Học Bác Hồ hãy làm theo Bác Hồ
12/05/2010 - 598 lượt xem
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học đạo làm người. Phong cách sinh hoạt và lối sống bình dị của Người không phải là những điều cao xa khó làm theo, dù người đó làm lao động chân tay hay là cán bộ cấp cao, nhà trí thức uyên bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta: Nói phải đi đôi với làm, học phải gắn liền với hành mới đạt hiệu quả thiết thực. Cuộc vận động lớn "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Trung ương Đảng phát động, sau hơn một năm triển khai đã và đang đi vào chiều sâu. Nhưng từ chuyển biến tư tưởng đi đến ứng dụng thực hành vào công việc hàng ngày của mỗi người hầu như vẫn còn một khoảng cách. Trong khi tình hình kinh tế -tài chính của đất nước ta thời hội nhập và phát triển, bên cạnh những thuận lợi đã phát sinh nhiều thách thức đòi hỏi mỗi người phải nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm công dân. Đảng và Chính phủ đã kêu gọi phải triệt để thực hành tiết kiệm, kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Muốn thế phải sửa đổi lối làm việc, phải cải cách hành chính, phải tuân theo đúng 8 chữ vàng "cần - kiệm - liêm -chính, chí công vô tư" mà Bác Hồ đã định hướng.
Chi tiết
Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực
12/05/2010 - 679 lượt xem
Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5/2008, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị gặp mặt, toạ đàm "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cùng với những bài phát biểu của các nhà nghiên cứu xung quanh chủ đề lớn "Dưới ngọn cờ Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" là những bài phát biểu về làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Dân chủ và Đoàn kết trân trọng trích giới thiệu với bạn đọc phát biểu của một số đại biểu tại hội nghị.
Chi tiết
Bác của chúng ta luôn quan tâm đến việc trồng người
12/05/2010 - 610 lượt xem
Lần ấy, Bác Hồ tiếp đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng. Bác cho biết hơn mười năm qua, Bác theo dõi các bài viết về gương "người tốt, việc tốt" đăng trên báo chí. Bác nói tiếp: Nếu ai cũng làm theo "người tốt, việc tốt" thì cái tốt sẽ trở thành phổ biến, và xã hội ta sẽ ngày càng tốt đẹp. Mỗi khi đọc báo, Bác chú ý các bài viết về gương "người tốt việc tốt". Từ năm 1956, Bác đã cất những bài báo ấy, dán thành mười tập. Bác bảo đồng chí Lê Văn Lương nhờ một số người viết lại thành chuyện để phổ biến. Biết bao câu chuyện cảm động về tinh thần lao động, chiến đấu và học tập được xuất bản, làm nức lòng mọi tầng lớp nhân dân ta; nhất là cán bộ đảng viên đọc để học và làm theo. Bác Hồ răn dạy: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ gìn đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: "Nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không". Người lại nói: "Đạo đức cách mạng là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Lý luận của Bác mang tính thực tiễn, mỗi lời của Người thấm vào tâm can đội ngũ cán bộ, những người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nguyện trở thành công bộc của nhân dân. Câu nói của Bác thật giản dị và dễ hiểu: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém".
Chi tiết
Bác dạy: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"
12/05/2010 - 660 lượt xem
Nhận thức sâu sắc "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"; Trải qua mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác dân vận - một trong những công tác cơ bản có tính chất chiến lược trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong tác phẩm "Dân vận" (đăng trên báo Sự thật số 120 ra ngày15 tháng 10 năm 1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh (với bút danh X.Y.Z) đã viết: "…Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót môt người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho. Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Chi tiết
Bao la tình Bác
12/05/2010 - 629 lượt xem
Trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ta nhận được lòng ưu ái của Người đặc biệt quan tâm tới người lao động, người nghèo. Ngay từ lúc còn thanh niên đi tìm đường cứu nước, ở trên đất Pháp, Bác Hồ đã cùng các bạn sáng lập và ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) làm vũ khí đấu tranh chung. Khi về nước, lãnh đạo cách mạng giành chính quyền thành công tháng tám 1945, Bác của chúng ta luôn nghĩ tới dân nghèo. Trong đêm giao thừa độc lập đầu tiên, chiếc xe hơi đã đưa Bác vào sâu trong ngõ Hàng Đũa (nay là phố Ngô Sĩ Liên), ngày ấy còn là khu lao động với những túp nhà tranh xiêu vẹo dột nát. Ngõ không có điện. Bác đẩy tấm cửa liếp không cài then vào một gian gọi không ai thưa. Dưới ánh đén dầu leo lắt, Bác nhận ra trên chiếc chõng tre có một người đàn ông nằm co quắp vì lạnh. Anh ta chỉ mặc manh áo vá nhiều miếng với chiếc quần cộc, vắt ngang bụng chiếc bao tải. Cái nón lá cũ mèm úp lên mặt. Chung quanh trống chơ chẳng có chút gì gọi là Tết.
Chi tiết
Phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi tổng hợp
12/05/2010 - 575 lượt xem
Đến thôn Thuỵ Hương xã Phú Cường nhiều bà con nông dân biết đến anh Nguyễn Bá Xoay - một nông dân phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi ếch và ba ba thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Chi tiết
Ông Nhung “Mặt trận”
12/05/2010 - 564 lượt xem
Ông Nhung "Mặt trận" là tên gọi trìu mến mà người dân thôn Hoà Bình, xã Yên Nghĩa (Hà Đông) đặt cho ông từ lâu. 68 tuổi nhưng hàng ngày cùng chiếc xe đạp Mi-pha cũ, mỗi ngày ông "lượn" quanh thôn mấy vòng. Ông bảo: “Đi thế vừa tập thể dục, vừa nắm bắt tình hình trong thôn”. Chẳng thế mà cả thôn có 516 hộ trên 2000 nhân khẩu nhưng nhà ai, gia cảnh, con cái học hành thế nào… ông đều tường. Những đóng góp của ông trên cương vị là Trưởng Ban CTMT đã giúp thôn Hoà Bình được công nhận Làng văn hoá lần hai (năm 2007). Bình quân mỗi năm có 84% số hộ trong thôn đạt danh hiệu Gia đình văn hoá.
Chi tiết
Nêu cao phẩm chất người lính
12/05/2010 - 558 lượt xem
Sau hơn 3 năm phục vụ trong quân đội, năm 1984 anh Nguyễn Mạnh Thuỳ trở về quê hương (thôn Trung, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm). Với ý chí của một người lính, anh Thuỳ tự nhủ, phải tìm cách làm ăn mới để thoát khỏi cảnh nghèo. Anh đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm rồi vay vốn bạn bè, người thân, mở xưởng sản xuất bánh mứt kẹo và cửa hàng kinh doanh công nghệ phẩm. Khi đồng vốn đã kha khá, anh thành lập doanh nghiệp tư nhân mang tên Kim Liên.
Chi tiết
Người cán bộ Mặt trận “Lấy dân làm nòng cốt”
12/05/2010 - 578 lượt xem
Theo số điện thoại và địa chỉ do ủy ban MTTQ phường Láng Hạ cung cấp, tôi tìm đến số nhà 18 ngách 25/43 phố Vũ Ngọc Phan -phường Láng Hạ. Sau cái bắt tay thật chặt, với ánh nhìn thân thiện và khuôn mặt cương nghị, bác Nguyễn Chí Lợi - Trưởng Ban Công tác Mặt trận (BCTMT) khu dân cư (KDC) số 4 rót nước mời tôi và say sưa kể thật nhiều về những công việc "không tên".
Chi tiết
Người lính giữa đời thường
12/05/2010 - 571 lượt xem
77 tuổi, hơn 40 năm tuổi Đảng, nhưng ông Nguyễn Văn Chiên ở khu phố 1, phường Gia Thụy (quận Long Biên) vẫn là một trong những đảng viên tích cực tham gia công tác xã hội. Sự gần gũi, cởi mở, nhiệt tình là ấn tượng đầu tiên mà ông để lại khi trò chuyện với chúng tôi.
Chi tiết
Người tạo việc làm cho chị em phụ nữ nghèo
12/05/2010 - 571 lượt xem
Ở thôn Phú Cường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn nhiều người biết đến hai vợ chồng trẻ là chị Nguyễn Thị Duyên và anh Tam biết làm kinh tế giỏi bằng nghề may và còn giúp nhiều người trong thôn xóm có công ăn việc làm ổn định.
Chi tiết
Nhà tu hành giàu lòng nhân ái
12/05/2010 - 610 lượt xem
Bức đại tự "Từ bi hỷ xả" cổng chùa Quán Sứ cuốn hút sự duy nghĩ của chúng tôi hôm nay, chúng tôi được gặp một nhà tu hành giàu lòng nhân ái. Đó là Hoà thường Thích Thanh Tứ, trụ trì chùa Quán Sứ. Cụ là Hội viên tiêu biểu Hội Người cao tuổi phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chi tiết
Ông "vận động"
12/05/2010 - 546 lượt xem
Người dân xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội) quen gọi ông Kiều Tâm, Chủ tịch ủy ban MTTQ xã bằng cái tên trìu mến "Ông vận động". Sở dĩ là như vậy, vì với sự "ra tay" của ông và các ban công tác mặt trận thì cái xã nghèo nhất, nhì huyện Thạch Thất này nhưng luôn đi đầu trong các cuộc vận động ủng hộ quỹ đền ơn, đáp nghĩa; quỹ vì người nghèo và nhất là họat động tương trợ nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
Chi tiết
Một gia đình - một tấm lòng nhân ái
12/05/2010 - 599 lượt xem
Bà Lưu Thị Quyết ở tổ 13 - phường Sài Đồng - quận Long Biên được nhiều người biết đến không chỉ là một người phụ nữ làm kinh tế giỏi mà còn bởi những đóng góp to lớn của bà trong công tác chữ thập đỏ của địa phương.
Chi tiết
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020