Phát huy dân chủ, hiệu quả và tiết kiệm trong hội nghị ĐB nhân dân ở cơ sở

12/05/2010 - 12:00 AM

Thực tế cho thấy những năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhất là khi nghị quyết trung ương V (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc được ban hành và đi vào cuộc sống. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã trở thành một cuộc tổng động viên các tầng lớp nhân dân tham gia.

 

Thực tế cho thấy những năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhất là khi nghị quyết trung ương V (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc được ban hành và đi vào cuộc sống. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã trở thành một cuộc tổng động viên các tầng lớp nhân dân tham gia.

Ngày 16/8/2007, UBND-UBMTTQ Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch liên tịch số 476/KHLT-UBND-UBMTTQ về tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân (HNĐBND) bàn về xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư năm 2007. Tính đến ngày 22/10/2007 hầu hết các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố đã tổ chức xong HNĐBND ở các thôn, làng, tổ dân phố và ở cấp phường, xã, thị trấn.

Chủ đề của hội nghị năm nay là bàn việc xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo ATGT năm 2007-2008 nên HNĐBND ở cơ sở đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Hơn 10 năm triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã có những chuyển biến tích cực từ gia đình, khu dân cư đến các cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống mới ở địa phương, rút ngắn sự chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn, sự tiến bộ về nếp sống, lối sống, sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được khẳng định.

HNĐBND là dịp để nhân dân tham gia bàn các biện pháp giải quyết những vấn đề  ở tổ dân phố, đồng thời phát huy ý thức trách nhiệm và tình cảm của nhân dân trong việc tham gia bàn bạc nhiều vấn đề thiết thực như xây dựng và quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội, trật tự ATGT, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bàn biện pháp giảm nghèo, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn nghiện ma tuý, thực hiện quy ước trong việc cưới, tang, lễ hội, thực hiện chính sách DS-GĐ&TE, thực hiện chỉ thị số 04 của Thành phố tạo cảnh quan môi trường trật tự, kỷ cương xanh, sạch, đẹp.

Phương châm tổ chức HNĐBND đảm bảo thực hiện các nội dung thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, góp phần phát huy dân chủ trong nhân dân, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", "xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh", xây dựng "gia đình văn hoá", "tổ dân phô, khu dân cư văn hoá" mà trước mắt là xây dựng nếp sống văn minh đô thị và văn hoá giao thông. Để HNĐBND ở cơ sở diễn ra thành công và có chiều sâu, thành phố đã hướng dẫn các quận, huyện triển khai tập huấn công tác tổ chức đến tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận. Bên cạnh đó, UB MTTQ các quận, huyện đã phối hợp với ngành văn hoá thông tin, các báo đài Hà Nội, đài truyền thanh của phường tuyên truyền cho nhân dân về mục đích và ý nghĩa của hội nghị. Các quận, huyện đã chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm khi tổ chức ở các tổ  dân phố, thôn, làng còn lại. Nhìn chung, HNĐBND ở cơ sỏ đã được tổ chức theo đúng tiến độ và kế hoạch, đảm bảo yêu cầu và mục tiêu. Ban chỉ đạo các cấp đã phát tài liệu mẫu về biên bản hội nghị, bản gợi ý nội dung thảo luận, nghị quyết hội nghị, bản cam kết thực hiện ATGT của tổ dân phố, bảng chấm điểm gia đình văn hoá  theo đúng mẫu của cấp trên. Có thể nói công tác tổ chức, nội dung của hội nghị đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân. Trong chỉ đạo, các quận, huyện đã tập trung nâng cao chất lượng của hội nghị, thực hiện đến đâu phản ánh đến đó, khắc phục tình trạng tổ chức HNĐBND ở cơ sở mang tính hình thức. Nhằm nắm bắt thông tin đồng thời tuyên truyền sâu rộng để nhân dân biết trước khi tổ chức họp dân và để lấy ý kiến có chất lượng hơn, Ban chỉ đạo quận, huyện đã hướng dẫn cho các tổ dân phố lấy ý kiến bằng phiếu, ký cam kết đến từng hộ gia đình vềá nội dung liên quan đến xây dựng đời sống văn hoá và thực hiện luật giao thông.

HNĐBND đã có nhiều ý kiến tham gia xây dựng nghị quyết, những biện pháp thực hiện có tính khả thi đã được hội nghị nhất trí. Có nhiều ý kiến cho rằng để xây dựng xã hội văn minh với hạt nhân là gia đình văn hoá, ngoài ý thức tự giác trong nhân dân tuân thủ chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, cần phải xây dựng thêm những quy định chung về hoạt động tự quản trong cộng đồng để người dân chủ động xây dựng  môi trường văn hoá, xây dựng cuộc sống cho chính mình. Nhiều tổ dân phố quy định nếu hộ gia đình nào cả năm không tham gia họp tổ sẽ không được bình xét gia đình văn hoá; cần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nghị quyết 32/2007/NQ-CP về đảm bảo an toàn giao thông. Các gia đình quản lý và không cho con em mình đi xe máy, xe mô tô khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe, tuyên truyền nhân dân khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, vận động nhân dân tự giác phá dỡ các bục bệ lấn chiếm lòng đường, lề đường làm ảnh hưởng đến ATGT. Phong trào tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần được khuyến khích...

Mặc dù cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể trên diện rộng nhưng còn chưa sâu, chưa xứng đáng với tầm vóc là một trong 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam "Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như trong nghị quyết TW 5 khoá VIII đã khẳng định. Việc đăng ký xét công nhận gia đình văn hoá, Tổ dân phố văn hoá ở một số tổ dân phố còn hình thức, do vậy giảm chất lượng của các danh hiệu đạt được. Mặc dù nghị quyết HNĐBND lần thứ 7 đã đề cập rất rõ nhưng ý thức của một bộ phận cán bộ nhân dân còn kém, đâu đó vẫn xảy ra các hiện tượng đổ rác thải, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, để xe không đúng nơi quy định. HNĐBND ở cơ sở năm 2007chính là dịp để các tổ dân phố, khu dân cư chỉ ra những hạn chế, từ đó khắc phục bằng những việc làm thiết thực. HNĐBND cấp phường, xã, thị trấn là dịp để các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhìn ra những thiếu sót để đề ra các biện pháp lãnh đạo và quản lý có hiệu quả. Theo tiến độ từ nay cho đến  18/2007các phường, xã, thị trấn sẽ tổ chức xong HNĐBND và Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư.

Có thể nói cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn thành phố đã được cụ thể hoá vào các phong trào xã hội rộng lớn mạnh mẽ như xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phốá, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hoá, xây dựng  môi trường văn hoá lành mạnh. Kết quả đạt được trong công tác xây dựng  đời sống văn hoá, văn hóa giao thông đã góp phần tạo nên chuyển biến về nhận thức của người dân Thủ đô. Vận động nhân dân đoàn kết, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thể hiện ở việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy chê vềë “MTTQ VN giám sát cán bộ, công chức Đảng viên ở khu dân cư".

Sau gần 8 năm, HNĐBND đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND, UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên, phát huy mọi sự cố gắng để đưa nội dung của các cuộc vận động đến từng số nhà, tổ dân phố, khu dân cư để mỗi gia đình, mỗi người dân biết và phấn đấu đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá". Từ những phong trào do UBMTTQ thành phố phát động, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều tấm gương chuẩn mực về đạo đức, lối sống, phẩm chất cách mạng, tình thương hiếu thảo và lòng nhân ái bao dung.

Từ nhiều năm qua, việc thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, môi trường văn hoá lành mạnh đã gắn chặt với nhiệm vụ vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đảm bảo trật tự đô thị, ATGT. Lối sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, không có ý thức nơi công cộng sẽ dẫn đến đường phố bị lộn xộn, môi trường bị ô nhiễm. Điều đó không chỉ đơn thuần là làm cho nơi công cộng bị mất vệ sinh mà còn thể hiện sự thiếu văn hoá của con người, làm xấu đi bộ mặt của thủ đô Hà Nội.

Ngô Hằng
Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020