Xã Cổ Đô nằm
ở phía Bắc huyện Ba Vì, chạy dọc đê Đại Hà, với chiều dài hơn 5 km, nằm
liền kề ngã 3 sông, nơi hộ tụ của 3 dòng sông. Chính vì vậy, địa phương
có ảnh hưởng lớn bởi nền văn minh lúa nước với truyền thuyết Âu Cơ, Văn
Lang của thời Vua Hùng dựng nước. Cổ Đô là một xã thuần nông có nhiều
nghề truyền thống, bởi vậy ca dao có câu:
“Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc”
Và “Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông giống lụa các cô ưa dùng”
Địa phương được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Toàn xã
có 7850 nhân khẩu, hình thành ở 8 cụm dân cư, có 8 ban công tác Mặt
trận.
Toàn Đảng bộ có 11 chi bộ với 352 đảng viên. Nhiều
năm liền, Đảng bộ luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa như mộ và nhà thờ Lưỡng quốc Thượng
thư Nguyễn Bá Lân, Lục bộ Thượng thư Nguyễn Sư Mạnh... quần thể di tích
lịch sử như đình Viên Châu, chùa Kiều Mộc. Đặc biệt xã Cổ Đô còn được
mệnh danh là làng họa, làng thơ, nơi đây đã sản sinh nhiều họa sỹ có tên
tuổi trong làng nghệ thuật của Đất nước như họa sỹ Sỹ Tốt, Trần Hòa...
Xã có một khu dân cư có 100% bà con
là giáo dân theo đạo Thiên chúa, nhân dân sống bằng nghề đánh bắt cá
trên sông, từ sông Hồng đến sông Lô, sông Đà, công tác quản lý gặp nhiều
khó khăn.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, trong năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, MTTQ xã phối hợp chặt chẽ với chính
quyền, các tổ chức thành viên phát huy có hiệu quả sức mạnh đoàn kết
toàn dân, “Lương giáo một nhà” xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.
Việc làm ấy được thể hiện ở công tác vận động nhân dân ủng hộ tiền, công
sức tu sửa di tích lịch sử văn hóa và thực hiện tốt nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ. Ban công tác Mặt trận
khu dân cư và ban hành giáo xóm Tân Tiến, họ giáo Kiều Mộc đã làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo.
Nhân dân xóm Tân Tiến tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nhiều năm liền, ban hành giáo Tân Tiến được UBND huyện Ba Vì tặng giấy
khen, được đề nghị Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố khen thưởng tại
Hội nghị biểu dương tập thể, cá nhân công giáo tiêu biểu Thủ đô năm
2010.
Là một xã có 5 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước
xếp hạng trải dài ở 4 thôn, các lễ hội diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8
tháng 10 âm lịch hàng năm. Bởi vậy dân làng có câu:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày lễ hội mùng 6 tháng 10 hàng năm”
Dù ở quê nhà hay đã và đang sinh sống trên mọi miền
Tổ quốc, người dân Cổ Đô đều hướng về quê hương. Các lễ hội dều được tổ
chức gọn nhẹ nhưng rất trang nghiêm như tổ chức rước kiệu truyền thống;
tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co... Thông qua lễ hội,
các thôn lồng ghép triển khai nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, biểu dương, khen thưởng cho các
tập thể, cá nhân tiêu biểu như Ban công tác Mặt trận thôn Viên Châu,
thôn Vu Chu, thôn Kiều Mộc.
Là một xã thuần nông, có nhiều di tích lịch sử văn
hóa, nguồn kinh phí đầu tư, tu sửa di tích lịch sử văn hóa của Nhà nước
còn gặp nhiều khó khăn. Để lưu giữ tài sản quý giá này cho muôn đời sau
và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, UB MTTQ xã Cổ Đô hướng dẫn Ban
công tác Mặt trận ở các thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân làm công tác từ thiện, tự nguyện ủng hộ tiền của tu sửa các
công trình văn hóa. Năm 2009, toàn xã tu sửa, nâng cấp 3 công trình như:
đình, đền, miếu, chùa thôn Kiều Mộc, đình Viên Châu, chùa Vu Chu với
tổng giá trị công trình lên tới 1,5 tỷ đồng. Về với Cổ Đô hôm nay, bộ
mặt thôn quê đã có nhiều đổi mới toàn diện. Toàn Đảng, toàn dân đang thi
đua lao động sản xuất, tập trunẩptiển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới, hưởng ứng chương trình nước sạch, dự án nuôi trồng thủy sản...
thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, chào mừng Đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hướng tới 80 năm ngày thành lập
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
MTTQ xã Cổ Đô