trương tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cũng đang triển khai thực hiện quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm hai mục đích: phát huy dân chủ và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Nhà nước; thông qua hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận để cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hoạt động góp ý tự thân nó luôn mang tính khách quan, không có chế tài, là sự tự nguyện của người dân (theo nghĩa rộng) trong việc bày tỏ chính kiến của mình đối với mọi hoạt động của tổ chức và các nhân, ở phạm vi hẹp hơn thì đó chính là hoạt động góp ý của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với cấp ủy đảng, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức của nhà nước và cán bộ, đảng viên. Có ý kiến góp ý rồi cần phải có sự lắng nghe của người được góp ý. Lắng nghe phải là một nhu cầu của Đảng, Nhà nước để giữ được mối liên hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mặt khác, thực tiễn và yêu cầu của nhân dân cũng đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải lắng nghe và tiếp thu những góp ý tích cực từ phía người dân để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã từng bước đi vào nề nếp, mang lại nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên các mặt hoạt động chủ yếu:

- Mặt trận các cấp đã tập trung góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội của các cấp ủy Đảng và góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XII. Hoạt động góp ý được tổ chức thực hiện theo hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở, qua đó tập hợp được hàng ngàn ý kiến tâm huyết của người dân, của cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân... góp ý vào văn kiện của Đảng trước kỳ Đại hội, góp phần để văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng trở thành một văn bản chính trị thực sự có giá trị, thể hiện tính khoa học sâu sắc, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân

- Việc góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các chương trình, đề án được Mặt trận các địa phương triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức hội nghị, gửi văn bản dự thảo, góp ý tại hội nghị giao ban với cấp ủy, các cuộc họp với chính quyền, thông qua tiếp xúc cử tri, qua tiếp xúc với người đứng đầu… Nội dung chủ yếu tham gia góp ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền cùng cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp ở địa phương đã tham gia góp ý nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, qua đó, đã kiến nghị nhiều nội dung để điều chỉnh những bất cập, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nguyện vọng của người dân. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cơ sở còn thực hiện việc góp ý thường xuyên, đột xuất, định kỳ, về hoạt động của cơ quan, tổ chức đảng, chính quyền và góp ý đối với cán bộ đảng viên. Để thực hiện tốt nội dung góp ý, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã chú trọng phân công cán bộ, lãnh đạo trực tiếp tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của các tổ chức thành viên, các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân.

- Việc góp ý thông qua tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân được Mặt trận các cấp quan tâm phối hợp tổ chức ở nhiều địa phương đã đem lại những kết quả tích cực, tạo được hiệu ứng tốt trong nhân dân, qua đó cũng nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời giải quyết những bất cập, vướng mắc ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, tăng cường sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân. Thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, cấp ủy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành chỉ thị, quyết định quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp thu ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã tạo cơ chế để hoạt động góp ý của Mặt trận đươc hiệu quả hơn. Qua tổng hợp, đến nay đã có 48/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân và 48/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã tạo cơ chế để hoạt động góp ý của Mặt trận được hiệu quả hơn. Trên cơ sở quy chế, định kỳ, đột xuất lãnh đạo cấp ủy, chính quyền có trách nhiệm tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Thông qua hoạt động tiếp xúc, đối thoại, cấp ủy, chính quyền, cá nhân người có trách nhiệm, thẩm quyền đã trực tiếp trả lời, tiếp thu và giải quyết những vấn đề liên quan đến từng tổ chức, cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đối thoại trực tiếp đã góp phần tạo môi trường dân chủ, cởi mở, đối thoại nhiều bên, nhiều cấp cùng tham gia. Tại các cuộc đối thoại, người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phản ảnh, kiến nghị với thái độ tích cực, góp ý với tinh thần thẳng thắn, có trách nhiệm, người đứng đầu giải trình, tiếp thu hầu hết các ý kiến ngay tại Hội nghị đối thoại. Qua đó, đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, người dân hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, giúp họ yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã thường xuyên lắng nghe, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, hàng quý phản ánh thông qua Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở từng cấp. Quý I và quý III hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có báo cáo về tình hình và ý kiến của nhân dân gửi Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Hằng năm, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trình bày tại các kỳ họp Quốc hội; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có báo cáo công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Một số vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên thực tế vẫn còn những hạn chế: Công tác tổ chức triển khai thực hiện quy định còn chậm so với yêu cầu đặt ra; nhận thức về công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chưa đầy đủ dẫn đến coi nhẹ hoạt động góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn chưa được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng. Ở một số địa phương, trình độ, năng lực cán bộ, công chức Mặt trận tham mưu thực hiện quy định còn hạn chế, số lượng cán bộ chưa tương xứng, không ít nơi còn nhầm lẫn giữa phản biện xã hội với góp ý, giữa hình thức đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để thực hiện Quy chế dân chủ và quy định tại Quyết định số 218 với các cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Mặt khác, từ sau khi Quyết định số 218 được ban hành đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tổ chức góp ý, cách thức tập hợp, phản ánh ý kiến góp ý… khiến việc thực hiện quy định có lúc, có nơi còn khó khăn, vướng mắc. Trong thực hiện hoạt động góp ý ở một số địa phương lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

Một số giải pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nâng cao hiệu quả tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Một là, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền muốn đạt hiệu quả thực chất trước hết cần có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, sự phối hợp có trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của nhân dân. Muốn vậy, cần coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị để thống nhất về nhận thức, phối hợp thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Hai là, phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từng năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW trên cơ sở trao đổi, thống nhất với chính quyền, báo cáo cấp ủy cùng cấp để triển khai thực hiện các hình thức và nội dung góp ý. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để nắm tâm tư nguyện vọng, giải quyết kịp thời những vấn đề còn vướng mắc, bức xúc trong nhân dân; củng cố, nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ba là, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần được Mặt trận các cấp thực hiện thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ giữa việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của 15/63 địa phương còn lại cần chủ động tham mưu cấp ủy ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân và ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân.

Bốn là, đề cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong tổ chức đối thoại với nhân dân để thực hiện dân chủ trực tiếp, tăng cường đồng thuận xã hội. Tập trung góp ý vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; xây dựng nông thôn mới; quản lý đô thị, môi trường; an toàn thực phẩm và những vấn đề “nóng” mà nhân dân địa phương quan tâm... Góp ý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cần mở ra cho người dân hình thức góp ý qua email và khuyến khích người dân sử dụng để thu được nhiều ý kiến góp ý.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp và các đoàn thể để thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền một cách hiệu quả thực chất. Để góp phần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, nâng cao chất lượng hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cán bộ làm công tác Mặt trận các cấp bên cạnh các tiêu chuẩn chung của người cán bộ thì cần phải có bản lĩnh vững vàng, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân. Mặt khác, cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp, tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền giữa các địa phương.

Sáu là, đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn các cấp, phát huy vai trò của các thành viên Hội đồng trong thực hiện nhiệm vụ tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quan tâm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực để giúp cho Mặt trận thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

Theo tapchimattran

Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và MTTQ Việt Nam năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, ngày 18/02/2020. Ảnh: Đức Tuân/VGP
Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (gọi tắt là Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị), đã tạo ra cơ chế và những định hướng cụ thể để Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đồng thời là cơ sở chính trị quan trọng để việc góp ý cho Đảng, cho Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả hơn trong đời sống chính trị - xã hội. Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn là hoạt động rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta chủ trương tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cũng đang triển khai thực hiện quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm hai mục đích: phát huy dân chủ và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Nhà nước; thông qua hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận để cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hoạt động góp ý tự thân nó luôn mang tính khách quan, không có chế tài, là sự tự nguyện của người dân (theo nghĩa rộng) trong việc bày tỏ chính kiến của mình đối với mọi hoạt động của tổ chức và các nhân, ở phạm vi hẹp hơn thì đó chính là hoạt động góp ý của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với cấp ủy đảng, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức của nhà nước và cán bộ, đảng viên. Có ý kiến góp ý rồi cần phải có sự lắng nghe của người được góp ý. Lắng nghe phải là một nhu cầu của Đảng, Nhà nước để giữ được mối liên hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mặt khác, thực tiễn và yêu cầu của nhân dân cũng đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải lắng nghe và tiếp thu những góp ý tích cực từ phía người dân để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã từng bước đi vào nề nếp, mang lại nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên các mặt hoạt động chủ yếu:

- Mặt trận các cấp đã tập trung góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội của các cấp ủy Đảng và góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XII. Hoạt động góp ý được tổ chức thực hiện theo hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở, qua đó tập hợp được hàng ngàn ý kiến tâm huyết của người dân, của cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân... góp ý vào văn kiện của Đảng trước kỳ Đại hội, góp phần để văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng trở thành một văn bản chính trị thực sự có giá trị, thể hiện tính khoa học sâu sắc, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân

- Việc góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các chương trình, đề án được Mặt trận các địa phương triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức hội nghị, gửi văn bản dự thảo, góp ý tại hội nghị giao ban với cấp ủy, các cuộc họp với chính quyền, thông qua tiếp xúc cử tri, qua tiếp xúc với người đứng đầu… Nội dung chủ yếu tham gia góp ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền cùng cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp ở địa phương đã tham gia góp ý nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, qua đó, đã kiến nghị nhiều nội dung để điều chỉnh những bất cập, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nguyện vọng của người dân. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cơ sở còn thực hiện việc góp ý thường xuyên, đột xuất, định kỳ, về hoạt động của cơ quan, tổ chức đảng, chính quyền và góp ý đối với cán bộ đảng viên. Để thực hiện tốt nội dung góp ý, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã chú trọng phân công cán bộ, lãnh đạo trực tiếp tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của các tổ chức thành viên, các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và nhân dân.

- Việc góp ý thông qua tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân được Mặt trận các cấp quan tâm phối hợp tổ chức ở nhiều địa phương đã đem lại những kết quả tích cực, tạo được hiệu ứng tốt trong nhân dân, qua đó cũng nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời giải quyết những bất cập, vướng mắc ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, tăng cường sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân. Thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, cấp ủy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành chỉ thị, quyết định quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp thu ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã tạo cơ chế để hoạt động góp ý của Mặt trận đươc hiệu quả hơn. Qua tổng hợp, đến nay đã có 48/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân và 48/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã tạo cơ chế để hoạt động góp ý của Mặt trận được hiệu quả hơn. Trên cơ sở quy chế, định kỳ, đột xuất lãnh đạo cấp ủy, chính quyền có trách nhiệm tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Thông qua hoạt động tiếp xúc, đối thoại, cấp ủy, chính quyền, cá nhân người có trách nhiệm, thẩm quyền đã trực tiếp trả lời, tiếp thu và giải quyết những vấn đề liên quan đến từng tổ chức, cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đối thoại trực tiếp đã góp phần tạo môi trường dân chủ, cởi mở, đối thoại nhiều bên, nhiều cấp cùng tham gia. Tại các cuộc đối thoại, người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phản ảnh, kiến nghị với thái độ tích cực, góp ý với tinh thần thẳng thắn, có trách nhiệm, người đứng đầu giải trình, tiếp thu hầu hết các ý kiến ngay tại Hội nghị đối thoại. Qua đó, đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, người dân hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, giúp họ yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã thường xuyên lắng nghe, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, hàng quý phản ánh thông qua Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở từng cấp. Quý I và quý III hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có báo cáo về tình hình và ý kiến của nhân dân gửi Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Hằng năm, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trình bày tại các kỳ họp Quốc hội; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có báo cáo công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Một số vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên thực tế vẫn còn những hạn chế: Công tác tổ chức triển khai thực hiện quy định còn chậm so với yêu cầu đặt ra; nhận thức về công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chưa đầy đủ dẫn đến coi nhẹ hoạt động góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn chưa được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng. Ở một số địa phương, trình độ, năng lực cán bộ, công chức Mặt trận tham mưu thực hiện quy định còn hạn chế, số lượng cán bộ chưa tương xứng, không ít nơi còn nhầm lẫn giữa phản biện xã hội với góp ý, giữa hình thức đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để thực hiện Quy chế dân chủ và quy định tại Quyết định số 218 với các cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Mặt khác, từ sau khi Quyết định số 218 được ban hành đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tổ chức góp ý, cách thức tập hợp, phản ánh ý kiến góp ý… khiến việc thực hiện quy định có lúc, có nơi còn khó khăn, vướng mắc. Trong thực hiện hoạt động góp ý ở một số địa phương lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

Một số giải pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nâng cao hiệu quả tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Một là, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền muốn đạt hiệu quả thực chất trước hết cần có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, sự phối hợp có trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của nhân dân. Muốn vậy, cần coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị để thống nhất về nhận thức, phối hợp thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Hai là, phát huy hơn nữa vai trò chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từng năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW trên cơ sở trao đổi, thống nhất với chính quyền, báo cáo cấp ủy cùng cấp để triển khai thực hiện các hình thức và nội dung góp ý. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để nắm tâm tư nguyện vọng, giải quyết kịp thời những vấn đề còn vướng mắc, bức xúc trong nhân dân; củng cố, nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ba là, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần được Mặt trận các cấp thực hiện thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ giữa việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của 15/63 địa phương còn lại cần chủ động tham mưu cấp ủy ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân và ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân.

Bốn là, đề cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong tổ chức đối thoại với nhân dân để thực hiện dân chủ trực tiếp, tăng cường đồng thuận xã hội. Tập trung góp ý vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; xây dựng nông thôn mới; quản lý đô thị, môi trường; an toàn thực phẩm và những vấn đề “nóng” mà nhân dân địa phương quan tâm... Góp ý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cần mở ra cho người dân hình thức góp ý qua email và khuyến khích người dân sử dụng để thu được nhiều ý kiến góp ý.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp và các đoàn thể để thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền một cách hiệu quả thực chất. Để góp phần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, nâng cao chất lượng hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cán bộ làm công tác Mặt trận các cấp bên cạnh các tiêu chuẩn chung của người cán bộ thì cần phải có bản lĩnh vững vàng, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân. Mặt khác, cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp, tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền giữa các địa phương.

Sáu là, đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn các cấp, phát huy vai trò của các thành viên Hội đồng trong thực hiện nhiệm vụ tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quan tâm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực để giúp cho Mặt trận thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020