([2]) Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin và truyền thông chiếm 15% GRDP, tăng trung bình 12,3%
([3]) Du lịch chiếm 3,2% GRDP, tăng hàng năm 11%
([4]) Chiếm trên 14% GTSX công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng trung bình trên 20%/năm; đóng góp trên 20% kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch tăng trên 5%/năm
([5]) Tạo ra khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu
([6]) Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 59% tổng số làng trên địa bàn (47/52 nghề của toàn quốc).
([7]) Năm 2010, trồng trọt chiếm 43,0%, chăn nuôi chiếm 47,0%; năm 2014 tương ứng giảm còn 40,4% và 46,4%; dịch vụ tăng từ 3,5% lên 4,7% và thủy sản từ 6,2% lên 8,3%.
([8]) Phát triển ổn định 69 xã chăn nuôi trọng điểm, hình thành 24 khu chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu dân cư; 5000 ha rau an toàn tập trung được quản lý; duy trì ổn định 34 vùng sản xuất lúa hàng hóa với tổng diện tích 25.000 ha, trong đó có gần 6.000 ha lúa chất lượng cao.
([9]) Tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh...
([10]) 92 dự án đầu tư lĩnh vực GD ngoài công lập, quy mô đăng ký trên 13.200 tỷ đồng; 18 BV đã hoàn thành đi vào hoạt động, 25 dự án đầu tư BV ngoài công lập đang triển khai, thu hút 266 tỷ đồng thực hiện 41 đề án XHH tại các cơ sở y tế công lập.
([11]) 4 năm 2011-2014 huy động 23.105 tỷ, trong đó 23,6 % huy động ngoài ngân sách
([12]) Khu vực thành thị: 60 triệu đồng
([13]) Ứng dụng kỹ thuật cao trong mổ nội soi tiêu hoá, phẫu thuật chấn thương sọ não, nối mạch máu, can thiệp tim mạch, ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, xạ trị và nút mạch siêu chọn lọc trong ung thư gan. Triển khai phẫu thuật nội soi ở các bệnh viện tuyến huyện và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về luân phiên có nghĩa vụ đối với cán bộ y tế.
([14]) 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng lên 11,5; số giường bệnh/1 vạn dân tăng lên 21,3.
([15]) Hà Nội luôn đóng góp khoảng 30% tổng số HLV, VĐV và thành tích của các đoàn VĐV Việt Nam tham dự Đại hội TT thế giới và khu vực.
([16]) Số hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế ước đạt 245.842 hộ, hỗ trợ học nghề ước đạt 12.718 hộ, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở 4.755 hộ. Hàng năm thực hiện trợ cấp thường xuyên cho 300.452 người. Cơ bản hộ nghèo không còn nhà dột nát, xuống cấp.
([17]) Đã có 85% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hoá, 55% làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá, 70% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hoá
([18]) Năm 2011, Hà Nội được Tạp chí Travel and Leisure bình chọn là một trong 5 TP du lịch tốt nhất Châu Á; tạp chí Smart Travel Asia bình chọn là điểm du lịch, nghỉ ngơi tốt thứ 6 Châu Á. Năm 2012, trang tin Arapbian Business bình chọn Hà Nội là một trong 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới; Báo cáo của tổ chức TripAdvisor: Hà Nội là điểm du lịch rẻ nhất thế giới. Năm 2013, lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu Châu Á do độc giả tạp chí Smart Travel Asia bình chọn. Năm 2014, được tổ chức TripAdvisor bình chọn đứng thứ 8 trong 10 TP thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới; xếp thứ 2 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn các du khách nhất.
([19]) Thành phố đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo đi thăm, làm việc, mở rộng hợp tác đầu tư và trực tiếp hỗ trợ nhiều tỉnh, thành phố vùng Việt Bắc, Tây Bắc, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ...
([20]) Toàn Đảng bộ kết nạp 64.998 đảng viên; bình quân kết nạp gần 13.000/năm.
([21]) Thành ủy ban hành Chương trình số 09-CTr/TU về đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ 2011-2014, có 102 vụ việc tham nhũng bị truy tố với 274 bị can.
([22]) 04 chỉ tiêu vượt kế hoạch là: số xã đạt chuẩn NTM; số giường bệnh; số bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ngoại thành.
([23]) 04 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: Tăng trưởng GRDP; GRDP bình quân đầu người; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng.
([24]) Thành ủy đã có Báo cáo đánh giá tổng kết 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Thủ đô Hà Nội (1986 - 2016), gồm 3 chuyên đề lớn, về: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trên địa bàn Thủ đô; công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ thành phố Hà Nội.
([25]) Hà Nội được tổ chức UNESCO công nhận ba Di sản văn hóa thế giới là: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, “Lễ hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng” và nghệ thuật “Hát ca trù”; 82 Bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
([26]) Theo cách tính mới: Bình quân 2011-2015: Tăng trương GRDP đạt 7,31 %, trong đó: Dịch vụ 6,96%, CN-XD 8,45%, Nông nghiệp 3,66 %; cả nước: GDP giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 5,82% dự kiến 2016-2020 tăng 6,5-7,5 %.
([27]) Cơ cấu giai đoạn 2011-2015 theo cách tính mới: Dịch vụ - CNXD-NN là 60,2 - 36,4% - 3,4%
([28]) Là hình thức dịch vụ về kho bãi, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.