Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
“NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”
TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------------
PHẦN I
“NGƯỜI VIỆT NAM
ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”
- CUỘC VẬN ĐỘNG
MANG TÍNH NHÂN VĂN, CÓ Ý NGHĨA TO LỚN
NHIỀU MẶT
Trước những tác động tiêu cực
của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới, những năm gần đây
kinh tế Việt Nam
đã gặp không ít ảnh hưởng và khó khăn, như: xuất khẩu giảm mạnh, sản xuất hạn
chế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao... Đặc biệt, sự cạnh tranh trên thị trường quốc
tế cũng như nội địa đối với các sản phẩm hàng hoá Việt Nam ngày càng gay gắt
trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu
trong sản phẩm, hàng hóa cao hơn các nước, hàm lượng trí tuệ và công nghệ thấp,
chưa có sự quan tâm đầu tư thoả đáng nhằm khai thác, phát huy ưu thế của thị
trường nội địa;…
Để đưa nền kinh tế Việt Nam
chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, phát triển nhanh, mạnh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội,… ngày
31/7/2009 Bộ Chính trị (khóa X) đã
ban hành Thông báo Kết luận số 264-TB/TW về tổ chức Cuộc vận động ''Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' (dưới
đây gọi tắt là Cuộc vận động).
Theo đó, đây là cuộc vận động
mang ý nghĩa to lớn, quan trọng nhiều mặt, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc
của mỗi người dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường trong
lao động, sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng hàng hoá Việt Nam.
Về kinh tế: việc triển khai Cuộc vận động, một mặt góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế quốc
tế; mặt khác, góp phần thực hiện các giải pháp khắc phục suy giảm kinh tế, thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển, giảm nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán
thương mại, bảo đảm sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước
trước những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
........