Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 26 -NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.Để góp phần thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước, trong những năm qua,với vai trò của MTTQViệt Nam các cấp thành phốHà Nội, đã vận động, tuyên truyền và giám sát việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại cácđịa phương,đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nhân dân xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì đóng góp ngày công lao động, hiến đất mở đường giao thông trong phong trào xây dựng nông thôn mới
Các tuyến đường hoa nhân dân hưởng ứng trong phong trào xây dựng nông thôn mới
Ngay từ khi có phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng nông thôn mới” củaTP và sau này có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” củaỦy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt NamTPđã phối hợp với các tổ chức thành viên, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nộitriển khai hướng dẫn Mặt trận các huyện vào cuộc, thực hiện quyết liệt đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới.Nhờ làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, MTTQ và các đoàn thể đã tạo được sự đồng thuận cao trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hàng năm, MTTQ các cấp đưa việc thực hiện xây dựng nông thôn mới vào chủ đề của Hội nghị đại biểu Nhân dân ở các khu dân cư, tích cực vận động Nhân dân thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng góp ý kiến xây dựng, quản lý các quy hoạch, góp công sức, vật liệu cùng Nhà nước làm đường giao thông, công trình thủy lợi, tham gia đóng góp nguồn lực bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật, tự nguyện hiến đất để làm đường, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; hàng triệu ngày công lao động, hàng ngàn tỷ đồng đã được Nhân dân đóng góp cho các dự án xây dựng nông thôn mới...
Bên cạnh đó, hàng năm,hướng dẫn hoạt động 386 Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư củacộng đồngởđịa phương thực hiện chức năng giám sát trong thực hiện nông thôn mới. Trong đó, thực hiện giám sát hầu hết các công trình xây dựng cơ bản cấp xã và các công trình, dựán nông thôn mớikhi phát hiện những sai sót kịp thời nhắc nhở đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa, góp phần bảo đảm chất lượng tiến độ, tiết kiệm chi phícông trình theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”; kiến nghị, phản ảnh với các cấp có thẩm quyền để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhất là quy hoạch xây dựng nông thôn mới, thực hiện dồnđiền đổi thửa...Từ năm 2016 đến nay, các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng củaỦy ban MTTQ Việt Nam các xãđã tổ chức giám sát được trên 20 nghìn các công trình, dựán, trong đó có các công trình, dựán, các tiêu chí thực hiện xây dựng nông thôn mới tại cácđịa phương. Cùng với hoạt động giám sát, các xãđã tổ chức 978 hội nghị phản biện xã hội tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hộiởđịa phương, phương án dồnđiền đổi thửa, các quy hoạch…
Thực hiện Quyết định 2540của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 78/HD – MTTW – BTT ngày 24/4/2018 về nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mớiở cấp huyện, xã. Trong năm 2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPđã chủ trì tổ chứcđánh giá sự hài lòng của người dân đối với huyện Hoài Đức và Thanh Trì; đề nghị Chính phủ công nhận huyệnđạt chuyển nông thôn mới; hướng dẫn 14 huyện tổ chứcđánh giá sự hài lòng của 39 xã đề nghịTP công nhậnđịa phương đạt chuẩn nông thôn mới.Đến nay, toàn Thành phốcó4/18 (đạt 22,22%) huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 294/386 xã (chiếm 76,16%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 – 14 tiêu chí, bình quân đạt 18,19 tiêu chí/xã tăng 0,47 tiêu chí/xã so với năm 2015.
Có thể thấy, TP Hà Nội thực hiện nông thôn mớiđãđem lại sản xuất nông nghiệpđạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 38 triệu đồng/người/năm (tăng 05 triệu đồng so với năm 2015). Hà Nội được Trung ương đánh giá là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Thông qua việc tuyên truyền, vận động và giám sát trong xây dựng nông thôn mới, Mặt trậnđã nắm bắtđượcý kiến, nguyện vọng chính đáng củaNhân dân, từđó kịp thời đưa ra các kiến nghị với cấp ủy và chính quyền địa phương điều chỉnh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với lòng dân và xử lý các biểu hiện tiêu cực, cản trở việc thực hiện. Qua đó, cho thấy vai trò của Mặt trận ngày càng được khẳng định, phát huy được quyền làm chủ của người dân, thể hiện được niềm tin của Đảng, chính quyền đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam.
Đểphát huy những thành quả nói trên, đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác vận động, giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp trong việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 – 2020, trong thời gian tới MTTQ Việt Namcáccấp nên quan tâmphối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ và các tầng lớp Nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và Nhân dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của MTTQViệt Namcác cấp trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội và giám sát các công trình, dựán tại các địa phương.Phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân, phản ánh kịp thời những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, đề xuất với các cấp, các ngành xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ phát động;tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là Ban công tác Mặt trậnở khu dân cư gắn với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, làm cho nội dung công tác Mặt trận ngày càng thiết thực, hiệu quả, sát với thực tiễn; lồng ghép việc tổng kết, biểu dương “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư văn hoá” với biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, góp phần động viên, khích lệ các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng thi đua xây dựng nông thôn mới.
Hà Phương