Giai đoạn 1954-1957: Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tham gia tiếp quản và phục hồi kinh tế thủ đô
Sau chín năm kháng chiến oanh liệt của dân tộc chống cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Ngày 10 tháng 10 năm1954, Thủ đô thân yêu lại được đón Trung ương Đảng và Chính phủ cùng đoàn quân chiến thắng của nhân dân trở về Hà Nội. Từ ngày này, lịch sử Thủ đô sang một trang mới - thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng triệt đổ nhất và đầy khó khăn thử thách, đồng thời phải cùng nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Trong sự nghiệp này, Mặt trận Liên Việt Thủ đô có vai tro to lớn và giác ngộ tập hợp, tổ chức các tầng lớp nhân dân thành một khối nhằm củng cố và xây dựng Hà Nội thành trái tim của cách mạng cả nước.
Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-7-1954) công tác tiếp quản Thủ đô được chuẩn bị tích cực. Đó là nhiệm vụ đầu tiên và phức tạp của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ thị cho Hà Nội khi tiếp quản Thành phố phải ổn định được lòng dân; ổn định trật tự xã hội; phục hồi nhanh chóng sinh họat bình thường của Thành phố.
Hà Nội được giải phóng, công tác Mặt trận có nhiều khó khăn - khối quần chúng rất phức tạp; cơ sở Mặt trận trong tư sản, trí thức, tôn giáo đều yếu; cán bộ Mặt trận thiếu nhiều, lập bộ máy Mặt trận khó khăn và chậm chạp. Mặc dù vậy, Mặt trận Tổ quốc Hà Nội vẫn xác định rõ nhiệm vụ của mình lúc này là đẩy mạnh công tác vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất thành phố.
Ngay khi tiếp quản Thành phố, Đảng bộ Hà Nội đã xác định : phải mở rộng Mặt trận, gồm tất cả những tầng lớp, cá nhân tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Trước mắt Mặt trận phải tham gia vào công tác tiếp quản Thành phố; chống đế quốc Mỹ và tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hoá trước khi rút khỏi Hà Nội và dụ dỗ đồng bào di cư và Nam gây khủng hoảng xã hội miền Bắc và làm rối loạn Thủ đô. Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ tiếp quản và chống địch phá hoại Hiệp định đình chiến, Mặt trận Liên Việt Thành phố đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần đưa nhanh nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội đến thành công tốt đẹp. Mặt trận đã tham gia tích cực vào việc vận động công nhân và các tầng lớp lao động Thủ đô kiên quyết chống lại âm mưu phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hoá của Mỹ và tay sai. Nhờ vậy, Mặt trận đã góp phần to lớn vào việc tiếp thu nhanh gọn 129 công sở, xí nghiệp, trường học và bệnh viện, vận động được hơn 70% số đồng bào bị địch dụ dỗ cưỡng ép di cư vào Nam ở lại miền Bắc. Kết quả đó đã ổn định nhanh chóng tình hình xã hội, an ninh trật tự ở Thủ đô, tình trạng trộm cắp giảm 80% so với trước khi tiếp quản, làm cho nhân dân yên tâm phấn khởi, từng bước làm thay đổi bộ mặt thành phố.
Cùng với việc thực hiện tiếp quản thành phố, công tác củng cố và tăng cường tổ chức Mặt trận được xúc tiến khẩn trương. Hội nghị đại biểu củ Mặt trận Liên Việt Hà Nội được triệu tập. Hội nghị đã được phổ biến và thảo luận về chủ trương củng cố và mở rộng Mặt trận của Ban Mặt trận Trung ương và của Mặt trận Liên Việt Thành phố Hà Nội. Tiếp đó, vào tháng 2-1955, Ban vận động mở rộng và củng cố Mặt trận Thành phố được thành lập. Ban vận động đã triển khai hoạt động ngay và đến cuối thang 2-1955, Hội nghị Mở rộng và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất Thành phố Hà Nội đã được triệu tập và thành công tốt đẹp. Qua Hội nghị, các tầng lớp nhân dân và cá nhân đã xác định rõ trách nhiệm và vị trí, vai trò của mình trong tổ chức Mặt trận và trong việc ổn định tình hình Thành phố. Đầu tháng 10-1955, Đại hội Mặt trận Thành phố lần thứ nhất được tổ chức và thành công rực rỡ. Đại hội đã thảo luận sâu sắc và đi đến nhất trí tán thành Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã đi đến thành lập Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội là tổ chức nối tiếp và thay thế Mặt trận Liên Việt Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp. Đại hội đã bầu ra Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố gồm đủ các thành phần tiêu biểu cho khối đoàn kết rộng rãi của nhân dân Thủ đô do nhà giáo, nhà khảo cứu Doãn Kế Thiện - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Chủ tịch, Qua Đại hội, mọi thắc mắc của Đại biểu các giai cấp tầng lớp và cá nhân đề được giải đáp, lòng tin tưởng ở tính đoàn kết thành thực giữa các tầng lớp nhân dân, cùng nhau kiến thiết Thủ đô, góp phần cùng đồng bào cả nước đấu tranh củng cố hoà bình, thống nhất đất nước được tăng cường. Đúng như Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tôn Đức Thắng nói ở Đại hội này: Khối đoàn kết của nhân dân Thủ đô Xứng đáng là trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc, là trung tâm của cuộc vận động thực hiện Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Để triển khai công tác Mặt trận được sâu rộng và có hiệu quả, hệ thống Ban liên lạc Mặt trận khu phố đã được xây dựng và củng cố, các tổ chức mới làm thành viên của Mặt trận như Hội công thương thành phố… được thành lập. Sau một thời gian tích cực hoạt động, tổ chức Mặt trận Thành phố đã đựoc mở rộng và tăng cường làm cho hoạt dộng của Mặt trận được phát triển góp phần đáng kể vào việc thực hiện những nhiệm vụ của Thành phố trong buổi đầu tiếp quản và khôi phục kinh tế ở Thủ đô.
Nhiệm vụ phục hồi kinh tế Thủ đô sau chiến tranh là nhiệm vụ lớn, bao trùm, có tầm quan trọng đặc biệt. Thực hiện nhiệm vụ này, Mặt trận Thành phố đã tích cực vận động các giai tầng xã hội nhận rõ và tham gia tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của Thủ đô. Trong cuộc vận động này, Mặt trận đã quán triệt đặc điểm, vai trò của các giai tầng xã hội và đề ra nội dung, phương pháp vận động thíc hợp nhằm phát huy cao nhất khả năng của các giai tầng xã hội vào một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ khối phục kinh tế của Thủ đô.
Mặt trận Thành phố đã góp phần tích cực vào việc giáo dục động viên giai cấp tư sản tham gia khôi phục kinh tế Thủ đô. Giai cấp tư sản Hà Nội mang đầy đủ đặc trưng của giai cấp tư sản Việt Nam, nó ra đời muộn sau giai cấp công nhân, nhỏ bé về kinh tế và lệ thuộc đế quốc thực dân cả về chính trị và kinh tế. Tư sản ở Hà Nội sau ngày 10-10-1954 có số lượng đông nhất miền Bắc với số vốn bằng 70% tổng số vốn của tư sản miền Bắc lúc đó, tư sản mại bản hầu hết đã chạy theo đế quốc vào Nam. Giai cáp tư sản ở lại Hà Nội đã có nhiều công lao với cách mạng dân tộc dân chủ, có 9 nhà tư sản là bộ đội, 139 nhà tư sản là cơ sở cách mạng, 182 gia đình tư sản có con là cán bộ cách mạng hoặc là bộ đội, có 5 nhà tư sản là Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, có 258 nhà tư sản từng tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị cách mạng. Hoà bình lập lại, họ ở lại miền Bắc tiếp tục ủng hộ chính quyền cách mạng.
Thành uỷ và Uỷ ban Hành chính Hà Nội chủ trương tận dụng khả năng tích cực của tư sản góp phần vào thực hiện phục hồi kinh tế Thủ đô. Thực hiện chủ trương này, Mặt trận Thành phố đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động các nhà tư sản. Mặt trận đã quán triệt chính sách lao tư lưỡng lợi, giúp các nhà tư sản bỏ tư tưởng ỷ vào đế quốc, sợ Mỹ, xây dựng cho họ tư tưởng và lòng tự hào dân tộc. Mặt trận đã giai thích chính sách của Đảng và Chính phủ thực hiện khôi phục kinh tế cho các xí nghiệp tư bản tư nhân khôi phục mau chóng và xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới; giúp các nhà tư sản thương nghiệp chuyển một phần hoặc bỏ toàn bộ vốn sang sản xuất giúp các nhà tư bản công nghiệp đi dần vào con đường tư bản nhà nước bậc thấp, giúp các nhà tư sản lập Hội công thương và gia nhập Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Nhờ vậy kinh tế tư bản ở Hà Nội thời kỳ này có bước phát triển đáng kể. Hơn 250 cơ sở kinh tế của tư sản công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải được xây dựng sau tiếp quản Thành phố, chiếp 1/4 số cơ sở của ba loại tư sản trên các thành phố, riêng công nghiệp có gần 200 cơ sở mới, nếu tính các cơ sở sảng xuất tư doanh nói chung đến cuối năm 1956 Thành phố đã có 11.800 cơ sở với 46.700 công nhân (cuối năm 1955 chỉ có 7.300 cơ sở với 29.000 công nhân). Kinh tế tư bản đã góp phần quan trọng vào thực hiện khôi phục kinh tế Thủ đô. Nhiều mặt hàng mới được phát triển làm phong phú bộ mặt Thủ đô, đã góp phần thay thế một khối lượng đáng kể hàng ngoại hoá trước đây, thoả mãn một phần lớn nhu cầu của nhân dân Hà Nội và đóng góp một phần nhất định vào việc cung cấp hàng hoá trên thị trường miền Bắc.
Cùng với vận động giai cấp tư sản, Mặt trận đã tiếp xúc và vận động tầng lớp trí thức ở Thủ đô. Lúc này, trí thức ở Hà Nội có hai bộ phận chính, một bộ phận trí thức đi kháng chiên sau hoà bình trở lại Thủ đô, và một bộ phận trí thức lưu dung làm việc ở Thành phố trong thời kỳ kháng chiến đã ở lại khi Hà Nội được giải phóng. Ngoài ra còn có một bộ phận trí thức là Việt Kiều về nước sau hoà bình. Nhìn chung tầng lớp trí thức ở Hà Nội cũng có những đặc điểm của tầng lớp trí thức Việt Nam, trừ một số ít xuất thân từ tư sản, địa chủ, đa số họ đều xuất thân từ thành phần tiểu tư sản. Dưới chế độ thực dân phong kiến họ bị chèn ép, khinh rẻ, do đó họ sẵn có lòng yêu nước và quyền lợi của họ căn bản nhất trí với quyền lợi của dân tộc. Trí thức được đào tạo dưới chế độ thực dân, nhất là trí thức lưu dung, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng đế quốc phong kiến và tư sản. Đại bộ phận trí thức cao cấp ở miền Bắc tập trung ở Hà Nội, làm việc ở các cơ quan Trung ương và Hà Nội, họ có nhiều quan hệ và ảnh hưởng với trí thức ở nước ngoài, nhất là ở Pháp và ở miền Nam.
Trí thức kháng chiến đã được thử thách và rèn luyện. Khi về Thủ đô, họ công tác tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm, tác phong gương mẫu. Họ tự hào nhưng cũng nảy nở hiện tượng tự kiêu không muốn lẫn lộn với trí thức lưu dung. Trí thức lưu dụng ở lại hà Nội có nhiều động cơ khác nhau, vì gắn bó với gia đình hoặc có tài sản ở Hà Nội, đại đa số ở lại với động cơ tốt. Trí thức kháng chiến và trí thức lưu dung lúc này còn có chế độ lương khác nhau, sinh hoạt khác nhau, trình độ khác nhau nên chưa thật sự thông cảm với nhau.
Trí thức Vệit kiều giàu lòng yêu nước, hăng hái về tham gia xây dựng đất nước, đấu tranh thống nhất Tổ quốc nhưng giác ngộ còn có hạn và không ý thức hết được khó khăn nên nhiều người còn thắc mắc, thậm chí một số muốn trở lại nước ngoài.
Phương châm chung trong công tác vận động trí thức của Mặt trận lúc này là tranh thủ, đoàn kết, giáo dục và cải tạo. Muốn đoàn kết tốt với tầng lớp trí thức cũng phải có đấu tranh dựa trên cơ sở Cương lĩnh của Mặt trận. Đấu tranh cải tạo trí thức là đấu tranh nội bộ nhân dân, đấu tranh cải tạo nhưng đảm bảo đoàn kết, tranh thủ trí thức. Phương pháp vận động trí thức lúc này của Mặt trận là phát huy tự do tư tưởng và tự nguyện, dựa vào những phần tử trung kiên, mở rộng tranh luận trong nhóm, trong các tổ chức, các ngành và câu lạc bộ trí thức. Thực hiện liên hệ lý luận với thực tiễn, đồng thời tuyên truyền thời sự chính sách trong quá trình vận động trí thức. Đấu tranh cải tạo tư tưởng trí thức đồng thời đề nghị thực hành chính sách đãi ngộ với trí thức thoả đáng.
Mặt trận Thành phố lúc này đi sâu vào tầng lớp trí thức, với tinh thần Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và khẩu hiệu hoà bình, thốgn nhất, độc lập, dân chủ mà đẩy mạnh việc giáo dục, động viên lòng yêu nước, ý thức chủ nhân đất nước của trí thức, tranh thủ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp trí thức, tích cực phát huy mọi khả năng chuyên môn của họ, làm cho trí thức đóng góp vào việc khôi phục kinh tế Thủ đô và các nhiệm vụ khác. Mặt trận đã giúp số công chức lưu dung học tập để họ từng bước có nhận thức tư tưởng mới: hướng các trí thức làm nghề tự do thoát ly dần tư tưởng bóc lột và lối sống tư sản dần dần dem tri thức của mình phục vụ nhân dân, phục vụ chế độ mới. Mặt trận cũng tiếp tục bồi dưỡgn cho trí thức kháng chiến tiến bộ hơn và xây dựng sự đoàn kết nhất trí giữa trí thức kháng chiến với trí thức không có điều kiện tham gia kháng chiến. Mặt trận đã tích cực tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước trong trí thức, nhất là chính sách nguyên lương đối với viên chức. Điều đó đã dần làm thông tư tưởng cho rằng chính sách nguyên lương là thủ đoạn tạm thời; đã góp phần làm mất đi sự dè dặt ban đầu của trí thức viên chức cũ. Mặt trận đã giải thích được một phần những thắc mắc về chương trình học tập, thi cử, văn bằng cho học sinh, sinh viên, khơi dậy khôngkhí mới trong nhà trường. Có sự giúp đỡ của Mặt trận, các trường đã mở được những hội nghị học sinh toàn Thành phố, hội nghị tổng kết giáo dục của Thủ đô với sự tham gia của hàng vạn giáo viên công, tư và học sinh cùng phụ huynh.
Nửa cuối 1956, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn. Lợi dụng tình hình đó nhiều hoạt động chống lại sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đã xuất hiện như hoạt động của nhóm Nhân văn-Giai phẩm. Lúc này Đảng Dân chủ phát triển mạnh đảng viên trong tư sản và một số trí thức gạt bỏ sự giúp đỡ của Đảng Lao động Việt Nam, lôi kéo quần chúng làm áp lực với Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, Mặt trận đã đẩy mạnh công tác vận động trí thức, tuyên truyền chính sách củ Đảng và Nhà nước, vạch rõ bản chất phản động chống chế độ mới của nhóm Nhan văn-Giai phẩm, tổ chức đấu tranh tư tưởng trong trí thức làm cho họ nhận rõ cái đúng, cái sai, để tự cải tạo tư tưởng của mình. Nhờ vậy, tuy có nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng trí thức Thủ đô thưòi kỳ này đã có những đóng póp tích cực vào nhiệm vụ ổn định tình hình Thành phố và hồi kinh tế Thủ đô.
Vận động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp của Mặt trận Tổ quốc Hà Nội sau ngày tiếp quản Thủ đô. Mặt trận thực hành công tác vận động tôn giáo trên cơ sở nắm vững chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đoàn kết với quần chúng lao động và những ai có thể đàon kết được trong tầng lớp trên của tôn giáo; cải tạo giáo hội về chính trị, kinh tế và tổ chức ; kiên quyết đấu tranh với bọn phản động đội lốt tôn giáo nhưng phải thận trọng và vững chắc. Đồng thời với việc nắm chắc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Thành phố cùng nghiên cứu kỹ đặc điểm tôn giáo ở Hà Nội sau ngày giải phóng để thực hành công tác vận động tôn giáo. Hà Nội là nơi tập trung đầu não của các tôn giáo và cũng là nơi tập trung bọn phản động đầu sỏ hoạt động trong tôn giáo. Hoạt động chống đối của các phần tử đội lốt tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo và rất tinh vi, xảo quyệt trên tất cả các mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Hà Nội cũng là nơi tập trung đông các giáo sĩ ngoại quốc, có nhiều dòng tu ngoại quốc có liên hệ chặt chẽ với các phái đoàn của các nước tư bản, đế quốc ở Hà Nội. Giáo dân ở Hà Nội có số lượng ít và căn bản họ có lòng yêu nước. Ngoài Thiên chúa giáo thì Phật giáo ở Hà Nội là tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong dân chúng. Phật giáo trong thời kỳ Pháp thống trị là tôn giáo bị chèn ép, thế quyền không có, kinh tế nỏ bé; đại bộ phận tăng ni có tinh thần dân tôc, nhiều người ủng hộ và tham gia cách mạng. Trong Phật giáo có tổ chức tiến bộ nhưng cũng có tổ chức do những phần tử xấu lập ra. Phật giáo Hà Nội cũng là một trung tâm của Phật giáo miền Bắc và củ cả nước. Phật giáo Hà Nội có nhiều sơn môn, phe phái káhc nhau, có tới 7 sơn môn mâu thuẫn với nhau về quyền lợi. Cũng như Thiên chúa giáo, Phật giáo cũng bị đế quốc và phản động lợi dụng, chúng chui vào các tổ chức Phật giáo hoạt động chống phá cách mạng. Ngoài Thiên chúa giáo và Phật giáo, ở Hà Nội còn có đạo Tin lành, Cao đài, nhưng nhìn chung có số lượng tín đồ ít, ở rải rác và không phức tạp.
Trên cơ sở năm vững chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đặc điểm của các tôn giáo Hà Nội, đồng thời xuất phát từ các cuộc vận động lớn thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở Hà Nội và tình hình thực tế của các tôn giáo mà Mặt trận đã thực hiện công tác vận động tôn giáo Thủ đô góp phần ổn định tình hình xã hội và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Từ tháng 10-1954 đến tháng 6-1955 nhằm ổn định tình hình thành phố và phá tan âm mưu thâm độc của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào, nhất là người theo đạo Thiên chúa giáo di cư vào Nam, Mặt trận đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Thành phố triển khai tích cực vận động đồng bào ở lại Hà Nội, ở lại miền Bắc. Đồng thời với việc tích cực vận động đồng bào, ta đã kiên quyết trừng trị những tên đầu sỏ cố ý vi phạm Hiệp định Giơnevơ cưỡng ép đồng bào đi vào Nam, vi phạm tài sản của nhân dân. Mặt trận đã tuyên truyền, vạch trần âm mưu đen tói của địch và phát động tư tưởng của quần chúng; tố cáo các tội ác củ Mỹ và tay sai, khơi dậy lòng yêu nước và chí căm thù trong đồng bào. Địch dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân các tỉnh về tập trung ở Hà Nội rất đông để đi vào Nam và gây mất trật tự. Mặt trận đã góp phần phá tan âm mưu đó của địch, đã vận đông được 3.620 người, chiếm hầu hết những người ở các tỉnh về Hà Nội tự nguyện trở lại địa phương làm ăn và 726 gia đình ở Hà Nội bị địch lừa gạt đã có ý định di cư vào Nam, được Mặt trận giải thích đã yên tâm ở lại Hà Nội. Trong cuộc dấu tranh này ta đã vận động được 70% số đồng bào bị địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam ở lại.
Từ tháng 7-1955 đến tháng 9-1956, Thành phố thực hiện cải cách ruộng đất và đăng ký hộ khẩu. Sau khi bị ta phá tan âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam và sau một thời gian những phần tử đội lốt tôn giáo theo dõi, tìm hiểu cách thức hoạt động của ta, chúng lợi dụng hình thức công khai hợp pháp để nắm quần chúng nhất là với thanh niên, chúng dùng chính quyền để mê hoặc, đe doạ, khủng bố tinh thần quần chúng, ngăn cản những hoạt động yêu nước của đồng bào, tuyên truyền, xuyên tạc mọi chủ trương, chính sách của ta, chúng đả kích cải cách ruộng đất và chủ trương đăng ký hộ khẩu của Thành phố. Thành uỷ đã kịp thời chỉ đạo và Mặt trận thực hiện tốt sự chỉ đạo đó, kịp thời vạch mặt bọn phản động, cô lập ảnh hưởng và hạ uy tín của chúng, làm cho quần chúng phân biệt được thế nào là phản động đội lốt tôn giáo, thế nào là những hoạt động tôn giáo chân chính và những hoạt động kính chúa yêu nước. Nhờ vậy, ta đã tập hợp và nắm được đông đảo quần chúng tôn giáo. Cùng với cuộc đấu tranh trên, hàng năm Mặt trận đã giúp đỡ các tôn giáo tổ chức những ngày lễ như ngày Noen, ngày Phật đản… rất long trọng và trang nghiêm đã gây được ảnh hưởng tôt trong giáo dân và tăng ni phật tử. Cùng với việc tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo, Mặt trận đã tích cực hoạt động để tiến tới thành lập Ban liên lạc Công giáo và Ban đại diện Phật giáo nhằm tập hợp đông đảo đồng bào tôn giáo, cô lập bọn phản động chống đối và vô hiệu hoá các tổ chức tôn giáo của địch thành lập trước đây.
Từ tháng 10-1956 đến hết năm 1957 thời gian cách mạng trong nước và trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Mỹ - Diệm cự tuyệt hiệp thương mại hai miền, các lực lượng chống đối hoạt động mạnh, trên thế giới xảy ra nhiều vụ bạo động ở các nước xã hội chủ nghĩa… Tình hình đó đã tạo cho bọn đội lốt tôn giáo càng đẩy mạnh hoạt động chống đối ở địa bàn Hà Nội. Để chặn lại những hoạt động phá hoại củ các phần tử tôn giáo phản động và triệt để sửa sai trong cải cách ruộng đất nhằm tiếp tục giác ngộ và tập hợp đoàn kết đồng bào tôn giáo, cuối năm 1956, Uỷ ban Hành chính Thành phố đã thông báo 10 điểm trong thực hiện sửa sai của cải cách ruộng đất đối với tôn giáo. Mặt trận đã tuyên truyền, giải thích và cổ động cho 10 điểm trên được thực hành triệt để và rộng rãi góp phần khắc phục những sai lầm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, củng cố khối đoàn kết toàn dân. Ban liên lạc Công giáo và Ban đại diện Phật giáo ra đời, tuy bị bọn phản động phá hoại và lợi dụng thần quyền ngăn cản và đe doạ đồng bào, nhưng các giáo dân tín đồ vẫn tham gia đông đảo và thảo luận sôi nổi về mục đích, ý nghiã của việc thành lập các tổ chức này. Mặt trận đã tham gia xây dựng những cơ sở quần chúng tốt trong tôn giáo: đã tổ chức cho đồng bào tôn giáo phân tích những luận điệu xuyên tạc của bọn đội lốt tôn giáo: tổ chức hàng chục buổi nói chuyện cho hàng nghìn tín đồ các tôn giáo phản đối Mỹ- Diệm cự tuyệt tổng tuyển cử và chúng tổ chức tuyển cử riêng rẽ ở miền Nam.
Mặt trận Thành phố đã kiên trì thực hiện công tác tôn giáo vận và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thiết thực ổn định tình hình Thành phố sau tiếp quản, phá tan âm mưu phá hoại của địch, củng cố những thắng lợi mà nhân dân Thành phố đã giành được và tổ chức khối đoàn kết thống nhất ngày càng rộng rãi của đồng bào tôn giáo trong cộng đồng toàn dân Thủ đô. Thắng lợi này làm cơ sở và niềm tin cho khối đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh mới.
Công tác vận động người Hoa ở Hà Nội cũng là một nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và bọn can thiệp Mỹ, Đảng bộ và Mặt trận Thành phố chưa làm được bao nhiêu công tác này, người Hoa ở Hà Nội khi đó cũng chưa hiểu về cách mạng, chủ yếu là buôn bán để sống, côgn nhân người Hoa ít, và họ làm thuê cho các cơ sở tư sản. Hà Nội được giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô có nhiều việc cấp bách phải giải quyết. Mặt khác, vấn đề người Hoa ở miền Bắc nói chung, ở Hà Nội nói riêng lúc này do sự thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc thì chủ yếu do Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội giải quyết như cứu tế, khôi phục trường học, giải thể và tiếp quản những tổ chức cũ của người Hoa. Đến năm 1956, Thành uỷ Ha Nội lập Tiểu ban Hoa vận, song lúc này Tiểu ban Hoa vận cũng như Mặt trận mới thực hiện việc nắm tình hình người Hoa giúp Trung ương và Thành uỷ ra một số nghị quyết về Hoa vận mà chưa đi sâu vào quần chúng người Hoa để thực hành vận động họ.
Thời kỳ tiếp quản và khôi phục kinh tế Thủ đô, tổ chức Mặt trận của Hà Nội đã được mở rộng và tăng cường. Mặt trận đã đi vào hoạt động ngày càng nền nếp, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Mặt trận đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình Thành phố, xây dựng và phát triển khối đoàn kết toàn dâ, làm cho Thủ đô có những bước tiến và thay đổi căn bản trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Song, thời kỳ này cũng còn nhiều hạn chế và khuyết điểm trong công tác Mặt trận. Trước hết, trong lãnh đạo cũng như thực hành công tác Mặt trận chưa có quan niệm rõ ràng công tác Mặt trận là công tác đấu tranh giai cấp. Đoàn kết các giai tầng trong Mặt trận là điều hoà một cách thích đáng mâu thuẫn giữa các giai cấp. Muốn tranh thủ đoàn kết được các tầng lớp trên phải dựa vững chắc vào lực lượng của các tầng lớp cơ bản. Không có quan niệm rõ ràng như vậy, nên trong thực tiễn công tác Mặt trận còn nặng hữu khuynh, chỉ chú ý tuyên truyền vận động tư sản, vuốt ve mơn trớn trí thức mà không chú ý xây dựng và dựa hẳn vào giai cấp công nhân và tầng lớp lao động nghèo. Hai là, Mặt trận chưa thật chủ động trong công tác vận động quần chúng các giai tầng xã hội. Bởi vậy, khi triển khai cuộc đấu tranh chống địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam lúc đầu còn chậm chạp, chưa phát động được tư tưởng quần chúng, chưa biến công tác này thành phong trào quần chúng rộng rãi nên có phần hạn chế thắng lợi. Ba là, các ngành, các đoàn thể chưa thật quan tâm tới công tác Mặt trận. Do vậy nhiều lúc Mặt trận rơi vào tình trạng đơn phương trong công tác vận động quần chúng, và làm cho Mặt trận có lúc còn hẹp hòi trong tổ chức và vận động quần chúng. Bốn là, công tác Mặt trận ở thời kỳ này chưa thành phong trào sâu rộng trong toàn dân.
Giai đoạn 1958-1960: Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa
Năm 1958, miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch dài hạn đầu tiên nhằm cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế và bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá. Quán triệt nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước vào địa bàn Thủ đô, thang 3-1958, Thành uỷ Hà Nội đã họp mở rộng xác định rõ nhiệm vụ củ Thành phố thời kỳ 1958-1960 là:
Phát triển một bước khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh thêm một bước công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những thành phần kinh tế phi xã hôi chủ nghĩa ; tăng cường công tác cách mạng tư tưởng văn hóa nhằm xây dựng Thủ đô về mọi mặt; cải thiện dân sinh trên cơ sở phát triển sản xuất; tiến thêm một bước lên chủ nghĩa xã hội, góp phần củng cố miền Bắc vững mạnh, đồng thời lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chính trị nhằm thống nhất đất nước và bảo vệ hoà bình trên thế giới.
Tháng 6-1958, Đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội được khai mạc tại Thủ đô. Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện Cương lĩnh Mặt trận trong ba năm (1955-1957) trên địa bàn Hà Nội. Đại hội một lần nữa xác định lập trường đoàn kết phấn đấu theo Cương lĩnh là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Đại hội quán triệt nhiệm vụ của Thành phố trong kế hoạch ba năm (1958-1960) và xác định Mặt trận ra sức phấn đấu xây dựng khối đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của Thành phố trong thời kỳ mới. Để đạt được phương hướng này, Đại hội đã xây dựng bốn nhiệm vụ của Mặt trận Thành phố trong kế hoạch ba năm:
1. Đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, tham gia các công tác ngoại giao nhân dân.
2. Tham gia công cuộc cải tạo và kiến thiết Thành phố theo hưóng xã hội chủ nghĩa.
3. Tham gia củng cố chính quyền , góp phần củng cố quốc phòng
4. Tiếp tục củng cố và mở rộng Mặt trận Tổ quốc Thành phố.
Đại hội đã thảo luận và xác định rõ địa vị, vai trò tiền đồ của các giai cấp, tầng lơp trong Mặt trận trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Thủ đô.
Đại hội đã bầu ra Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội gồm 53 vị, tiêu biểu cho khối đoàn kết toàn dân, đó là các đại biểu ưu tú của các giai tầng, đảng phái, tôn giáo ở Thủ đô. Cụ Doãn Kế Thiện được tiếp tục bầu làm Chủ tịch.
Với Đại hội lần thư II, tổ chức Mặt trận Thành phố được củng cố và mở rộng một bước. Từ đây công tác Mặt trậ được quan niệm và quy định rõ hơn. Ban Mặt trận và Thành uỷ có lề lối làm việc và phối hợp công tác với Mặt trận chặt chẽ hơn, tạo cho công tác của Mặt trận có điều kiện phat triển tôt hơn. Công tác Mặt trận phát triển làm cho đội ngũ cán bộ Mặt trận được thử thách và trưởng thành nhiều và công tác Mặt trận của cán bộ có chiều sâu.
Sau Đại hội II, công tác Mặt trận ở khu phố được chấn chỉnh và được hướng dẫn góp phần vận động cải chính của công tác Mặt trận là góp phần vận động cải tạo tư sản và các tầng lớp trên, đoàn kết vạn động họ tham gia các hoạt động văn hoá xã hội ở đường phố.
Hệ thống tổ chức Mặt trận ngày càng được củng cố, hoạt động của Mặt trận Thành phố ngày càng có nền nếp, sâu rộng hơn trước. Nhờ vậy Mặt trận đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch ba năm (1958-1960) của Thủ đô.
Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch ba năm của Thành phố và thực hiện bốn nhiệm vụ củ Đại hội II Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, Mặt trận đã đẩy mạnh công tác của mình cả bề rộng lẫn bề sâu. Mặt trận đã chú trọng tuyên truyền động viên quần chúng tham gia đông đảo và thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng và Chính phủ, tích cực phát triển sản xuất, phát triển văn hoá, xây dựng chính quyền Mặt trận đã thực hiện củng cố khối liên minh công nông, tổ chức các cuộc kết nghĩa giữa các xí nghiệp với các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành. Mặt trận đã chủ trì , tổ chức, động viên phong trào kết nghĩa ba thành phố lớn: Hà Nội - Huế - Sài Gòn, với những nội dung thiết thực động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực xây dựng Thủ đô và thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà. Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn là một phong trào rộng lớn, liên tục động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân, đã nuôi dưỡng và kích thích tình cảm ruột thịt thống nhất Bắc Nam, kích thích tinh thần hăng hái, làm việc có chất lượng, có năng suất nhằm chẳng những xây dựng Thủ đô, củng cố miền Bắc và còn vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà. Phong trào kết nghĩa Hà Nội -Huế - Sài Gòn còn động viên mạnh mẽ tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào Huế - Sài Gòn và toàn miền Nam kiên quyết chống lại chính sách đàn áp khủng bố man rợ của chính quyền phát xít Mỹ - Nguỵ. Phong trào này như ngòi nổ dây chuyền dấy lên phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh miền Nam, gây nên phong trào thi đua sôi nổi trong cả nước vì sự nghiệp củng cố miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhiệm vụ động viên toàn dân hăng hái thực hiện kế hoạch ba năm được Mặt trận xác định là trọng tâm. Mặt trận đã tập trung vận động đồng bào Thủ đô góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế đã được xác định trong kế hoạch ba năm của Hà Nội. Như vậy, Mặt trận ở Thủ đô lúc này đã từ liên minh dân tộc dân chủ chuyển thành liên minh xã hội chủ nghĩa, thực chất đã là Mặt trận vận động lao động sản xuất. Nhằm hoàn thành sứ mạng lịch sử mới này, Mặt trận đồng thời với hoạt động bề rộng của mình, vẫn đi sâu vào vận động các giai cấp tầng lớp cụ thể.
Xuất phát từ nhiệm vụ kế hoạch ba năm,, Mặt trận đã tập trung vào vận động giai cấp tư sản ở Hà Nội thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sản xuất. Giai cấp tư sản ở Hà Nội lúc này có gần 1.400 cơ sở tư bản tư doanh. Bên cạnh những mặt tích cực của giai cấp tư sản đã có những đóng góp phục hồi kinh tế Thủ đô thời kỳ 1954-1957, thì giai cấp tư sản Hà Nội cũng có những thuộc tính bóc lột, lề thói kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Ngay khi hoà bình lập lại, tư sản Hà Nội đã vơ vét hàng hoá, đầu cơ tích trữ, nâng giá đe doạ nghiêm trọng sản xuất và người tiêu dùng. Trong số 1.794 tư sản là đối tượng cải tạo, đã có 31 là sĩ quan và nguỵ quân, có 21 người tham gia nguỵ quyền, 150 người là gián điệp đặc vụ bị nghi vấn chính trị. Khi bước đầu thực hiện cải tạo, giai cấp tư sản ở Hà Nội đã gây ra những khó khăn, thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Họ sản xuất hàng hoá gian dối, lấy cắp nguyên vật liệu, lậu thuế, man thuê, thậm chí không chịu gia công đặt hàng, kinh tiêu đại lý cho Nhà nước. Cuối năm 1956 đầu năm 1957, lợi dụng tình hình cách mạng trong nước và trên thế giới có nhiều khó khăn, tư sản ở Hà Nội đã chống đối lại cách mạng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực, ra sức đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường rất nghiêm trọng. Tình thế buộc Nhà nước phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa với giai cấp tư sản một cách hoà bình.
Khi chấp nhận cải tạo xã hội chủ nghĩa, giai cấp tư sản là một thành viên của Mặt trận, do vậy Mặt trận có vai trò lớn trong việc giáo dục đường lối cải tạo cho họ. Mặt trận đã mở nhiều lớp học cho các nhà tư sản nghiên cứu chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của Thành phố nhằm thực hiện chính sách đó, tạo điều kiện cho các nhà tư sản thực hiện chính sách cải tạo xã hội đựơc tốt. Mặt khác, Mặt trận đã đấu tranh kiên trì với mặt tiêu cực của các nhà tư sản chống lại cải tạo.
Khi bắt đầu vào kế hoạch cải tạo thì giai cấp tư sản có nhiều lo sợ. Khi được học tập tình hình nhiệm vụ mới, đựơc giáo dục con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp tư sản dần yên tân về mặt chính trị, không lo bị đấu tố như lúc đầu họ nghĩ, và họ cũng nhận ra tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phải đi. Quá trình giáo dục kết hợp với tiến hành cải tạo dần dần để tư sản Hà Nội thừa nhận bóc lột xấu xa, họ là người bóc lột. Qua đó, họ yên tâm về tương lai tiền đồ củ con cái. Một bộ phận nhận tư sản công nhận chính sách cải tạo hoà bình của Đảng là hợp tình hợp lý. Thông qua Mặt trận, Thành phố đã sử dụng tốt Hội liên hiệp công thương trong công tác đấu tranh, giáo dục và vận động hội viên ngươờ tư sản nói chung.
Mặt trận khu phố đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm cải tạo, đã giáo dục tư sản tham gia lao động xã hội chủ nghĩa và các hoạt động khác cùng các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Nhờ giáo dục chu đáo mà nhiều nhà tư sản đã thực hiện cải tạo tốt. Một số tư sản làm nòng cốt trong Hội công thương Thành phố tham gia vận động cải tạo. Một số tư sản đã đả kích những thành phần tư sản không chịu cải tạo. Nhờ những cố gắng tích cực của Mặt trận vận động giai cấp tư sản thực hiện cải tạo có két quả, đã góp phần đưa công cuộc cải tạo xã hộic hủ nghã đối với giải cấp tư sản tới hoàn thành về căn bản. Đến cuối quý III năm 1960, căn bản hoàn thành cải tạo tư sản ở Thủ đô, 865 hộ tư sản thương nghiệp đã được cải tạo. Có 499 cơ sở công nghiệp công tư hợp danh đã được sắp xếp thành 65 liên xưởng theo ngành sản xuất, và 421 cơ sở thương nghiệp công tư hợp doanh đã được sắp xếp thành 200 cửa hàng. Giữa năm 1960, căn bản hoàn thành cải tạo tư sản nhành vận tải với 137 cơ sở đã được công tư hợp doanh. Số chủ tư sản được cải tạo của ba ngành công , thương nghiệp và vận tải là 1.413 người. Có 29 hộ tư sản ngoan cố chống đối cải tạo đến cùng buộc Thành phố phải xử lý theo pháp luật.
Phát huy thành tích trong việc tranh thủ, đoàn kết, giáo dục, cải tạo trí thức ở thời kỳ trước, bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc Hà Nội tiếp tục tham gia thực hiện đoàn kết, giáo dụch và cải tạo trí thức Thủ đô. Qua thời kỳ 1954-1957, đại bộ phận trí thức Thủ đô, nhất là trí thức kháng chiến, đã thể hiện tinh thần tận tuỵ, vượt mọi khó khăn trong công tác , thiết tha với chuyên môn, cầu tiến bộ. có tinh thành chịu đựng gian khổ khắc phục khó khăn. Hầu hết họ có nguyện vọng chính đáng là muốn đựoc cải thiện một phần trong sinh hoạt, có đủ phương tiện làm việc, được giúp đỡ tiến bộ về khoa học kỹ thuật chuyên môn hơn…Nhưng trong tư tưởng của trí thức Thủ đô lúc này vẫn còn thể hiện sự bi quan, hoài nghi, hoang mang dao động, nhất là số trí thức lưu dung lớp trên và một số trí thức cao cấp. Vận động trí thức Thủ đô lúc này, Mặt trận xác định lấy việc sử dụng khả năng của trí thức là điều chủ yếu để đoàn kết và phát huy vài trò của họ. Trong quá trình sử dụng khả năng của trí thức đi đôi với việc giáo dục lý luận mà dần dần cải tạo họ. Qua việc giúp đỡ trí thức tự cải tạo mà tăng cường đoàn kết và sử dụng khả năng của trí thức.
Mặt trận Thành phố đã tổ chức cho trí thức Thủ đô nghiên cứu hai văn kiện của Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân họp ở Mátxcơva. Việc nghiên cứu, trao đổi hai văn kiện này đã nâng cao được nhận thức chính trị của trí thức, nhờ vậy tình hình trí thức Thủ đô ổn định hơn nhiều. Mặt trận còn tổ chức cho trí thức học tập về tình hình nhiệm vụ mới, tiếp tục đấu tranh vạch mặt bọn phản động, chống đối trong trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm ở các trường đại học và trong văn nghệ. Qua học tập và đấu tranh, trí thức càng nhận rõ sự thối nát của chế độ tư bản, tính phản động của tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm; nhận rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đó đã giúp trí thức Thủ đô hăng hái tham gia mọi công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
Mặt trận đã cùng các ngành giáo dục, đại học tổ chức chỉnh huấn cho trí thức; tổ chức cho trí thức tham gia các ngành chuyên môn ở Liên Xô, Trung Quốc; vận động trí thức thôi là tư, chống đầu cơ tân dược; nhất là phong trào lao động chân tay rộng rãi và dài hạn cuối năm 1958 đã mang lại nhiều kế quả tốt trong nhạn thức, tình cảm và công tác của trí thức. Những thành công trong công tác trí thức vận này lại được tình hình thế giới có nhiều thuận lợi, cùng những thắng lơịu của cách mạng ta ở trong nước tác động làm cho tình hình trí thức Thủ đô có nhiều chuyển biến căn bản, những tồn tại trong trí thức đựoc chuyển biến theo chiều hướng tích cực, bộ phận trung gian trở thành tích cực ngày càng nhiều, đạt tỷ lện20-30%.
Vào thời gian cuối của kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong trí thức có bộ phận dược sĩ còn nhiều tư tưởng lác hậu, học có những phản ứng mạnh. Một bộ phận trí thức có quan hệ quyền lợi, về gia đình với tư sản nên tư tưởng còn ảnh hưởng tư sản nhiều, họ không sẵn sàng ủng hộ những biện pháp cải tạo lúc này. Bộ phận viên chức lưu dung nhất là bộ phận viên chức lớp trên từ thời Pháp thuộc, còn nặng quan điểm tư sản. Thấy rõ tồn tại đó, Mặt trận đã tăng cường công tác vận động trí thức ở những đối tượng trên bằng nhiều hình thức tuyên truyền giải thích, sinh hoạt câu lạc bộ, vận động cá biệt. Mặt trận tập trung giải quyết vấn đề tồn tại này một cách tích cực, liên tục như một vấn đề trọng tâm khi đó. Nhờ vậy đã góp phần giải quyết những khó khăn chung đưa kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa của Thành phố hoàn thành đúng thời hạn.
Vào năm 1958, Quốc hội quyết định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế miền Bắc. Quyết định này đã có tác dụng nhiều đến tư tưởng các tôn giáo. Khi đó, ở Hà Nội tư tưởng các tôn giáo cũng diễn biến phức tạp, họ băn khoăn lo lắng, lo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Chính phủ không được thực hiện lâu dài, lo đời sống khi cải tạo sẽ có nhiều khó khăn. Trong khi đó, các phần tử phản động cầm đầu trong tôn giáo tiếp tục làm công cụ cho Mỹ - Diệm chống phá cách mạng, nhất là bọn phản động trong Thiên chúa giáo khi chúng còn lũng đoạn đựoc Giáo hội, chi phối được hầu hết các linh mục, tu sĩ. Hoạt động của chúng rất khôn ngoan, thâm đọc, các tôn giáo kinh doanh nông nghiệp cũng là đối tượng cần phải cải tạo xã hội chủ nghĩa. Riêng Giáo hội còn có những cơ sở kinh tế công, thương nghiệp như nhà in, cửa hàng cũng cần được cải tạo. Tình hình đó tạo ra tình hình khá phức tạp trong nhận thức tư tưởng của các tôn giáo trước kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Đi vào cải tạo, Mặt trận nhận rõ các tôn giáo là thành viên của Mặt trận cần được Mặt trận giáo dục, tổ chức, động viên yên tâm hành đạo và thực hiện tốt phần đời là công dân thực hiện chính sách của Nhà nước. Tháng 9-1958, Thành uỷ Hà Nội ra nghị quyết về tăng cường công tác vận động đồng bào Thiên chúa giáo ở Hà Nội. Thực hiện cuộc vận động này là cuộc vận động đấu tranh chính trị trong Thiên chúa giáo diễn ra rất phức tạp và gay gắt. Mặt trận đã là thành viên tích cực góp phần đưa cuộc đấu tranh này đạt nhiều kết quả tốt. Mặt trận đã chủ động tổ chức và tham gia vào nhiều cuộc vận động, giáo dục trong đồng bào Thiên chúa giáo; thực hiện tuyên truyền, quán triệt trong đồng bào về chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, về chủ trương đấu tranh thống nhất nước nhà, về việc xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, văn hoá và các công tác xã hội của Thành phố… Nhờ kiên trì vận động đồng bào của Mặt trận mà trình độ giác ngộ của giáo dân được nâng lên một bước. Đa số giáo dân đã hiểu rõ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa ở miền Bắc thực sự chăm lo đời sống cho đồng bào tôn giáo; đã đảm bảo tín ngưỡng tự do; và tư tưởng sợ cộng sản, sợ cấm đạo, sợ mất đạo trong đồng bào đã giảm đi nhiều. đồng bào cũng hiểu chế độ Mỹ - Diệm là thối nát, tàn bạo và đồng bào tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng ở miền Nam. Một bộ phận quần chúng giáo dân, nhất là học sinh, thanh niên, công nhân và ở một số thôn xóm có xu hướng không tôn giáo ngày càng phát triển, tín ngưỡng phai lạt rõ rệt. Số lượng cốt cán trong đồng bào Thiên chúa giáo ngày càng phát triển và vững vàng hơn. Một số người ngày càng tiến bộ đã đựoc kết nạp vào Đảng, vào Đoàn và được cử làm cán bộ chính quyền, đoàn thể ở khu phố, ở xã, hợp tác xã. Công nhân công giáo đều hăng hái sản xuất, năm 1960 ở 15 xí nghiệp có tới 120 chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến là người công giáo. Phần lớn giáo dân lao động nông nghiệp đều tham gia hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, có nơi giáo dân vào hợp tác xã cao cấp tới 100%. Các cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa của Nhà chung như nhà in, bệnh viện, cửa hàng và hàng nghìn mét vuông nhà cho thuê đựoc cải tạo theo chính sách chung của Nhà nước.
Cùng với việc đi sâu vận động giáo dục, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã tích cực tham gia tranh thủ, vận động các linh mục. Mặt trận phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố làm tan rã bọn phản động tay chân. Do vậy đến cuối năm 1960, Giáo hội Thiên chúa giáo ở Hà Nội đã có nhiều thay đổi, thế lực chính trị và kinh tế đã bị suy yếu nhiều; 17giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có 13linh mục và 4 sơ ở Hà Nội lần lượt rút khỏi miền Bắc; tên Vinh, đầu sỏ phản động làm linh mục chính địa phận bị trừng trị, nhiều tay chân xấu của chúng được cải tạo hoặc bị phân hoá, có xu hướng cầu an; luật lệ hà khắc của Giáo hội bị giảm nhiều; số cha cố ở Hà Nội trước thời kỳ cải tạo có 32 người giảm xuống còn 18 người ở cuối thời kỳ cải tạo.
Mặt trận Thành phố đồng thời xúc tiến vận động các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin lành, Cao đài. Mặt trận nhận thức rõ vận động tốt các tôn giáo này nhất là với Phật giáo, sẽ làm cho bọn phản động không lợi dụng được các tôn giáo, các tôn giáo này sẽ là lực lượng tốt cổ vũ lực lượng công giáo; mặt khác có tác dụng tích cực trong việc tranh thủ miền Nam và các nước Đông Nam Á. Năm 1958, Ban liên lạc Phật giáo Hà Nội được chuyển thành Chi hội Phật giáo thống nhất Hà Nội. Mặt trận đã cùng các Chi hội Phật giáo, các mục sư đạo Tin lành và các giáo sư đầu đạo của Cao đài đi sâu và có nhiều hình thức hoạt động để tập hợp, giáo dục đồng bào. Hàng năm Mặt trận mử nhiều lớp học ngắn ngày bồi dưỡng, giải thích đường lối cách mạng và những chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ, những chủ trương của Thành phố thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Như năm 1959, riêng trong Phật giáo đã mở được 6 lớp ngắn ngày cho 416 lượt người tham dự. Mặt trận còn động viên tổ chức cho các tăng ni phật tử tham gia những hoạt động đấu tranh thống nấht nước nhà; tham gia hoạt động nhân những ngày lễ lớn như ngày 2-9, tổ chức cho các tăng ni phật tử tham gia Bảo tàng Cách mạng. Mặt trận thường xuyên quan tâm đến đời sống hàng ngày của giáo dân và thăm hỏi, chăm sóc những người già yếu. Những hoạt động thiết thực, đúng đắn, chân tình của Mật trận đã làm cho đồng bào giáo dân ngày càng hiểu rõ thế nào là chính giáo, thế nào là tà giáo, hiểu được đạo lý một cách chân chính và đồng bào càng tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước. Trên cơ sở đó, đồng bào nhận rõ quyền lợi và trách nhiệm công dân của mình. Đồng bào tôn giáo đã đoàn kết xung quanh Mặt trận tham gia công tác yêu nước, xây dựng Thủ đô giàu đẹp và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đồng bào các tôn giáo tham gia nhiều cuộc mít ting, biểu tình phản đối Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
Hầu hết đồng bào tôn giáo sản xuất nông nghiệp đã vào hợp tác xã nông nghiệp, đạt từ 85-95%. Ở nội thành, đồng bào tôn giáo đều tham gia các hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp . Phong trào xoá nạn mù chữ được đồng bào tôn giáo tham gia tích cực, nhiều vị biết chữ xung phong làm giáo viên, có nhiều vị hoà thượng 70-80 tuổi vẫn tham gia lớp học. Đời sống giáo dân được nâng lên một bước ổn định.
Đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo được tăng cường, củng cố. Khối đoàn kết toàn dân Thủ đô được phát triển vững chắc.
Tháng 9-1958, Bộ Chính trị Trung ương Đảng có chỉ thị về công tác Hoa vận ở miền Bắc. Cuối năm1958, Đại sứ quán Trung Quốc bàn giao công tác Hoa vận ở miền Bắc cho Việt Nam, từ đây Việt Nam trả lương cho cán bộ Hoa vận ở Hà Nội và Trung ương. Ngay năm1958, dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã cùng Hội Liên hiệp Hoa Liên tổ chức học tập các chính sách của Đảng và Chính phủ cho đồng bào người Hoa. Trong quá trình tổ chức học tập, Mặt trận đã vận động được lực lượng thanh niên, học sinh và công nhân làm nòng cốt, anh chị em đã hăng hái đi đầu thực hiện mọi chủ trương công tác của Thành phố, cùng nhân dân Thủ đô góp phần xây dựng Thành phố trong buổi đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vào năm 1959, công tác Hoa vận ở Hà Nội thật sự được triển khai. Để công tác Hoa vận được thực hiện sâu rộng, Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Mặt trận và các cơ quan chức năng của Thành phố đã được quán triệt chính sách Hoa vận của Đảng và Nhà nước ta, trước hết là Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác hoa vận ở miền Bắc (9-1958). Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đoàn kết dân tộc trên cơ sở bình đẳng , đoàn kết người Hoa với nhau, đoàn kết đồng bào Hoa trong khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, đoàn kết nhân dân Việt Nam vưới nhân dân Trung Hoa nhằm bảo vệ độc lập của Việt Nam và Trung Quốc, củng cố hoà bình dân chủ thế giới, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Hoa ở Việt Nam. Đảng và Chính phủ ta chủ trương đồng bào Hoa được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân khác ở Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ góp phần làm cho chính sách Hoa vận của Đảng và Chính phủ được thực hiện tốt ở Thủ đô, làm cho mọi người thành tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của người Hoa, giúp họ cải thiện đời sống, đối đãi bình đẳng và bảo đảm cho họ được hưởng mọi quyền lợi là công dân Việt Nam, giác ngộ cách mạng cho đồng bào Hoa, đồng thời làm cho họ hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ là rất tiến bộ, chỉ dưới chính quyền dân chủ nhân dân thì người Hoa mới được hưởng những quyền lợi như vậy. Mặt khác, Mặt trận cũng cần tổ chức học tập và giải thích cho toàn dân và đồng bào Hoa đoàn kết chặt chẽ.
Khi Hà Nội bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, tuy số lượng người Hoa ở Thành phố không nhiều, chỉ có 12.000 người (cả miền Bắc và miền Nam lúc đó là 2 triệu người Hoa) nhưng cũng có đủ các thành phần: tư sản công thương nghiệp và giao thông vận tải, trí thức công nhân, tiểu chủ và những người buôn bán nhỏ. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, nên người Hoa ở Hà Nội có liên hệ chặt chẽ với người Hoa ở các địa phương và giữ vai trò đầu mối rất quan trọng. Mặt trận nhận thức rõ công tác Hoa vận ở Hà Nội được thực hiện tốt có ý nghĩa to lớn đối với cả nước.
Thời kỳ Thủ đô thực hiện kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa, Mặt trận có nhiệm vụ cùng các cơ quan khác của Thành phố vận động đồng bào Hoa thực hiện tốt chính sách cải tạo hoà bình và tham gia đấu tranh thống nhất đất nước Việt Nam, tích cực xây dựng Thủ đô về mọi mặt. Được sự giúp đỡ của Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân và trực tiếp Mặt trận Thành phố, người Hoa đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân Thủ đô chống Mỹ - Diệm tăng cường quân sự chuẩn bị chiến tranh,, giết hại đồng bào ta ở miền Nam. Đồng bào Hoa ở Hà Nội nhiệt liệt ủng hộ kiến nghị hoà bình ngày 7-3 và ngày 22-12-1958 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và 4 điều kiến nghị trong thư ngày 25-6-1959 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ. Ngày 18-7-1959, các giới đồng bào Hoa ở Hà Nội đã mít tinh tại Hội trường Hội Hoa Liên Hà Nội bày tỏ sự hưởng ứng lời hiệu triệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, nhiệt liệt ủng hộ cuộcc đất tranh chính nghĩa của toàn dân Việt Nam nhằm phản đối Mỹ - Diệm chuẩn bị chiến tranh, giết hại đồng bào miền Nam Việt Nam. Nhờ có sự vận động tốt của Mặt trận, đồng bào Hoa đã nhiệt tình ủng hộ chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng ủng Hà Nội. Đồng bào Hoa đã chấp hành nghiêm chỉnh chính sách cải tạo và những chủ trương của Thành phố về cải tạo xã hội đối với họ. Kết thúc kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội có 165 cơ sở công thương nghiệp và vận tải của tư sản người Hoa thực hiện công tư hợp doanh. Hầu hết thợ thủ công người Hoa tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp với 776 xã viên, 200 tiểu thương người Hoa đã tham gia xây dựng hợp tác xã buôn bán. Gần 800 công nhân người Hoa làm thuê được giải phóng, hàng tram công nhân khác được vào làm việc ở các xí nghiệp quốc doanh. Gần 400 thanh nien học sinh làm phiên dịch ở các xí nghiệp quốc doanh. Các công tác khác của Thành phố, đồng bào Hoa cũng tham gia nhiệt tìn, 500 người Hoa tham gia công tác đường phố. Công tác văn hoá giáo dục trong người Hoa được đẩy mạnh, số người đi học tiếng Việt rất đông, nhiều xí nghiệp công nhân người Hoa tham gia học tập 100%. Đời sống của đồng bào Hoa nhất là những người lao động được nâng lên rõ rệt, đặc biệt bộ phận công nhân mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, nâng cao được năng suất lao động nên tiền lương tính theo sản phâm so với cải tạo đã tăng tử 50-80 đồng lên 120-150 đồng, cá biệt có người được 200-300 đồng.
Thời kỳ thực hiện kế hoạch ba năm, Mặt trận Thành phố được củng cố, hoạt động có nền nếp và đã giành được những thành công lớn góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tê, văn hoá Thủ đô thời kỳ 1958-1960. Bên cạnh nhưng thành công lớn, công tác Mặt trận cũng còn những hạn chế, khuyết điểm:
1. Trong vận động, giáo dục, cải tạo tư sản chưa làm được sâu rộng.
2. Trên mặt trận lao động sản xuất, Mặt trận đóng góp tích cực đẩy thành phong trào thi đua sôi nổi liên tục ở Thủ đô.
3. Củng cố và mở rộng Mặt trận chưa được đẩy mạnh đúng mức. Cán bộ Mặt trận chưa thật yên tâm công tác.
Giai đoạn 1961-1965: Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội vận động nhân dân thủ đô xây dựng cơ sở vật chất
Năm 1960, kế hoạch ba năm kết thúc thắng lợi đã để miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật làm trọng tâm, đồng thời tiếp tục hoàn thành tốt cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới được xác lập. Quán triệt nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Nhà nước, Thành uỷ đã cụ thể hoá nhiệm vụ của nhân dân Thủ đô trong những năm 1961 – 1965:
Phát huy tinh thần tích cực sáng tạo của nhân dân tham gia xây dựng và quản lý Thành phố, quyết tâm phấn đấu xây dựng cơ sở vật chấ và kỹ thuật cho các ngành kinh tế của Thành phố, thực hiện một bứơc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, nâng cao trình độ quản lý kinh tế tài chính, xúc tiến cuộc cách mạng kỹ thuật, tư tưởng và văn hoá, ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất công nghiệp bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, từng bước cải tạo và xây dựng thành phố theo quy hoạch, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tiến thêm một bước trên con đường xây dựng Hà Nội thành Thủ đô xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường miền Bắc về mọi mặt làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhiệm vụ củ Thủ đô trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất rất nặng nề. Nhiệm vụ đó đòi hỏi khối đoàn kết toàn dân phải được củng cố và nâng lên chất lượng ở tầm cao vượt bậc mới hoàn thành nhiệm vụ to lớn này. Để hoàn htành nhiệm vụ là trung tâm của khối đoàn kết toàn dân Thủ đô, sản sinh ra sức mạnh lớn nhất xây dựng thành xông hà Nội là trái tim của cả nước, Mặ trận Tổ quốc Thành phố phải được củng cố và tăng cường. Tháng 9-1961, Đại hội lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội được triệu tập. Đây là Đại hội đánh dấu một bước trưởng thành lịch sử của Mặt trận Thủ đô, mở ra cho toàn dân Thủ đô thời kỳ mới, lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử mới của Thủ đô, Mặt trận Tổ quốc Thành phố xác định nhiệm vụ của mình là giáo dục xã hội chủ nghĩa cho toàn dân, đoàn kết toàn dân thành một khối, động viên các tầng lớp nhân dân Thủ đô tích cực thi đua yêu nước, đẩy mạnh sản xuất và công tác, làm cho mọi người có quyết tâm, có tinh thần kiên định cách mạng, hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ, làm cho mọi người tăng cường đoàn kết nhất trí, đem toàn tâm toàn lực phục vụ lợi ích cách mạng, khắc phụ mọi khó khăn quyết tâm xây dựng Thủ đô thành trái tim của cả nước. Động viên nhân dân Thru đô tích cực đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Tham gia củng cố liên minh công nông vững chắc đồng thời tích cực thực hiện củng cố vững chắc Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Đại hội đã bầu cụ Doãn Kế Thiện tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Mặt trận Thành phố Hà Nội.
Sau Đại hội III Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, công tác Mặt trận được chú trọng hơn. Thành phố đã tăng cường cán bộ cho công tác Mặt trận, đặc biệt ở những đại phương cơ sở đảng còn yếu. Đi liền với tăng cường cán bộ Mặt trận, Ban liên lạc Mặt trận ở một số xã và các thị trấn đã được xây dựng và đi vào hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Các lớp huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận cơ sở nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận được quan tâm và mở thường xuyên. Nhờ vậy, Mặt trận có vai trò tích cực trong việc động viên các tầng lớp nhân dân Thủ đô ra sức phấn đấu làm tròn những nhiệm vụ vẻ vang của mình. Triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã triển khai sâu rộng công tác giáo dục, nâng cao lập trường và giác ngộ xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp nhân dân. Mặt trận đã tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều ngạch, nhiều cơ sở. Đặc biệt Mặt trận đã tổ chức hợp tác thi đua giữa hai thành phố Hà Nội và Hải phòng giành được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trong không khí thi đua sôi nổi, Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Hà Nội được tổ chức vào tháng 4-1964. Đại hội đã khẳng định Thủ đô Hà Nội đang trải qua những biến đổi lớn lao, từ chỗ là một thành phố tiêu phí đã trở thành một thành phố sản xuất đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Qua Đại hội, tổ chức Mặt trận được kiện toàn một bước đáp ứng được đòi hỏi đàon kết toàn dân hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Thủ đô. Đại hội đã bầu Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm chủ tịch. Cuối năm 1964, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhất là từ đầu năm 1965 chúng tiến hành đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân thường xuyên hơn. Trước tình hình đó, tư tưởng các tầng lớp trong Mặt trận có nhiều lo ngại, sợ chiến tranh ác liệt và kéo dài. Mặt trận đã kịp thời triển khai nhiều công tác, đặc biệt tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong các đối tượng của Mặt trận bằng nhiều hình thức như mở nhiều lớp nói chuyện, toạ đàm, mở Đại hội chống Mỹ, cứu nước, tổ chức thực hiện sơ tán phòng không. Qua thực hiện công tác của Mặt trận, nhận thức của quần chúng ngày càng vững vàng hơn và chủ động tự giác thực hiện đường lối chính sách của Đảng và các chủ trương, chỉ thị của Thành phố.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố thực hiện kế hoạc 5 năm lần thứ nhất với những cố gắng vượt bậc, giành những thành tích lớn trong động viên tổ chức nhân dân xây dựng và bảo vệ Thủ đô. Chính phủ đã đánh giá cao những thành tích xuất sắc và những đóng góp tích cực của Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội trong thời gian này và đã tặng thưởng cho Mặt trận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Giai cấp tư sản ở Hà Nội đã chấp nhận chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách hoà bình, Thủ đô bước vào thời kỳ lấy xây dựng làm nhiệm vụ trọng tâm, Mặt trận đã xác minh cho mình nhiệm vụ tham gia tổ chức, theo dõi và động viên các nhà tư sản tiếp tục cải tạo mình thành người lao động. Thực hiện nhiệm vụ đó, Mặt trận đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong giai cấp tư sản thường xuyên mở những lớp học tập chính trị, lý luận bồi dưỡng lập trương tư tưởng mới cho các nhà tư sản, giúp họ nhận thức đúng đắn về lao động, nghĩa vụ của người công dân, động viên khích lệ họ trong quá trình rèn luyện thành người lao động mới. Thông qua Hội Liên hiệp công thương Thành phố, Mặt trận đã góp phần đẩy mạnh phong trào lao động rèn luyện của tư sản, xây dựng mối quan hệ giữa các nhà tư sản với nhau cũng như giưa các nhà tư sản với quần chúng lao động khác. Số tư sản ở Hà Nội được xếp việc khi cải tạo là 1.156 người, được Thành phố lãnh đạo, được Mặt trận tổ chức động viên và sự giúp đỡ nhiệt tình thành của giai cấp công nhân và những người lao động, những nhà tư sản này đã dần dần có nhận thức về lao động ngày càng được nâng cao, thấy rõ được ý thức tốt đẹp của lao động, thêm gần gũi người lao động và hiểu ngày càng rõ bản chất ưu việt của chế độ miền Bắc. Năm 1963, Hội Liên hiệp công thương phát động phong trào giành danh hiệu cá nhân tích cực và tổ công thương tích cực được các nhà tư bản hưởng ứng và phong trào phát triển liên tục. Ở xí nghiệp và cửa hàng công tư hợp doanh đã xuất hiện nhièu nhà tư sản tích cực trong công tác, nhiệt tình trong lao động sản xuất, hăng hái tham gia vào mọi phong trào như phong trào phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; học bổ túc văn hoá, bổ túc nghiệp vụ; xây dựng gia đình 5 tốt và mọi công tác ở khu phố và đoàn thể. Giữa các nhà tư sản đã bắt đầu có sự giúp đỡ lẫn nhau,quan tâm đến sự tiến bộ của nhau, tình nghĩa bạn bè ngày càng đi vào chiều hướng thành thật, điều mà trước đây hiếm có.
Tuy nhiên, Mặt trận cũng nhận thức rõ việc cải tạo các nhà tư sản, cũng như sự phấn đấu rèn luyện của họ để trở thành người lao động tiến bộ, vững vàng còn là vấn đề lâu dài, khó khăn, gian khổi, là quá trình đấu tranh chống những ảnh hưởng sâu sắc của lối làm ăn và nếp sống tư bản chủ nghĩa trước đây. Nhiệm vụ củ Mặt trận giúp đỡ các nhà tư sản còn phải tiếp tục.
Vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Thru đô thì vị trí vai trò của trí thức lại càng quan trọng. Mặt trận nhận rõ việc động viên trí thức đóng góp trí tuệ sức lực của họ cho việc đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Thủ đô là một nhiệm vụ quan trọng của mình. Mặt trận đã có nhiều hình thức hoạt động tích cực động viên và tập hợp trí thức Thủ đô thời kỳ này. Mặt trận thường cuyên tổ chức câu lạc bộ khoa học; tổ chức giáo dục, động viên trí thức ở các đảng, các tổ chức thuộc thành viên Mặt trận; phối hợp tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị lớn như chỉnh huấn mùa xuân 1961 cho giới trí thức; động viên, biểu dương, khen thưởng những trí thức có nhiều sáng kiến đóng góp vào sự nghiệp cách mạng ở Thủ đô; cổ vũ trí thức động viên tích cực của Mặt trận trong công tác trí thức vận thời kỳ này đã góp phần làm cho trình đội chính trị của trí thức Thủ đô đã tiến bộ nhanh chóng, tinh thần yêu nước được bồi dưỡng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa được nâng cao, đông đảo trí thức Thủ đô ngày càng tỏ ra vững vàng, trung thành với chế độ mới. Đa số trí thức đã có tinh thần xung phong gương mẫu, giữ được lối sống giản dị, ngày càng hoà cùng tập thể quần chúng. Số trí thức kháng chiến được rèn luyện có nhiều kinh nghiệm, nhiều người tích cực hoạt động công tác chuyên môn và Mặt trận, nhiều người giữ vai trò chủ chốt trong các ngành, các cơ quan. Số trí thức trong vùng tạm chiếm ở lại Thủ đô sau giải phóng qua học tập và làm việc đã biểu hiện có nhiều cố gắng, có nhiều cống hiến về mặt chuyên môn. Trí thức Việt Kiều hầu hết từ Pháp về, qua thực tiễn cách mạng đã tỏ rõ tinh thần chịu đựng gian khổ, nhanh thích nghi với điều kiện mới, nhiệt tình công tác, cố gắng nhiều trong rèn luyện, học tập chính trị. Thời kỳ này bắt đầu đón nhận lớp sinh viên đầu tiên vừa tốt nghiệp do chế độ mới đào tạo sau ngày Thủ đô giải phongs. Họ tuy còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm nhưng sôi nổi nhiệt tình nhanh chóng hoà nhập vào các phong trào xây dựng Thủ đô, họ đã có cống hiến ban đầu đáng trân trọng.
Mặt trận cũng nhận rõ, bên cạnh những cố gắng và thành tích đạt được của trí thức thời kỳ này, họ còn một số hạn chế. Mặt trận phải có trách nhiệm giúp đỡ họ khắc phục những hạn chế đó (như nhận thức chưa sâu sắc về mối quan hệ giữa chuyên môn chính trị; học tập nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa sâu sắc; phương pháp công tác còn chủ quan, suy diễn, thiếu gắn bó với quần chúng, xa thực tế; một số còn đầu óc bằng cấp địa vị, bảo thủ, giáo điều và chưa thật trung thực trong công tác chuyên môn).
Nhiệm vụ vận động các tôn giáo của Mặt trận trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất có nhiều nội dung mới phong phú và cũng vô cùng phức tạp. Năm 1961, sau khi mở rộng ngoại thành, số giáo dân Hà Nội từ 18.262 lên 21.683 người. Qua cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phong trào của đồng bào Thiên chúa giáo có chuyển biến tốt. Nhưng so với phong trào chung của Thành phố,phong trào của đồng bào Thiên chúa giáo còn nhiều nhược điểm và khó khăn. Trong quá trình vận động đồng bào Thiên chúa giáo thời kỳ kế hoạch 1961-1965, Mặt trận đã phối hợp với các cơ quan khác và các địa phương phấn đấu thực hiện mục tiêu của chỉ thị sô 22 của Ban Bí thư về vận động đồng bào công giáo. Mặt trậnđã góp phần vận động đồng bào phát triển kinh tế xã hội nơi Thiên chúa giáo tiến kịp phong trào chung của Thành phố. Mục tiêu này đã đạt nhiều kết quả tốt ở ngoại thành đồgn bào vào hợp tác mỗi năm một tăng, năm 1961 có 6.250 hộ thì năm 1965 có 9.530 hộ vào hợp tác xã; giáo dân ở nội thành hầu hết đã tham gia hợp tác xã thủcông nghiệp. Tuy vậy phong trào xây dựng hợp tác xã chưa được củng cố vững chắc, cán bộ nhièu nơi còn yếu và thiếu; một số nơi đời sống giáo dân còn thấp. Tuy nhiều trường hợp được xây dựng nhưng con em giáo dân ít đi học vì hầu hết thì giờ phải dành cho đi lễ, học kinh bổn và giúp đỡ gia đình. Mặt trận triển khai công tác giáo dục tư tưởng, chính sách nứo đồng bào công giáo một cách thường xuyên, kịp thời nhừo vậy ngày càng làm cho đồng bào nhận rõ bản chất tốt đẹp của chế độ miền Bắc, nhận rõ bản chất thực dân đế quốc ở miền Nam; đồng bào phân biệt được giữa tín ngưỡng và sự lợi dụng tín ngưỡng của bọn phản động. Từ chỗ được giáo dục tư tưởng, học tập và giải thích chính sách cụ thể đồng bàoThiên chúa giáo đã xây dựng được lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, và sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, đã đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Bọn phản động trong Giáo hội phản kích lại, chúng xuyên tạc, đả kích Uỷ ban liên lạc công giáo, một tổ chức yêu nước của giáo dân. Được sự giúp đỡ của Mặt trận và các cơ quan khác, Uỷ ban liên lạc công giáo dần dần có tác dụng tập học giáo dân yêu nước, đấu tranh chống lại bọn xấu trong Giáo hội. Lực lượng tiến bộ trong giáo dân ngày càng phát triển. Tín ngưỡng giáo dân có xu hướng giảm nhất là trong thanh niên và công nhân. Tuy đạt được nhiều thành công nhưng nhìn chung công tác giáo dục còn thiếu chủ động và làm không sâu, không chú ý giáo dục những vấn đề cụ thể của giáo dân. Trên cơ sở chức năng của mình các tổ chức Mặt trận của Thành phố góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở cốt cán ở vùng Thiên chúa giáo. Mục tiêu này từng bước giành được những kết quả ngày càng vững chắc. Xây dựng Đảng là một nội dung cụ thể của mục tiêu, đến cuối năm 19665 đã có 34 đảng viên được phát triển thêm, đưa tổng số lên tới 75 đảng viên chiếm 0,2 % tổng số giáo dân. Chỉ tính riêng 4 ănm cuối đã phát triển thêm 134 đoàn viên đưa tổng số lên tới 237 đoàn viên người công giáo tuy vậy so với tổng số thanh niên công giáo (3.330) thì quá chậm. Xây dựng cốt cán quần chúng là một nội dung quan trọng của mục tiêu, đến hết năm 1965 đã xây dựng được 474 người (nội thành 275 người). Nhiều cốt cán ở vị trí lãnh đạo như chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng sản xuất, cốt cán đảm bảo được công tác và có tác dụng tốt cho phong trào. Nhìn chung lực lượng đảng viên, đoàn viên cốt cán trong Thiên chúa giáo còn ít, phát triển chậm. Bên cạnh các mục tiêu nhằm bòi dưỡng vận động đồng bào giáo dân, Mặt trận các cấp của Thành phố đã phối hợp với nhiều cơ quan khác nhằm thực hiện mục tiêu cải tạo, lãnh đạo trùm quản, hội đoàn; tranh thủ các linh mục, tu sĩ làm cho hàng ngũ linh mục chuyển biến có lợi cho phong trào cách mạng của quần chúng. Phấn đấu cho các mục tiêu này trong kế hoạc 5 năm ta đã thu nhiều kết quả khá tốt, sau 5 năm ta có điều kiện lãnh đạo tương đối chắc ban lãnh đạo 12 xứ họ; phân loại được linh mục, tu sĩ; làm giảm dần hoạt động của các hội đoàn do các cha cố cầm đầu cản trở hoạt động yêu nước của giáo dân. Nhờ vậy, ta đã phát huy được tác dụng phong trào cách mạng của quần chúng; thực hiện được chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và mạnh dạn thực hiện giáo dục và tranh thủ các linh mục, cô lập bọn đầu sỏ phản động. Việc thực hiện có kết quả khá những mục tiêu giáo dục tổ chức giáo dân và những mục tiêu cải tạo Giáo hội mang lại thuận lợi cho thực hiện mục tiêu bảo đảm trật tự an ninh vùng Thiên chúa giáo, làm cho bọn phản động ngày càng suy yếu và bọn tay sai căn bản bị tan dã.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố các cấp góp phần tích cực vào những thành công trong công tác vận động Thiên chúa giáo thời kỳ 1961-1965, những thành công đó là to lớn và căn bản làm đà thuận lợi cho công tác tôn giáo vận thời kỳ tiếp theo. Song nghiêm khắc đánh giá mặt chưa được là phong trào quần chúng chuyển biến chưa mạnh, chưa đều; lực lượng cốt cán còn yếu.
Cùng với việc vận động đồng bào Thiên chúa giáo, các cấp của Mặn trận Tổ quốc cũng tích cực vận động giới phật tử. Thời kỳ thực hiện kế hoạch 1961-1965, côgn tác vận động Phật giáo nhằm đoàn kết các tăng ni trong Hội Phật giáo thống nhất, vận động tăng ni tích cực sản xuất chấp hành chính sách, tham gia các phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Thủ đô và đấu tranh thống nhất đất nước, Mặt trận đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các giới đẩy mạnh vận động các phật tử tạo ra bước chuyển biến đáng kể trong các tăng ni phật tử. Qua tuyên truyền giáo dục, đa số tăng ni đã có lòng tin vào chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, của Thành uỷ và Uỷ ban Hành chính, Phật giáo đã trở thành một tổ chức tôn giáo yêu nước ở Thủ đô. Nhiệt tình yêu nước của giới Phật giáo thể hiện trong nhiệt tình yêu lao động ngày càng phát huy tinh thần tập thể tương trọ, tăng ni nội, ngoại thành gương mẫu xung phong trong phong trào xây dựng hợp tác xã thủ công, hợp tác xã nông nghiệp, chống hạn, chống lụt; Tăng ni tham gia thực hành tiết kiện, học tập văn hoá, gửi tiềm tiết kiêm, chăn nuôi lợn gà vịt và bán cho Nhà nước một lượng đáng kể. Giới Phật giáo đã đoàn két giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với người gặp khó khăn. Tăng ni ngày càng thấm nhuần giáo lý của Phật, hướng theo chính trị, những tàn dư của mê tín dị đoan được dần bài trừ làm cho chính pháp ngày càng được xướng minh. Nhiều tăng ni được bầu vào ban quản trị hợp tác xã được bầu lf cá nhân xuất sắc và được khen thưởng. Giới Phật giáo Thủ đô đã tham gia phong trào đấu tranh thống nhất tham gia cac tổ chức chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Mặt trận các cấp cũng đã góp phần thực hiện tôn giáo vận trong đồng bào Cao đài và Tin lành cũng nhằm giữ vững mục tiêu như trong Phật giáo và đạt nhiều kết quả tốt. Được học tập giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, giác ngộ của đồgn bào ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy Hội Thánh Tin lành đã trưởgn thành và thoát khỏi sự thống trị củ Giáo sĩ Mỹ, trở thành một Giáo hội độc lập tự chủ. Đồng bào Cao đài, Tin lành tham gia tích cực thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa xây dựng các hợp tác xã và đã tích cực lao động, nhiều người được bầu là chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến.
Quá trình vận động tôn giáo cũng còn những khuyết điểm, nhất là đối với Phật giáo, như nhiều địa phương chưa chấp hành đúng chính sách đối với việc quản lý sử dụng chùa và hoa lợi nơi tu. Hầu hết các hợp tác xã và chính quyền địa phương mượn một phần chùa ở Hà Nội làm trường học, nhà kho và chỗ ở gây cho một số tăng ni và tín đồ hoài nghi chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng của Đảng và Chính phủ, gây ảnh hưởng chính trị không tốt. Năm 1965 Ban Mặt trận phải có công văn nhắc lại các đại phương phải nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị 217 của Ban Bí thư về việc sử dụng chùa. Việc quản lý cây ăn quả và vườn nội tu, trước đó vẫn do các sư trông nom và sử dụng, đến thời kỳ này một số hợp tác xã tự động quản lý hoa lợi nội tu, lấy đất nội tu vẫn sản xuất sinh sống làm sân phơi, trườgn học, trại chăn nuôi… làm ảnh hưởng không tốt đến tín ngưỡng và đời sống tăng ni. Hầu hết các chùa khi tham gia hợp tác xã nông nghiệp đưa ruộng vườn và hoặc gửi ruộng hợp tác xã đều không được hợp tác xã trả hoa lợi ruộng đất, có chùa bị hợp tác xã quản lý hết ruộng đất, kể cả nội tự, sư không còn nguồn tự sinh sống, có nơi sư tự cày cấy thu được ít thóc, chính quyền xã lại thu đua cả nên sư không còn thóc ăn. Thành phố phải ra thông bào nhắc nhở các địa phương: dù hợp tác xã cấp thấp hay cấp cao vẫn phải trả một phần hoa lợi ruộng đất của sư khi nhà chùa đưa ruộng vào hợp tác xã, nếu sự tự cầy cấy hợp tác xã cần chú ý giúp đỡ để việc sản xuất kịp thời vụ và tăng năng suất, bảo đảm đời sống của sư.
Một số sư già yếu bị chết, một số sư hồi tục, một số sư gặp khó khăn về đời sống họ lo lắng cho tương lai của đạo, lo lúc già yếu thì nhiều địa phương lại mắc những khuyết điểm trên không giúp đỡ đựơc tăng ni, công tác giáo dục của Mặt trận cũgn còn hạn chế làm cho nhiều tăng ni thắc mắc, nghi ngại.
Công tác Hoa vận của Thành phố thời kỳ 1961-1965 nhìn chung có nhiều thuận lợi và có kết quả tốt. Thời kỳ này Mặt trận Tổ quốc Thành phố các cấp cùng các cơ quan của Thành uỷ, Uỷ ban Hành chính và Hội Hoa Liên thực hiện công tác Hoa vận nhằm tiếp tục củng cố thắng lợi trong thời kỳ cải tạo đã giành được, giáo dục nâng cao nhận thức của bà con Hoa về đường lối, nhiệm vụ, chính sách cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất Tổ quốc Việt Nam; tổ chức động viên các tầng lớp người Hoa hăng hái lao động sản xuất xây dựng Thủ đô; tiếp tục giáo dục và cải tạo tư sản người Hoa; tạo điều kiện để đồng bào Hoa tham gia công tác văn háo xã hội; giáo dục và xây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ người Hoa, và với các tầng lớp nhân dân Thủ đô, cũng như giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Nhàm nục tiêu trên, Mặt trận đã góp phần tổ chức nhiều đợt học tập chính sách, thời sự cho người Hoa, quan tâm thực hiện công tác Hoa vận đến các cơ sở có nhiều người Hoa. Khảo sát một số nét về người Hoa ở khu Hoàn Kiếm là khu phố có hơn hai phần ba số người Hoa ở Hà Nội vào cuối kế hoạch 5 năm này cũng thấy được công tác Ha vận ở Thành phố thời kỳ này đạt kết quả khá tốt: toàn khu phố 1.604 hộ có 283 hộ là xã viên hợp tác xã , 404 hộ lao động tiểu thương và lao động linh tinh cũng đi vào tổ chức, chỉ còn 55 hộ “đặc biệt”; có 87 cán bộ cơ sở Hoa kiều; 1.620 em đi học ở trường Hoa, 408 em đi học ở trường Việt; 100% các gia đình đăng ký tham gia các phong trào ở khu phố…
Nhìn chung công tác Hoa vận thời kỳ này đã xây dựng sự tin tưởng của người Hoa đối với đường lối cách mạng Việt Nam, vào tình đoàn kết Việt – Trung xây dựng được không khí phấn khởi trong đại đa số người Hoa trước thắng lợi liên tiếp của cách mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc và trên thế giới. Trong dịp mùa xuân 1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại sứ Trung Quốc, cùng các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Chính quyền, Mặt trận đã gặp gỡ người Hoa, Thru tướng đã khen ngời bà con người Hoa có nhiều tiến bộ và đóng góp công sức vào xây dựng đất nước Việt Nam, xây dựng Thủ đô Hà Nội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bà con người Hoa rất phấn khởi thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình trong thời gian tiếp theo.
Cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Thành phố thực hiện chủ trương sơ tán phòng không bảo đảm an toàn cho người, của và tiếp tục sản xuất. Bà con người Hoa ủng hộ chủ trương này của Thành phố, ngay đầu 1965 đã có 1.500 trẻ em và người già gia đình người Hoa đi sơ tán, một số gia đình xâydựng kinh tế miền núi cũng thực hiện sơ tán phòng không; hăng hái nhiệt tình tahm gia thi đua “mỗi người làm việc bằng hai” đẩy mạnh sản xuất, vì miền Nam ruột thịt. Những khi có chiến tranh ra miền Bắc một số người Hoa đã tỏ ra hoang mang, sợ chiến tranh, nhân dịp sơ tán họ cho một số về luôn Trung Quốc. Một số người Hoa xấu tung ra những dư luận không đúng về chiến tranh, về xây dựng kinh tế miền núi làm cho bà con người Hoa hoang mang và lo lắng.
Công tác Hoa vận thời kỳ này cũng còn một số hạn chế như công tác giáo dục thời sự, chính sách làm không được thường xuyên, chưa thu hút được đông đảo quần chúng người Hoa. Công tác xây dựng phát triển Đảng, đoàn ở các hợp tác xã còn yếu làm hạn chế côgn tác Hoa vận ở những cơ sở này. Đời sống của người Hoa nhìn chung còn thấp, nhiều cháu chưa được đi học. Các đoàn thể chưa thực sự quan tâm phối hợp thực hiện công tác Hoa vận
Giai đoạn 1965-1975: Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ xây dựng CNXH trong chiến tranh
Từ năm 1965 nhân dân Hà Nội phải xây dựng Thủ đô trong điều kiện miền Bắc có chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhất là từ giữa năm 1966 đế quốc Mỹ trực tiếp đánh phá Hà Nội bằng không quân. Miền Bắc tuy có chiến tranh nhưng vẫn là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam và Hà Nội vẫn là Thủ đô xã hội chủ nghĩa, là trái tim của cả nước.
Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ của nhân dân thủ đô được xác định là : động viên tinh thần cách mạng của nhân dân Thủ đô quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, phát triên lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ xản xuất xã hội chủ nghĩa, tổ chức đời sống nhân dân và quản lý Thành phố về mọi mặt, quyết chiến và quyết thắng mọi hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ với Thủ đô, tích cực chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Khi đế quốc Mỹ buộc phải chấp nhận chấm dức ném bom miền Bắc, nhân dân thủ đô bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế và xã hội.
Đây là thời kỳ sôi động của Thủ đô, nhiệm vụ nặng nề, luôn biến động và phát triển đòi hỏi khối đoàn kết toàn dân thấy rõ nhiệm vụ chung của Thành phố và của đoàn thể của ngành mình mà phấn đấu kiên cường cho sự thắng lợi của cách mạng ở Thủ đô. Trong hoàn cảnh đó, Mặt trận đã luôn xác định đúng, kịp thời nhiệm vụ của mình và triển khai nhiệm vụ đó có hiệu quả. Bắc đầu vào thời kỳ mới này, Mặt trận xác định ngay nhiệm vụ của Thành phố trong thời kỳ mới; làm cho nhân dân thấm nhuần đường lối chiến tranh nhân dân, đương lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh; động viên phong trào cách mạng trong các giới các ngành; tích cực tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; củng cố tổ chức Mặt trận và xây dựng Mặt trận các cấp, xây dựng kế hoạch công tác phục vụ sẵn sàng chiến đấu. Hàng năm Mặt trận lại cụ thể hoá nhiệm vụ cảu mình nhằm tích cực giải quyết những đòi hỏi về xây dựng và bảo vệ của Thủ đô như công tác trật tự an ninh xã hội; công tác sơ tán phòng không; đẩy mạnh công tác chống chiến tranh tâm lý của địch; giải quyết ổn định dần tình hình trong quần chúng người Hoa, nhấnt là ở trường học, xây dựng lực lượng cốt cán và lãnh đạo chặt chẽ Hội Hoa Liên; đẩy mạnh công tác tôn giáo vận; tăng cường quản lý, bồi dưỡng, xây dựng và nâng cao trình độ công tác trong đội ngũ cán bộ Mặt trân; đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội; tham ô, lãng phí, vi phạm pháp luật…; tổ chức tốt đời sống nhân dân để chiến đấu và sản xuất lâu dài; tham gia các hoạt động đoàn kết quốc tế, đoàn kết ba nước Đông Dươgn và ngoại giao nhân dân; đẩy mạnh cuộc vận động phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm; xây dựng phong cách người Hà Nội, xây dựng các đoàn thể; tổ chức tăng cường chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, thực hiện tốt phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn; tham gia cuộc vận động xây dựng con người mới của Hà Nội.
Trước nhiệm vụ cách mạng nặng nề của Thủ đô và Mặt trận có vai trò quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó, Thành uỷ, các cấp uỷ, lãnh đạo các ngành ở thời kỳ này đx có sự quan tâm hơn và tăng cường lãnh đạo công tác Mặt trận. Ban Mặt trận đã hoàn thành nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Thành ủy, đề xuất nhiều chủ trương, ý kiến sát đúng giúp Thành uỷ lãnh đạo công tác Mặt trận và phong trào quần chúng có hiệu quả.
Tuy bận nhiều việc tổ chức chỉ đạo chiến tranh, xây dựng và quản lý Thành phố nhưng Thành uỷ cũng vẫn thường xuyên lãnh đạo củng cố tổ chức Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các Đại hội của Mặt trận được tổ chức chu đáo, đúng thời gian và thành công rực rỡ : Đại hội V (5-1971) và Đại hội VII (5-1974). Tổ chức Mặt trận các cấp từ thanh phố đến khu phố, huyện được lãnh đạo củng cố thường xuyên. Cùng với bước phát triển của cách mạng, vị trí cảu cơ sở càng quan trọng do vậy cần tăng cường công tác Mặt trận và dân vận ở cơ sở. Chính vì vậy, ngày 13-3-1972 Thường vụ Thành uỷ đề ra kế hoạch kiện toàn bộ máy làm công tác Mặt trận và quyết định làm thí điểm tổ chức Mặt trận ở mỗi khu phố. Về sau cách làm này được phổ biến ở nội thành và phát triên ra cả ngoại thành.
Từ thời bình chuyển sang thời chiến, Thành uỷ đã kịp thời chỉ đạo công tác Mặt trận hướng vào việc tăng cường Mặt trận, làm cho họ nhạn rõ những chủ trương và nội dung của Thành phố tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ngay trên bầu trời Thủ đô, đồng thời tích cực chi viện cho tiền tuyến miền Nam anh hùng. Tư tưởng của các tầng lớp trong Mặt trận thời kỳ này có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng Mặt trận đã tổ chức giáo dục liên tục và qua thực tiễn đấu tranh dần dần cũng đi vào ổn định và ngày càng tỏ rõ sự nhất trí cao đối với đường lối chống Mỹ, cứu nước, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chiến tranh và đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ cũng như những nhiệm vụ của Thành phố. Sự nhất trí đó nói rõ lòng tin tưởng vững chắc của nhân dân Thủ đô với sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, đồng thời cũng chứng tỏ sự đoàn kết thống nhất thành một khối và trình độ giác ngộ cách mạng của đồng bào Thủ đô ngày càng được nâng cao.
Muốn vừa sản xuất tốt vừa chiến đấu tốt phải thực hiện sơ tán phòng không, đay là một công tác không ít khó khăn. Mặt trận đã tham gia tích cực công tác này. Chỉ tính đến thang 12-1967, 30 vạn người gồm 17 vạn 6 ngàn trẻ em và 12 vạn 4 ngàn người lớn đã được vận động đi sơ tán xa Thành phố. Đợt sơ tán phòng không cuối năm 1972 được thực hiện nhanh và triệt để, chỉ trong thời gian ngắn 30 vạn dân đã dời khỏi nội thành, lúc chiến tranh ác liệt 55 vạn nhân dân tạm xa phố phường thân yêu. Nhờ sơ tán phòng không tốt mà nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu của Thành phố giành nhiều thắng lợi lớn và hạn chế đến mức thấp nhát thiệt hại về người và của trong chiến tranh.
Cùng với chiến tranh ngày càng tăng, an ninh trật tự Thành phố cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp như trộm cắp, thanh thiếu niên càn quấy và phạm pháp nhiều… Mặt trận đã hỗ trợ các cơ quan chức năng cua Thành phố nhằm đẩy lùi các tiêu cực trong trật tự an ninh và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trong các năm 1966-1967 nạn trộm cắp vặt ở Thành phố giảm 50-60%, các đối tượng càn quấy được đưa về gia đình , cơ quan, đường phố quản lý giáo dục có kết quả tốt, có 30% chuyển biến tốt.
Mặt trận tham gia tích cực vào tổ chức động viên chến đấu và khắc phục hậu quả chiến tranh; tổ chức thi đua vì miền nam ruột thịt, tích cực chi viện cho tiền tuyến anh hùng. Đặc biêt Mặt trận liên tục hơn mười năm tổ chức phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đưa phong trào sản xuất và chiến đấu phát triển cao và thường xuyên. Mặt trận chũng là tổ chức hoạt động tích cực thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Mặt trận không chỉ thực hiện tốt việc đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu mà còn thực hiện xuất sắc đường lối đoàn kết quốc tế, đoàn kết ba nước Đông Dương và ngoại giao nhân dân của Đảng và Chính phủ.
Mặt trận ngày càng làm tốt hơn công tác giáo dục vận động nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong phong trào xây dựng phong cách người Hà Nội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Mặt trận đã tích cực vận động nhân dân học tập những gương “người tốt, việc tốt”, tích cực quan tâm công tác giáo dục chăm sóc thiếu niên, nhi đồng, vận động xây dựng “gia đình 5 tốt, khối phố và thôn xóm văn minh”, phong trào trật tự vệ sinh và bổ túc văn hoá của Thành phố. Mặt trận đã tổ chức động viên, phối hợp với nhiều tổ chức đoàn thể, nhiều giới thực hiện tốt phong trào ở những nơi đó như phong trào ở những nơi đó như trong giơi phụ lão, thanh niên, phụ nữ…
Tuy vậy, hoạt động của Mặt trận trong công tác tuyên truyền nặng về phổ biến chung, chưa sâu rộng ở cơ sở. Việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân Thành phố cũng như rèn luyện đạo đức phẩm chất cho người mới xã hội chủ nghĩa, Mặt trận đẩy mạnh chưa đúng mức. Nội dugn và lề lối làm việc giữa Mặt trận và Chính quyền chưa được xây dựng rõ ràng.
Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tích cực vận động các giới đồng bào thực hiện tốt các nhiệm vụ của Thành phố thời kỳ 1965-1975.
Mặt trận tham gia thực hiện công tác tư sản vận thời kỳ 1965-1975 ở Hà Nội, giúp đỡ những nhà tư sản tiếp tục cải tạo rèn luyện mình thành người lao động chân chính, cùng toàn dân Thủ đô đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô trong điều kiện mới và tham gia các hoạt động cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc cũng như những hoạt động xã hội và quốc tế diễn ra ở Thủ đô. Mặt khác Mặt trận cũng có trách nhiệm góp phần làm cho các chính sách chế độ đối với các nhà tư sản được thực hiện đúng đắn, góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân Thủ đô ngày càng vững chắc.
Mặt trận Tổ quốc thành phố đã giúp đỡ thường xuyên Hội Liên hiệp công thương thành phố và thông qua Hội nắm vững tình hình các nhà tư sản trong quá trình lao động công tác ở các cơ sở, đồng thời thưòng xuyên giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận cho các Nhà tư sản. Do vậy ngay từ những ngày đầy giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và khi đế quốc Mỹ trực tiếp đánh phá Hà Nội (6-1966), đại bộ phận các nhà tư sản sớm nắm vững và nhất trí đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong điều kiện cả nước có chiến tranh, nhất trí với chủ trương của thành phố sơ tán phòng không, tiếp tục sản xuất và kiên quyết đánh thắng đế quốc Mỹ ngay trên đất Thăng Long. Sự nhất trí đó thể hiện trong hành động lao động và công tác kiên trì bèn bỉ suốt cả thời kỳ này, nhiều nhà tư sản giữ vị trí trong ban lãnh đạo xí nghiệp, cửa hàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều người trở thành lao động tiên tiến, nhiều người có những đóng góp trong phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Vào thời kỳ này Hội Liên hiệp công thương vẫn tiếp tục duy trì phong trào: giành danh hiệu cá nhân tích cực và tổ chức công thương tích cực mà Hội phát động từ giữa kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Vào thời kỳ chống Mỹ, trong giới tư sản lại có phong trào thi đua “ năm tiêu chuẩn phấn đấu của người công thương yêu nước chống Mỹ”. Đến năm 1967, thành phố nêu ra danh hiệu Công thương tiên tiến, Hội tiếp tục phong trào trên với tên gọi : thi đua giành danh hiệu công thương tiên tiến, tổ chức công thương tiên tiến và phấn đấu giành lá cờ đầu – phong trào này nhằm vận động tư sản đi vào cải tạo lao động, tư tưởng, nếp sống sinh hoạt và xây dựng con người mới. Phong trào được tổ chức khá chặt chẽ, hàng quý có hướng dẫn nội dung thi đua, hàng năm có tổng kết khen thưởng. Phong trào mang lại kết quả rất tốt, hàng năm cso từ 50-60% số nhà tư sản được xếp việc đạt danh hiệu công thương tiên tiến. Hội Liên hiệp công thương vận động thi hành thông tư của Mặt trận (1970) về sử dụng cải tạo tư sản trong lao động sản xuất, trọng tâm là sử dụng tốt tư sản có kỹ thuật. Hội đã phát động phong trào trao đổi phổ biến kinh nghiệm kỹ thuật nghiệp vụ, viết tài liệu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng, phong trào rất mới với các nhà tư sản và đã mang lại kết quả tốt. Mặt trận vận dụng phong trào gửi tiền tiết kiệm của thành phố cho giơi công thương thành phong trào thi đua gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ; vận động trong giới tư sản khuyến khích Việt kiều chuyển ngoại tệ và vàng về nước. Chỉ tính riêng năm 1972 các nhà tư sản gửi tiền tiết kiệm dài hạn đạt 100.000 đồng và trên 30 hộ nhận được ngoại tệ.
Tuy vậy khi cách mạng có những khó khăn thì nhiều tư sản bi quan, dao động, tư tưởng diễn biến khá phức tạp, cho rằng đấu tranh thống nhất nước nhà còn dài không biết đến bao giờ, khó mà thực hiện được chính sách hoà hợp dân tộc, và nếu có quan hệ hai miền, đời sống miền Bắc khó mà tranh thủ được miền Nam… Nắm vững những diễn biến tư tưởng của giới tư sản như vậy, Mặt trận đã góp phần cùng các cơ quan thành phố từng bước có phương pháp sát hợp giúp giới tư sản có nhận thức đúng đắn và lòng tin vào cách mạng.
Trong quá trình cải tạo, rèn luyện thành ngươì lao động, giới tư sản Thủ đô cũng rất mong mỏi Đảng và Nhà nước có chính sách bổ sung đối với họ, như thay đổi thành phần, được hưởng các chế độ như cán bộ công nhân viên chức. Từ năm 1971 trong giới tư sản nổi lên hai vấn đề lớn là : sắp hết tức (tư sản lớn, vừa) và vấn đè thành phần (tư sản nhỏ). Giới tư sản hy vọng được nhận tiền tức cho đến lúc chết và sẽ được thay đổi thành phần. Quyết định số 71/CP ngày 13-4-1972 quy định thanh toán tiền tức ngang vốn (chuộc lại), cộng với lúc đó thành phố thực hiện chính sách quản lý tiền mặt đối với những hộ có từ 50 đồng trỏ lên và chủ trương không thay đổi thành phần đã làm giới tư sản bị choáng váng. Mặt trận đã kịp thời tổ chức toạ đàm, giải thích dâầ, tư tưởng của giới tư sản ổn định trở lại và chuẩn bị cho cuộc sống khi hết nhận tiền tức.
Năm 1971, Ban Mặt trận thành phố phát hiện một số tồn tại trong công tác cải toạ tiếp tục với giai cấp tư sản dân tộc và việc họ đã đề nghị thành phố xem xét lại thành phần của họ trong việc thi hành Chỉ thị 213 của Ban Bí thư. Về vấn đề này, đến cuối năm1973 thành phố đã giải quyết cho 214 hộ trong số 267 hộ công thương được xếp việc khi cải tạo tư sản đã xác định lại cho họ không còn là tư sản nữa.
Thời kỳ 1965-1975, trí thức Thủ đô đã có sự đóng góp xứng đáng vào thực hiện hai nhiệm vụ chính trị của thành phố là xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng giặc Mỹ góp phần đưa sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc đến thắng lợi vẻ vang. Trong đóng góp của trí thức Thủ đô có vai trò động viên, giáo dục của Mặt trận. Trong quá trình tham gia giáo dục tổ chức động viên đội ngũ trí thức thực hiện nhiệm vụ cách mạng, Mặt trận đã nghiên cứu nắm vững vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ trí thức Thủ đô ở thời kỳ này. Trong sự nghiệp cách mạng của Thủ đô, đội ngũ trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa then chốt tạo ra những bước đi có tính chất bước ngoặt của thành phố. Vào thời kỳ này đội ngũ trí thức Thủ đô phát triển nhanh chóng, đến đầu năm 1971 số lượng trí thức Thủ đô đã tăng gấp ba lần trước khi giặc Mỹ đánh phá Hà Nội. Khi Hà Nội được giải phóng, đội ngũ trí thức Thủ đô chỉ có vài trăm người được đào tạo ở nhà trường cũ, chủ yếu thuộc ngành y khoa và giáo dục. Đầu những năm 70 giới trí thức Thủ đô đã có gần một vạn người tốt nghiệp đại học và trên đại học, số trí thức cũ chỉ chiếm 3-4% còn trên 90% là anh em trí thức mới, trong đó tuyệt đại bộ phận là con em nhân dân lao động, 30-40% đã ra trường trên dưới 10 năm, trên 40% đang tuổi thanh niên, số là đảng viên chiếm 35%, số nữ trí thức trước đây có vài người, lúc này chiếm 15%. Trí thức Thủ đô lúc này có bước trưởng thành lớn về lập trường cách mạng, trình độ chính trị và được thử thách tôi luyện nhiều trong thực tiễn cách mạng, gần gũi quần chúng lao động.
Tuy vậy đội ngũ trí thức thru đô phát triển nhanh về số lượng, trong chuyên môn phần đông họ biết chưa sâu, làm chưa thạo, hiểu thực tiễn chưa nhiều; trình độ khoa học cơ bản còn thấp; kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn ít, số có trình độ cao có thể hướng dẫn nghiên cứu khoa học không nhiều. Bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm cuộc sống cần được bồi dưỡng nhiều hơn nữa.
Mặt trận đã triển khai nhiều hình thức như cùng các chính đảng, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương và nhiệm vụ của Thành phố trong từng thời gian tới trí thức Thủ đô; xây dựng người trí thức mới xã hội chủ nghĩa; tổ chức động viên trí thức đóng góp trí tuệ và sức lực vào sự nghiệp cách mạng của Thủ đô. Giặc Mỹ ném bom phá hoại Thủ đô, Mặt trận cùng công đoàn và các ngành tổ chức Hội nghị trí thức Thủ đô quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đay là sinh hoạt chính trị lớn kéo dài suốt thời kỳ này đã tập hợp đông đảo trí thức Thủ đô và động viên họ hăng hái nghiên cứu, công tác với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Đối với trí thức lâu năm, Mặt trận đã góp phần vào việc chú ý cải tạo, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của họ.
Tuy vậy thời kỳ này trong công tác trí thức vận của thành phố vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm. Việc giáo dục chính trị, rèn luyện tư tưởng cho trí thức chưa thật sâu, chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và từng đối tượng, chưa thật gần với thực tiễn đấu tranh cách mạng trong sản xuất, chiến đấu, phát triển khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật của thành phố. Tác dụng đấu tranh của chi bộ Đảng và các tổ chức quần chúng đối với trí thức còn hạn chế, còn dè dặt, nể nang nhiều, ngược lại có nhiều trường hợp lại hẹp hòi, giản đơn, thô bạo. Giáo dục động cơ vào Đảng cho trí thức làm chưa tốt. Chưa tạo cho trí thức nhiều thời gian làm chuyên môn, nhìeu người không được bố trí đúng chuyên môn. Nhiều cấp lãnh đạo chưa sát trí thức, chưa mạnh dạn phát huy khả năng của anh chị em nhất là đối với nữ trí thức và trí thức trẻ. Một số cán bộ lãnh đạo thường có thành kiến với trí thức có khuyết điểm và nhược điểm về tác phong, cá tính hoặc về lịch sử gia đình xuất thân. Các đoàn thể khác như Công đoàn, Đoàn thanh niên chưa chú trọng tổng kết công tác để cải tiến phương pháp hoạt động đối với trí thức. Nhìn chung các ngành chưa chú trọng đẩy mạnh công tác vận động trí thức.
Thời kỳ 1965-1975, công tác tôn giáo vận của Mặt trận đã giành được những thắng lợi ngày càng lớn hào nhiẹp cùng tháng lợi chung của sự nghiệp cách mạng ỏ Thủ đô ngày càng phát triển. Trong công tác tôn giáo vận, Mặt trận các cấp đã góp phần xứng đáng vào thành tích đó. Mặt trận đã tuyên truyền giáo dục cho đồng bào giáo dân đường lối chống Mỹ, cứu nước như nhiệm vụ xây dựng và bào về Thủ đô, trách nhiệm và nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Cùng với bước tiến trong sản xuất và chiến đấu của Thủ đô, trình độ giác ngộ của đồng bào công giáo ngày càng tăng; phong trào của quần chúng liên tục chuyển biến tốt, vai trò quần chúng đấu tranh cải tạo Giáo hộ được phát huy rộng khắp và ngày càng phát triển. Giáo dân ngoại thành ra sức khắc phục khó khăn, tích cực sản xuất, chấp hành chính sách. Số giáo dân trước đây khó vận động, thời kỳ này cũng đã xin vào hợp tác xã, đưa tỷ lệ từ 95% lên gần 100% số nông hộ giáo dân vào hợp tác xã. Nhiều cơ sơ đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha, và bảo đảm bán đủ lương thực, thực phẩm cho Nhà nước. Ở nội thành hầu hết giáo dân đều lao động ở các xí nghiệp và các hợp tác xã thủ công. Chỉ tính riêng thời gian đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc (1965-1968) thanh niên công giáo Hà Nội đã có 506 người vào bộ đội, có 46 gia đình có từ hai con trở lên đang tại ngũ. 100% con em giáo dân được đi học, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tăng cường. Phong trào thi đua yêu nước được củng cố và liên tục phát triển từ thành phố đến xứ họ, đến đầu năm 1969 đã có 1.300 hộ giáo dân đạt danh hiệu Gia đình công giáo tích cực chống Mỹ, cứu nước. Thời kỳ này điểm nổi bật trong công tác vận động đồng bào công giáo là động viên tổ chức được các tầng lớp giáo dân đều tham gia chống Mỹ, cứu nước và ngày càng gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, tư tưởng được nâng lên. Khí thế cách mạng của quần chúng được phát huy mạnh ở nhiều nơi, trình độ uy tín của đảng viên, cốt cán trong giáo dân được nâng lên có tác dụng tốt.
Đối với Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Mặt trận đã chú trọng tham gia công tác giáo dục tư tưởng, thi hành chính sách, quan tâm đời sống các đầu đạo và ngày càng đi sát ba tôn giáo này. Các đầu đạo và tín đồ đã làm tốt nhiệm vụ yêu nước, chấp hành chính sách, lực lượng tiến bộ ngày càng phát triển đã phát huy tích cực trong đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực.
Trong công tác tôn giáo vận thời kỳ này cũng còn một số mặt yếu và khuyết điểm: Chính quyền cũng như Mặt trậ còn nhiều thiếu kiên quyết đấu tranh để chấm dứt những vi phạm hành chính đối với Phật giáo, để các hiện tượng sử dụng chùa, đất đai nội tự không đúng chính sách của Nhà nước kéo dài. Chính sách tôn giáo chưa được các cấp, các ngành quán triệt đầy đủ. Với công giáo, công tác bồi dưỡng cốt cán chưa được làm thường xuyên. Một số nơi chưa có đảng viên.
Thời kỳ 1965-1975, công tác Hoa vận của thành phố có nhiều khó khó khăn những cũng là thời kỳ giành được thắng lợi và cho nhiều kinh nghiệm quý. Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Mặt trận đã tham gia triển khai đợt tuyên truyền rộng rãi giải thích trong bà con người Hoa, phát động quần chúng đấu tranh với bọn cơ hội. Đợt học tập này được tiến hành trong hai năm 1967 và 1968, cho mọi tầng lớp người Hoa từ cán bộ đảng viên, công nhân viên chức, xã viên thru công, bà con đường phố, cả tầng lớp tiểu thương và học sinh lớn tuổi. Ban lãnh đạo các cơ sở hợp tác xã được củng cố, tạo mối liên hệ mật thiết giữa quần chúng người Hoa với Mặt trận khu phố, huyện và thành phố, đưa tư tưởng quần chúng người Hoa đi và thời kỳ ổn định, trình độ nhận thức được nâng cao hơn.
Từ 1970 đến 30-4-1975 là thời gian tương đối ổn định của người Hoa ở Hà Nội. Cơ cấu xã hội người Hoa thời gian này đã thay đổi tham gia sản xuất ở các cơ quan xí nghiệp Nhà nước và các hợp tác xã thủ công, 70% gia đình người Hoa sinh sống dựa vào đồng lương của Nhà nước và tập thể, mức sống như người Việt ở Hà Nội, còn 30% gia đình người Hoa khác thu nhập dựa vào kinh doanh buôn bán đời sống cao.
Trong tình hình đó, Thành uỷ chủ trương phát huy những thắng lợi thời gian trước, đẩy mạnh công tác Hoa vận nhằm nâng cao nhận thức của người Hoa, tiếp tục giữ vững ổn định, động viên họ tham gia thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ thành phố, thiết thực góp phâầ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mặt trận góp phần xây dựng lòng tin, sự hiểu biết và tiếp nhận chính sách Hoa vận của Đảng cho bà con người Hoa qua thực tiễn chính sách của Việt Nam, của chính quyền Thành phố đối với người Hoa không khác gì đối với người Việt Nam khác; qua sự gắn bó giữa toàn dân Việt Nam và người Hoa; qua cải cách giáo dục được thực hiện từ năm 1970, con em người Hoa không nhất thiết phải vào trường Hoa mà có thể học sinh người Hoa cùng chung một trường với học sinh người Việt.
Năm 1971, Thành phố đã phổ biến sâu rộng Nghị quyết về hoa vận của Thường vụ Thành uỷ giúp cho các cấp ngành có nhận nhận thức đúng hơn về công tác Hoa vận. Mặt trận góp phần lãnh đạo các cơ sở tập trung có nhiều người Hoa như Hội Hoa Liên, trường học, hợp tác xã thủ công… ngày càng chủ động và vững chắc. Mặt trận đã đi sâu và tham gia làm tốt công tác giáo dục động viên người Hoa nâng cao tinh thần tự nguyện hăng hái gánh vác nghĩa vụ chung và tạo chuyển biến mạnh mẽ tình hình tư tưởng, chính trị trong bà con người Hoa ở Thủ đô.
Từ 1973 đến 4-1975 công tác Hoa vận được quần chúng chú ý. Trong thời kỳ này tư tưởng của người Hoa tiếp tục chuyển biến tốt, đời sống được ổn định, có nhiều cố gắng trong lao động sản xuất, chấp hành chính sách, có nhiều đóng góp với phong trào chung. Nhìn chung tình hình người Hoa ỏ cuối thời kỳ này tương đối ổn định.
Thời kỳ này công tác Mặt trận của thành phố đã giành được nhiều thắng lợi lớn, so với các thời kỳ trước đó là bước phát triển khá toàn diện về công tác Mặt trận. Song quá trình đó trong lãnh đạo công tác Mặt trận và hoạt động của Mặt trận vẫn còn để lại những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục. Thành uỷ thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác Mặt trận song chưa đầy đủ và chưa thật sâu sát. Đặc biệt nhiều ban lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thật sự lãnh đạo và thực hiện công tác Mặt trận, do vậy việc phân công cán bộ, nắm tình hình, nghe báo cá, chỉ đạo và phối hợp kịp thời trong công tác Mặt trận còn nhiều hạn chế, có năm Huyện uỷ Thanh trì, Đảng uỷ Hoàn Kiếm không một lần kiểm điển công tác Mặt trận, năm 1967 Đảng uỷ Hoàn Kiếm chỉ bố trí hai đồng chí làm công tác Mặt trận.
Bộ máy chuyên trách công tác Mặt trân chưa được kiện toàn đúng mức, thiếu về số lượng, chất lượng yếu, trình độ nghiên cứu đề xuất yếu,, một số tuổi cao sức yếu, nhiều Ban liên lạc Mặt trận xã chỉ có tác dụng trong giới phụ lão. Cán bộ thiếu chủ động trong công tác, còn ỷ lại trông chờ cấp trên. Cán bộ chủ chốt chưa sát và ít đi cơ sở điều tra nghiên cứu, ít sát phong trào.
Từ năm 1973 đến 1975, phong trào quần chúng ở Thủ đô thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là nét chủ đạo, nhưng sự lãnh đạo của Thành uỷ thì chưa thay đổi; Ban Mặt trận nặng về sự vụ; hệ thống Mặt trận yếu so với yêu cầu của phong trào, đối tượng Mặt trận lại không do ngành Mặt trận quản lý, công tác Mặt trận nhiều nơi là công tác phụ đạo. Do vậy Mặt trận chưa phát huy đầy đủ vai trò của mình trong việc đẩy mạnh thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và thể thao văn hoá; Mặt trận tham gia phong trào lao động sản xuất chưa rõ.
Hoạt động của Mặt trận trong công tác tuyên truyền nặng về phổ biến chung, chưa sâu rộng ở cơ sở. Việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân Thành phố cũng như rèn luyện đạo đức phẩm chất con người mới xã hội chủ nghĩa chưa được Mặt trận đẩy mạnh đúng mức. Nội dung và lề lối phối hợp làm việc giữa Mặt trận và chính quyền chưa được xây dựng rõ ràng.
Giai đoạn 1975-1985: MTTQ thành phố Hà Nội trong thời kỳ cả nước bước vào chặng đầu thời kỳ đi lên CNXH
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc toàn thắng, cả nước cùng bước vào thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thủ đô Hà Nội có nhiệm vụ cơ bản là đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực quan hệ sản xuất, khoa học và kỹ thuật, tư tưởng và văn hoá trong đó then chốt là nội dung khoa học và kỹ thuật; đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Hà Nội thành Thủ đô hiện đại, văn minh và giàu đẹp xứng đáng với dân tộc và đất nước.
Nhân dân Hà Nội thực hiện nhiệm vụ trên không được bao lâu thì sự đe doạ đất nước bị xâm lăng từ bên ngoài ngày càng tăng và tiếp ngay cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bên ngoài ở tây nam Tổ quốc là cuộc chiến tranh đó ở biên giới phía bắc vào đầu năm 1979. Nhân dân Hà Nội thiếp tục nhiệm vụ trên trong điều kiện phải cùng cả nước chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sẵn sàng làm thát bại tất cả những quy mô lớn. Như vậy nhiệm vụ của nhân dân Hà Nội đã nặng nề lại càng nặng nề khó khăn hơn.
Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Thủ đô trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Thành phố cũng rất nặng nề và luôn luôn được bổ sung cho phù hợp với thực tế đòi hỏi. Bước vào thời kỳ mới Mặt trận đã xác định được các nhiệm vụ của mình như tuyên truyền giáo dục làm cho nhân dân Thủ đô nhận rõ cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, Thủ đô cùng với cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; cần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động Thủ đô, động viên mọi người tích cực tham gia quản lý đất nứơc, quản lý xã hội; động viên các tầng lớp nhân dân Thủ đô đẩy mạnh phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất, công tác, học tập, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước, ra sức củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tích cực tham gia xây dựng nền văn hoá mới và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô. Tham gia chăm sóc đời sống vật chất và văn hoá toàn dân. Tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Tham gia tích cực đấu tranh chống các tiêu cực xã hội. Đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường đoàn kết quốc tế. Tăng cường củng cố, mở rộng tổ chức Mặt trận, xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Mặt trận cơ sở (tiểu khu, xã), không ngừng cải tiến nội dung và phương thức cộng tác Mặt trận cho thiết thực, sinh động.
Sau hai thập kỷ thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu xã hội ở Thủ đô đã có nhiều biến đổi. Đến khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã trở thành Mặt trận của những người lao động chân tay và trí óc, những người yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Trước biến đổi đó công tác Mặt trận cũng cần đổi mới cho phù hợp, trước tiên là cơ quan tham mưu cho Thành uỷ phải được kiện toàn. Ngày 16-7-1977 Thành uỷ đã ra Nghị quyết thành lập Ban Dân vận và Mặt trận Hà Nội thay cho Ban Mặt trận trước đó. Để phù hợp với thực tiễn hơn , ngày 26-8-1981 Thường vụ Thành uỷ đã quyết định giải thể Ban Dân vận và Mặt trận Hà Nội và thành lập Ban Dân vậ và Đảng đoàn Mặt trận Hà Nội. Các cơ quan này đã từng bước hoàn thành chức năng tham mưu cho Thành uỷ lãnh đạo công tác Dân vận và Mặt trận khi Thủ đô cùng cả nước thực hành các mạng xã hội chủ nghĩa.
Thành uỷ lãnh đạo tiến hành thành công các Đại hội lần thứ VIII (6-1977) lần thứ IX (5-1980) và lần thứ X (12-1983) của Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Các Đại hội này đã đánh dấu những bước tiến trong lãnh đạo của Đảng bộ với công tác Mặt trận cũng như xã định cống hiến to lớn của Mặt trận Tổ quốc Thành phố trong thời kỳ này.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa càng phát triển thì vai trò tập hợp lực lượng ở cơ sơ càng quan trọng. Tổ chức Mặt trận cơ sở ra đời là một yêu cầu khách quan. Ngay từ tháng 8-1972, Thường vụ Thành uỷ đã quyết định xây dựng thí điểm Mặt trận cơ sở (khối phố) và đã thu được kết quả tốt. Từ sau Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất lần thứ nhất (9-1977) cả nước đi vào xây dựng Mặt trận cơ sở, từ đó Thành uỷ Hà Nội càng đẩy mạnh công tác này trên cơ sở kinh nghiệm của chính Thủ đô đã làm từ trước đó 5 năm. Đến cuối năm 1977 hầu hết các xã ở ngoại thành và nhiều tiểu khu ở nội thành (63/1979) đã tổ chức Mặt trận. Các tổ chức Mặt trận lúc đầu là Ban liên lạc Mặt trận sau được đổi thành Ban Mặt trận. Từ khi có tổ chức Mặt trận ở cơ sở, các Đảng uỷ và cơ sở đã thông qua Ban Mặt trận làm tốt việc tăng cường đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Tổ chức Mặt trận cơ sở đã giúp Mặt trận khu (quận), huyện phản ánh kịp thời những suy nghĩ và ý kiến của các tầng lớp nhân dân tới lãnh đạo các cấp, giúp thành phố có chủ trương kịp thời sát hợp. Lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò tổ chức Mặt trận ở cơ sở là nét nổi bật của công tác Mặt trận thời kỳ này ở Thủ đô.
Thời kỳ từ 1975 đến 1986 có nhiều khó khăn phức tạp trên các lĩnh vực sản xuất, đời sống, an ninh quốc phòng, xã hội mà thành phố phải giải quyết. Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết những khó khăn phức tạp trên, hoàn thành những nhiệm vụ chung của Thành phố.
Ngay sau 30-4-1975, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã động viên được toàn dân tham gia phong trào lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng Thủ đô, động viên các lực lượng lao động thi đua phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Lao động ngoại thành được động viên đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng bước đầu đạt kết quả tốt. Mặt trận đã tổ chức phổ biến rộng rãi, đồng thời hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện chỉ thị của Đảng và Chính phủ về việc xây dựng nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ tang, ngày giỗ, ngày hội và loại trừ mê tín trong nhân dân. Cuộc vận động này được tiến hành liên tục và thu nhiều kết quả tốt phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xây dựng được nội dung mới trong đời sống văn hoá của nhân dân Thủ đô. Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã đóng vai trò chủ chốt động viên tổ chức các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ tạp thể, thực hiện các phong trào cách mạng của Thủ đô; phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm; phong trào củng cố quốc phòng, boả vệ an ninh Tổ quốc; phong trào lao động cộng sản chủ nghĩa xây dựng Thủ đô; phong trào thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá mới. Khi mới giải phóng miền Nam, Mặt trận Tổ quốc Thủ đô đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Mặt trận đã thay mặt nhân dân Thủ đô ký giao ước và tổ chức thực hiện thi đua giữa ba thành phố : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải phòng. Trong các hoạt động của thành phố về giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân; xây dựng và cungr cố chính quyền, tham gia xây dựng Đảng; hoạt động đoàn kết quốc tế…Mặt trận đã đóng góp xứng đáng vào sự thành công của các hoạt động đó.
Vào thời kỳ này đối với những nhà tư sản sau gần 20 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, vấn đề nổi lên là chế độ với họ khi về nghỉ già như thế nào. Ngày 22-8-1975, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư 287/TTg bổ sung chính sách, chế độ đối với người tư sản dân tộc tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nội dung chính của Thông tư này nêu rõ kể từ ngày ban hành thông tư này, người tư sản nào không còn lĩnh tiền định tức nữa (do tự nguyện không lĩnh, thôi lĩnh vốn hợp doanh) đã được nghỉ hoặc sẽ được nghỉ, có đủ thời gian công tác thì được hưởng các quyền lợi và chế độ đãi ngộ quy định cho cán bộ công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước. Nội dung này làm cho giới tư sản Hà Nội rất phấn khởi, họ cho là Đảng rất sáng suốt, rất nhân đạo, đã đánh giá đúng nỗ lực cải tạo , đóng góp của họ mấy chục năm qua, chỉ có Đảng mới cải tạo được cả một giai cấp bóc lột thành người lao động thực sự. Họ trông ngóng từng ngày việc thi hành Thông tư 287/TTg với niềm hân hoan vô hạn chẳng những vì quyền lợi kinh tế mà chính là vì quyền lợi chính trị cho họ và con cái họ mai sau.
Nhưng mãi 15 năm sau, ngày 27-11-1976, Bộ Thương binh xã hộ mới có Thông tư số 17/TBXH hướng dẫn thi hành Thông tư 287/TTg trong có nêu ngừoi tư sản nào về nghỉ hưu trước 22-8-1975 mà còn lĩnh tức(chiếm đa số với tư sản Hà Nội0 thì không được hưởng chế độ đãi ngộ như cán bộ công nhân viên chức; nhưng ai còn làm việc mà còn lĩnh tức thì khi nào hết định tức vẫn được hưởng mọi chế độ. Như vậy Thông tư 17/TBXH hướng dẫn thi hành Thông tư 287/TTg nhưng có điểm không đúng với tinh thần thông tư đó. Do vậy tâm trạng chung của Tư sản Hà Nội khi biết Thông tư 17/TBXH thì buồn tủi, nguyện vọng của họ là muốn kêu với Trung ương Đảng và Chính phủ xem lại vấn đề này của họ.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thông thư 287/TTg và Thông tư 17/TBXH, năm vững được nguyện vọng và tâm tư của giới tư sản Hà Nội lúc này, Mặt trận đã kịp thời phản ánh qua Ban Mặt trận lên Thành uỷ và Trung ương xem xét thêm hai thông tư trên cũng như mong đợi của giới thư sản. Trong lúc chờ đợi giải quyết vấn đề trê, đề nghị với thành phố giải quyết đối với một số tư sản có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, có đông con đi bộ đội chiến đấu tốt, một số nhân sĩ tiêu biểu đã về nghỉ và 5 người về nghỉ sau ngày ban hành Thông tư 287/TTg được hưởng chế độ như cán bộ công nhân viên nói chung. Đề nghị này được Thành phố nghiên cứu, phản ánh với Trung ương và đã được giải quyết thoả đáng, động viên kịp thời giới tư sản, củng cố khối đoàn kết toàn dân Thủ đô.
Khi mới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trí thức Thủ đô phấn khởi trước sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thắng lợi trọn vẹn, và hy vọng một thời kỳ mới, phát triển toàn diện của đất nước sẽ mở ra. Sự phấn khởi và niềm hy vọng đó của trí thức Thủ đô là chính đáng và có hiện thực. Trí thức Hà Nội đã hồ hởi lao vào thời kỳ lao động mới hy vọng làm giàu cho đất nước, cho Thủ đô và bản thân mình sẽ được sống sung sướng, có điều kiện đầy đủ hơn để làm việc. Song trí thức Thủ đô, kể cả một số nhà lãnh đạo không lường trước được những khó khăn mà đất nước sau ngày toàn thắng sẽ gặp phải, đế quốc bao vây cấm vận, phản động quốc tế thực hiện chiến tranh xâm lấn, viện trợ quốc tế bị cắt giảm… Đến cuối những năm 70 đầu những năm 80, đất nước lâm vào khó khăn đó, nhiều người đã có những đóng góp lớn cùng thành phố tháo gỡ những khó khăn, nhiều người chờ đợi. Lúc này trong đội ngũ trí thức cũ tương đối ổn định, trí thức mới được đào tạo trong những năm Thủ đô thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn biến phức tạp hơn, họ cho rằng đường lối , chính sách của ta sai nhiều, quản lý kinh tế lạc hậu trì trệ đòi hỏi phải cải tiến mạnh về quản lý kinh tế hoặc phải có một cuộc cách mạng về tổ chức hoặc ở cấu, kêu ca điều kiện nghiên cứu giảng dạy quá khó khăn, thậm chí có người còn đã bỏ trốn ra nước ngoài không phải chỉ vì đời sống họ khó khăn.
Trước tình hình đó Mặt trận càng tăng cường các biện pháp vận động đôgn đảo trí thức, giúp thành phố thực hiện chính sách sử dụng, đãi ngộ, bồi dưỡng trí thức, giúp anh chị em trí thức khắc phụ một số khó khăn về đời sốgn đẻ tiếp tục làm viêc, cống hiến cho Thủ đô. Trên có sở hiểu rõ trí thức là vốn quý của Đảng và nhân dân, ngày nay họ đã trở thành một động lực cách mạng, một đội quân chủ lực, đi hàng đầu trong cuộc tiến quân vào khoa học kỹ thuật cùng với công nhân và nông dân tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, Mặt trận đã góp phần giúp thành phố thực hiện Chỉ thị 66 của Ban Bí thư trung ương, công bố chính sách khoa học kỹ thuật của Bộ Chính trị, các quyết định khen thưởng đối với trí thức, văn nghệ sĩ. việc thực hiện các chủ trương, chính sách này cùng những chuyển biến về kinh tế và đời sống sau chính sách khoán của của Đảng và Chính phủ đã có tác dụng động viên tầng lớp trí thức yêu nước, tự hào dân tộc, chịu đựng khó khăn, xác định được chỗ đứng, nỗ lực nghiên cứu, phát minh, mong muốn góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước.
Tuy vậy việc thực hành chính sách đối với trí thức lúc này còn nhiều tồn tại, tư tưởng thành kiến, hẹp hòi, coi thường trí thức còn khá nặng làm họ thiếu an tâm, phấn khởi, thậm chí một bộ phận bi quan thất vọng, thiếu niềm tin. Những tồn tại đó, Mặt trận phải góp phần giải quyết trong quá trình thực hiện công tác trí thức vận của mình.
Thời kỳ từ 1975 đến 1986, các tôn giáo ở Thủ đô có nhiều biến đổi đòi hỏi công tác tôn giáo vận của thành phố nói chung, của Mặt trận nói riêng phải có những nỗ lực mới.
Giáo hội chủ động tích cực để tạo điều kiện phục hồi và củng cố các cơ sở của họ, có gắng trở lại không khí sầm uất của xứ đạo, họ đạo, tăng cường hoạt động tôn giáo, trang trí lại nhà thờ, cải tiến lễ nghi với hình thức hấp dẫn, tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập toà giám mục Bắc Ninh, lễ cưới vàng cưới bạc của hàng giáo si, củng cố và khôi phục Hội đoàn.
Về đạo Phật, chi hội Phật giáo Hà Nội vẫn tiến théo hướng là một tổ chức tôn giáo yêu nước, đi với chủ nghĩa xã hội. Tăng ni phật tử rất phấn khởi trước sự thành công của Hội nghị đại biểu Phật giáo cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, họ tự hào về vị trí của Phật giáo Thủ đô. Các tăng ni lo cho tương lai của đạo Phật ít người kế tục. Lúc này nhiều địa phương vẫn chưa trả hoa lợi ruộng đất cho nhà chùa. Một số nơi dân lấn chiếm đất hoặc nhà phụ của chùa nhưng chính quyền lờ đi không giải quyết. Trật tự an ninh ở nhiều chùa chưa được đảm bảo.
Đạo Tin lành thời kỳ này vẫn đi theo hướng tích cực. Các đầu đạo cũng ra sức tuyên truyền đạo, tuy kết quả ít. Hội đồng nhà thờ thế giới viện trợ cho Hội Thánh Tin lành Việt Nam một số tiền lớn để sửa chữa cơ sở tôn giáo Tin lành ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Tín đồ Tin lành Thủ đô muốn Hà Nội thành trung tâm của Tin lành cả nước.
Đạo Cao đài nhình chung vẫn tiếp tục chuyển biến theo hướng tốt. Họ muốn sáp nhập hai phái Bến tre và Tây Ninh. Số tín đồ lễ bái thường xuyên chỉ trên dưới 20 người, ngày lễ trọng đại nhất “Vía Ngọc Hoàng” cũng chỉ trên dưới 60 người.
Vào thời kỳ này Mặt trận vẫn chủ động thực hiện công tác tôn giáo vận theo chức năng của mình, tham gia giáo dục động viên giáo dân chấp hành các chính sách của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ của Thành phố, giúp thành phố triển khai Nghị quyết 40 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị 19 của Thành uỷ về công tác tôn giáo. Nhìn chung công tác tôn giáo vận ở Hà Nội thời kỳ này có những chuyển biến tốt.
Phong trào quần chúng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở vùng Thiên chúa giáo có nhiều tiến bộ, hoà mình trong cộng đồng chung của dân tộc, thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Quần chúng giáo dân hết sức phấn khởi hưởng ứng chính sách khoán quản với khi thế lao động sản xuất tích cực, nhiều nơi thu vượt mức khoán. Mặt trận nhiều địa phương đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ quần chúng giáo dân và những chức sắc; đã quan tâm giúp đỡ cac gia đình đảng viên, cốt cán, và giáo dân có khó khăn.
Đồng bào theo đạo Phật cũng có nhiều chuyển biến tốt, phong trào phụng đạo yêu nước trong Phật giáo phát triển theo hướng tiến bộ, có lợi cho quần chúng. Tăng ni chấp hành tốt và đã tham gia vận động các tín đồ chấp hành tốt cac chính sách, pháp luật của Nhà nước, bài trừ mê tín dị đoan, tham gia gửi tiền tiết kiệm.
Trước sự giáo dục của Mặt trận, phong trào của các tín đồ Đạo Tin lành, Cao đài phát triển theo chiều hướng tốt. Mặt trận đã góp phần giúp đỡ đạo Cao đài thành một tổ chức “Cao đài thống nhất Thủ đô”.
Tồn tại trong công tác tôn giáo vận thời kỳ này là các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, ban, ngành có liên quan chưa có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng của côgn tác tôn giáo vân, nhất là đối với Thiên chúa giáo, chưa thấy được âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động lợi dụng đạo chống phá cách mạng; chưa nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 40 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thi 19 của Thường vụ Thành uỷ, nhiều cấp uỷ buông lỏng công tác lãnh đạo, khoán trắng cho Mặt trận, không kiểm tra đôn đốc, trên thực tế Mặt trận cũng không thể một mình hoàn thành được nhiệm vụ.
Thành phố thiếu hẳn một bộ phận chuyên trách công tác tôn giáo vận có hiệu lực. Từ thành phố đến cơ sở không có một đội ngũ cán bộ tôn giáo vận chuyên sâu.
Công tác Hoa vận ở Hà Nội từ 4-1975 đến cuối 1986 có nhiều biến động. Từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng đến đầu năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Mặt trận các khu phố cũng như Hội Hoa Liên hoạt động đều tập trung vào việc giáo dục thông qua tổ chức nói chuyện, họp mặt bà con người Hoa nhằm động viên bà con tích cực tham gia sản xuất, thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện Chỉ thị 214 của Ban Bí thư Trung ương; theo dõi và tham gia tăng cường công tác bồi dưỡng lực lượng cốt cán trong người Hoa; quan tâm tới các cơ sở có đông người Hoa; thực hiện tốt chính sách Hoa vận; phối hợp với Sở giáo dục, Đảng uỷ khu phố Hoàn Kiếm đẩy mạnh cải cách giáo dục ở các trường Hoa vào quỹ đạo giáo dục chung, củng cố và tăng cường cốt cán ở các trường học, uốn nắn những lệch lạc của trường mẫu giáo Dục Hoa. hững công tác này đã đạt được nhiều kết quả khá.
Những năm 1976, 1977 quan hệ Việt – Trung ngày càng căng thẳng, bà con người Hoa có nhiều lo lắng băn khoăn sợ Việt Nam có phân biệt đối xử.
Tháng 4-1978, Thường vụ Thành uỷ Hà Nội ra Thông tri 33 hướng dẫn các cấp, các ngành, đoàn thể thi hành một số nhiệm vụ trước mắt nhằm ổn định tư tưởng bà con người Hoa, làm cho họ yên tâm ở lại Việt Nam. Các cấp, các sở đã triển khai công tác này, họp các cốt cán và động viên họ cùng tham gia tuyên truyền giải thích đường lối chính sách của Đảng với người Hoa và vận động họ ở lại Việt Nam. Bà con người Hoa hoan nghênh chủ trương và việc làm trên của thành phố.
Ngày 27-5-1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nươc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam. Ngày 31-5-1978 Hội nghị mở rộng của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội được triệu tập. Hộ nghị nhận định: hơn 20 năm được Đảng giáo dục, Nhà nước giúp đỡ, nhân dân Hà Nội người Việt cũng như người Hoa sống chan hoà gắn bó bên nhau, cùng nhau xây dựng Thủ đô. Hội nghị hoàn toàn nhất trí với tuyên bố ngày 27-5-1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hội nghị hoàn toàn nhất trí về những công việc cần tiếp tục tiến hành trong các chính Đảng, đoàn thể, tổ chức thành viên Mặt trận nhằm làm cho đảng viên, đoàn viên và hội viên người Việt cũng như người Hoa nhận rõ thêm tình tình, phân biệt đúng sai, ra sức giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống yên lành, tăng cường đoàn kết thân ái. Hội nghị cũng kêu gọi bà con người Hoa hãy bình tĩnh hiểu rõ sự thật, đừng mắc mưu theo những luận điệu xuyên tạc, kích động chia rẽ của những phần tử xấu.
Ngày 3-6-1978, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tổ chức Hội nghị đại biểu người Hoa ở Thủ đô nghiên cứu tuyên bố ngày 27-5-1978 của Việt Nam. Hội nghị đã đón tiếp 150 đại biểu các tầng lớp người Hoa về dự. Hội nghị đã nghe báo cáo và trao đổi sôi nổi, chân thành về tình hình người Hoa ở Hà Nội. Nhiều đại biểu người Hoa đã phát biểu khẳng định chính sách đúng đắn, thuỷ chung của Đảng, Chính phủ, và Mặt trận Việt Nam đối với bà con người Hoa, nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ lập trường đúng đắn của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bày tỏ nguyện vọng góp sức làm cho đông đảo nhân dân quán triệt chính sách cảu Đảng, Chính phủ và Mặt trận, đoàn kết giúp đỡ bà con người Hoa tiếp tục làm ăn sinh sống trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tố giác và không nghe bọn xấu lừa bịp, doạ nạt làm điều không tốt cho bản thân và gia đình.
Cũng trong tháng 7-1978, Thành uỷ mở liên tục ba lớp nghiên cứu tình hình và nhiệm vụ mới cho đảng viên người Hoa. Việc nghiên cứu va liên hệ của đảng viên người Hoa dự học tập ở ba lớp đều nói rõ kết quả khá tốt, hầu hết đảng viên nhập rõ được tình hình, phân biệt được đúng sai.
Ngày sau chiến tranh biên giới phía Bắc vừa nổ ra Mặt trận đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện với bà con người Hoa ở các tiểu khu, ở các cơ quan xí nghiệp, hợp tác xã nhằm giải thích chủ trương chính sách của Đảng với bà con người Hoa trong tình hình mới, chỉ rõ âm mưu của phía Trung Quốc, vận động bà con người Hoa thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn tính mạng.
Qua đấu tranh kiên trì, liên tục của các cấp, các ngành và nhân dân toàn thành phố, sự rối loạn trong tình hình quần chúng người Hoa còn phức tạp, nhưng đã có chiều hướng ổn định dần, tư tưởng ra đi tạm lắng xuống. Đông đảo người Hoa ỏ Hà Nội đã hăng hái tham gia học tập Hiến pháp, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân và làm các nghĩa vụ khác. Đời sống người Hoa còn nhiều khó khăn, tâm trạng bi quan. Bà con mong muốn Đảng và Nhà nước sớm công bố chính sách mới đối với người Hoa.
Ngày 17-11-1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 10 CT/TW về Chính sách đối với người Hoa trong giai đoạn mới. Hà Nội triển khai thực hiện Chỉ thị 10 CT/TW, được phổ biến đến các cấp các ngành về công tác này. Công tác Hoa vận lúc này thành phố vẫn giao cho Mặt trận theo dõi. Từ đây tình hình người Hoa được ổn định, đội ngũ cốt cán và bà con người Hoa ngày càng yên tâm phấn khởi, tin tưởng chính sách của Đảng đối với người Hoa. Bà con người Hoa đã bớt lo lắng băn khoăn về công ăn việc làm, học hành và hạnh phúc của con cái.
Giữa năm 1983, Thành uỷ giao nhiệm vụ tham mưu, nghiên cứu về công tác người Hoa, công tác tôn gioá từ Đảng và Mặt trận Tổ quốc Thành phố tham gia công tác Hoa vận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban dân vận Thành uỷ. Mặt trận đã góp phần nắm lại tình hình người Hoa, tích cực giúp đỡ khuyến khích họ, tận dụng khả năng của họ vào công tác, lao động , sản xuất, dịch vụ; giải quyết những khiếu nại của người Hoa có thái độ chính trịn tốt, có thành tích trong lao động sản xuất và công tác, có tín nhiệm trong quần chúng vào Hội đồng Nhân dân các cấp; vận động người Hoa tham gia các đoàn thể quần chúng, phát triển thanh niên người Hoa đủ tiêu chuẩn vào Đoàn và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra Mặt trận Tổ quốc Thành phố còn nắm lại và đề nghị kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo phát triển đội ngũ cốt cán người Hoa phục vụ cho công tác trước mắt và lâu dài của Thành phố. Mặt trận các cấp có nhiều cố gắng và phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các cơ sở thực hiện công tác Hoa vận, đưa dần công tác này vào nề nếp và tình hình người Hoa ở Thủ đô ngày càng ổn định, phong tào củ người Hoa trở lại gắn bó với phong trào chung của thành phố.
Thời kỳ Thủ đô cùng vả nước bước vào chặng đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôij, Mặt trận đã phát huy vai trò đại biểu của dân đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực. Song, trong công tác Mặt trận cũng còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm:
1. Vận động quần chúng còn theo lối hành chính quan liêu.
2. Vận động xây dựng nếp sống mới ở Thủ đô chưa đều, chưa triệt để, chỉ đạo thực hiện chưa chu đáo.
3. Hoạt động còn hình thức, thiếu chiều sâu, chưa tổng kết và nhân được điển hình.
4. Kiểm tra, giám sát công tác Mặt trận chưa tốt, phối hợp đồng bộ còn yếu. Nhiều tổ chức chồng chéo, ranh giới hoạt động không rõ ràng.
Giai đoạn 1986-1996: MTTQ thành phố Hà Nội trong thời kỳ thủ đô bước vào thực hiện đường lối mới của Đảng
Từ cuối những năm 70 đầu 80 trở đi, cũng như cả nước Hà nội ở trong tình hình khó khăn phức tạp chưa từng có: kinh tế phát triển chậm, năng suất, chất lượng, hiệu quả đều thấp; dân số tăng quá nhanh; sau tổng điều chỉnh giá – lương-tiền (9-1985) tình hình càng nghiêm trọng. Trong tình hình đó, Hà Nội quán triệt tinh thần đổi mới được chỉ ra ở Đại hội VI (12-1986) của Đảng đã xác định nhiệm vụ của Thủ đô là tiến hành đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế cần được tập trung trước tiên nhằm ổn định tình hình sản xuất, kinh tế - xã hội và từng bước giải quyết những khó khăn trong đời sống nhân dân toàn thành phố.
Trên cơ sở nhiệm vụ của thành phố, Đại hội lần thứ XI Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã xác định nhiệm vụ chung trong công tác của mình thời kỳ này là : phát huy truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tích cực đổi mới công tác Mặt trận góp phần xững đáng vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống người dân thủ đô. Nhằm từng bước thực hiện nhiệm vụ chúng, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã đề nghị ra 6 nhiệm vụ cụ thể là : phát huy quyền làm chủ, vận động nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, động viên các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của Thủ đô; vận động nhân dân thực hiện các chính sách xã hội và văn hoá; vận động nhân dân xây dựng củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa nhân dân Thủ đô với nhân dân thế giới, góp phần tíhc cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình; mở rộng và xây dựng, tích cực đổ mới phương thức hoạt động và xây dựng củng cố Mặt trận cơ sở - giúp các đối tượng quần chúng lập các tổ chức của họ, thu hút mọi lực lượng, cá nhân vào Mặt trận.
Trong tình hình kinh tế- xã hội có nhưng khó khăn gay gắt, mọi người đều phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày, do vậy công tác Mặt trận có nhiều khó khăn. Nhận rõ điều này, Thành uỷ đã quán triệt và vận dụng chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương về công tác Mặt trận, chỉ đạo hoạt động của địa bàn kinh tế - xã hội, văn hoá ở cơ sở làm mục tiêu, đồng thời gắn liền với quyền lợi trực tiếp của quần chúng. Thành uỷ ra chỉ thị 07 giao trách nhiệm cho Mặt trận phố hợp với các lực lượng ở địa bàn dân cư tiến hành cuộc vận động vệ sinh sạch đẹp, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống mới. Mặt trận phát huy vai trò thực hiện việc xây dựng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và hệ thống Mặt trận được quan tâm lãnh đạo củng cố và tăng cường tổ chức Mặ trận từ cơ sở tới quận, huyện và thành phố, hầu hết tiến hành đại biểu đều kỳ đúng thời gian và tổng kết kịp thời công tác Mạt trận. Thành uỷ lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Đại hội kịp thời chỉ ra nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể chủ Mặt trận Tổ quốc Thành phố trong thời kỳ đầu đổi mới, làm đà cho công tác Mặt trận giành đựoc những thành tích mới trong thời gian tiếp theo.
Có sự lãnh đạo thường xuyên của Thành uỷ, tổ chức Mặt trận toàn thành phố đã giành nhiều kết quả tốt đẹp trong hoạt động của mình. Uỷ ban Mặt trận các cấp đã có nhiều tiến bộ trong việc vận động và tổ chức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Đảng, chính quyền tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, vận động nhân dân góp ý kiến xây dnựg báo cáo chính trị của Đại hội các cấp của Đảng, phê bình đảng viên, góp ý kiến xây dựng các đạo luật, cùng chính quyền thực hiện tốt Luật bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng quy chế quan hệ làm việc giữa Mặt trận và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, thúc đẩy các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời khiếu tố, khiếu nại của nhân dân. Cùng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp xây dựng chương trình thực hiện chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.
Hướng mạnh công tác Mặt trận về cơ sở, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực động viên nhân dân tự bỏ vốn kinh doanh sản xuất dịch vụ, xây dựng các xí nghiệp tư nhân, phát triển kinh tế gia đình. Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì cuộc vận động gửi tiền tiết kiệm, mua công trái và kết quả các cuộc vận đông đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu và Hà Nội là đơn vị dẫn đầu cả nước về mua công trái xây dựng Tổ quốc. Ở cơ sở đã xây dựng được Ban công tác Mặt trận ở cụm dân cư và thôn xóm. Nhiều nơi dưới Ban công tác Mặt trận đã có Tổ công tác Mặt trận, dưới tổ có nhóm tình nghĩa tập hợp được tất cả các hộ gia đình vào tổ chức cơ sở của Mặt trận. Do đó ở nhiều phường, xã trên thực tế công tác Mặt trận là tổ chức quần chúng mạnh nhất ở cơ sở. Nét nổi bật trong hoạt động của Mặt trận ở phường, xã là chăm lo tổ chức đời sống xã hội ở cụm đầu dân cư: sửa sang đường đi, đào thêm giếng nước, hoà giải nội bộ, giúp đỡ nhau trong vụ giáp hạt, thiên tai, thực hiện nếp sống mới, xây dựng quỹ bảo thọ chăm sóc người già, tổ chức phong trào Con trung hiếu, cháu thảo hiền; Dâu hiền, con thảo cháu ngoan… Mặt trận các cấp đã cùng chính quyền cơ sở tiến hành công khai hoá việc tuyển quân hàng năm, vận động nhân dân xây dựng các ngôi nhà tình nghĩa, cánh đồng tình nghĩa, phong trào vì chiến sĩ biên giới và hải đảo đều đạt kết quả tố. Mặt trận Tổ quốc Thành phố làm nòng cốt vận động dân Thủ đô duy trì truyền thống đền ơn trả nghĩa chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ. Mặt trận các cấp đã có chương trình kế hoạch vận động nhân dân giữ gìn về sinh sạch đẹp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố các cấp đã cùng chính quyền động viên cac nhà tư sản nói riêng và những người có vốn, có kỹ thuật đứng ra lập các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân hoặc liên doanh liên kết giữa họ với nhau hoặc giữa họ với các tổ chức kinh tế kỹ thuật của thành phố. Công tác này tuy mới ở thời gian đầu nhưng đã khơi dậy được một nguồn lực sản xuất đáng kể mà đã từ lâu gần như bị quyên lãng thậm chí bị thành kiến. Các tổ chức Mặt trận ở ngoại thành cũng tham gia khích lệ, tổ chức đa dạng các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, khuyến khích các hộ biết làm giàu chính đáng. Những hộ biết tổ chức sản xuất kinh doanh, những hộ làm giàu ngày càng tăng theo thời gian đổi mới.
Tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô đã có số khá đông chao đảo trước những khó khăn, khủng hoảng của thành phố thời gian trước đổi mới, nay họ đã lấy được thăng bằng và hăng hái trong lao động sáng tạo của mình. Có được kết quả đó, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã đóng góp công sức cùng các cơ quan khác của thành phố tổ chức, động viên , giáo dục đội ngũ trí thức Thủ đô rèn luyện lập trường tư tưởng biết nhìn nhận, đánh giá thời cuộc một cách khoa học; rèn luyện phogn các và ý chí trong công tác và nhận rõ vị trí của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới. Tuỷ đời sống của đa số trí thức còn khó khăn, điều kiện làm việc còn thiếu thốn nhưng hướng đi và hiệu quả công tác của họ đã khá hơn trước. Điều mong muốn của trí thức Thủ đô vẫn là được đánh giá đúng và sử dụng hết năng lực của mình trong sự nghiệp chung của Thủ đô.
Vào thời kỳ đổi mới, hoạt động của các tôn giáo ở Thủ đô cũng có nhiều nét mới. Hoạt dộng cảu các tín đồ Phật giáo, Tin lành và Cao đài có phần nhọn nhịp hơn, bên cạnh một số hoạnt động có màu sắc mê tín, nhìn chung hoạt động của các đạo này vẫn theo chiều hướng tố. Mặt trận Tổ quốc Thành phố, đặc biệt ở các cơ sở, đã tham gia cùng chính quyền và nhân dân tu tạo những nới hành đạo, nhất là ở những cơ sở được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử. Những hoạt động này còn mang nét đặc sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta.
Mặt trận Tổ quốc các cấp tham gia vận động đồng bào Thiên chúa, đã góp phần đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới của giáo dân.
Tình hình người Hoa trong thời kỳ đổi mới ở Hà Nội nhìn chung đi vào thế ổn định theo các bước thắng lợi của cách mạng Việt Nam và quan hệ quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Mặt trận Tổ quốc Thành phố vẫn thường xuyên góp phần động viên, hưóng dẫn người Hoa tham gia các phong trào lao động sản xuất, xây dựng khối phố văn minh sạch đẹp của nhân dân Thủ đô và các hoạt động chính trị - xã hội khác cũng như làm các nghĩa vụ công dân. Đời sống người Hoa được ổn định và nâng cao hơn.
Năm 1986 sự nghiệp đổi mới mở ra, từ quan niệm cũ, cơ chế cũ chuyển đổi thành quan niệm mới, cơ chế mới, cơ chế mới là cả một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp. Suốt hơn 5 năm đầu đổi mới (1986-1991) là thời gian khó khăn , thử thách gay gắt của tư tưởng đổi mới. Mặc dầu trong tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng đến giữa năm 1991, sự nghiệp đổi mới của đất nước bắt đầu giành được những thắng lợi quan trọng và không ngừng phát triển. Từ đây công tác Mặt trận cũng đòi hỏi phải được đổi mới hơn nữa để góp phần vào bước tiến chung của Thủ đô và đất nước trong sự nghiệp đổi mới.
Đổi mới càng đi vào chiều sâu, hơn lúc nào hết, mặt trận tư tưởng phải được đặc biệt chú trọng. Lúc này Mặt trận Tổ quốc Thành phố xác định: phải thường xuyên nắm vững diễn biến tư tưởng của nhân dân, từ đó làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị làm cho nhân dân hiểu biết các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thấy hết thực trạng tình hình khó khăn của đất nước, cảnh giác với âm mưu phá hoại, xuyên tạc của địch nhằm củng cố, giữ vững ý thức và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Thủ đô. Đồng thời Mặt trận phải ra sức vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Tổ chức có hiệu quả phong trào cách mạng của nhân dân, đặc biệt là thông qua phong trào “nhân dân tự quản”. Phát động rộng rãi nhân dân tham gia tích cực vào công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặt trận cũng đấu tranh với các tệ nạn xã hội. Do đó Mặt trận các cấp hết sức quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức tốt các hoạt động thực hiện chính sách xã hội. Trong công tác quần chúng, Mặt trận phải làm tốt công tác tôn giáo vận trong tình hình mới, chính sách dân tộc của Đảng. Đi liền với những công tác trên đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới và kiện toàn tổ chức hệ thống Mặt trận.
Từ Đại hội lần thứ XI (1-1989) đến đại hội lần thứ XII (5-1994) Mặt trận Tổ quốc Thành phố, trong 5 năm, hệ thống tổ chức và hoạt động của Mặt trận đã có nhiều đổi mới, tạo ra năng lực lớn để Mặt trận các cấp của thành phô hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Trong thời gian này, tổ chức thành viên của Mặt trận Thành phố từ 18 đã phát triển tới 28 thành viên. Hệ thống Mặt trận được củng cố từ thành phố đến cơ sở, 1.588 Ban công tác Mặt trận cụm dân cư. Hơn 10.500 cán bộ Mặt trận các cấp được tập huấn công tác. Hoạt động của Mặt trận thiết thực hơn và được duy trì thường xuyên. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ Mặt trận phát triển rộng khắp à hoạt động nềnnếp nhất từ trước tới nay, Mặt trận đã góp phần làm tốt công tác tư tưởng trong nhân dân, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Thủ đô. Phát huy dân chủ, xây dựng và bảo vệ Đảng và chính quyền nhân dân, Mặt trận làm tốt các công tác như tham gia vào quá trình tổ chức bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp; vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng páp luật và thực hiện pháp luật, cũng như phản ánh những ý kiến chính đáng của nhân dân với cơ quan Nhà nước; thực hiện giám sát đối với các cơ quan chính quyền và đại biểu dân cử. Từ tháng 3-1992, các Ban Thanh tra nhân dân dược thành lập ở cơ sở và đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt trận thì công tác tham gia xây dựng chính quyền của Mặt trận càng quan trọng. Toàn thành phố có 224 xã, phường, thị trấn đều đã thành lập được Ban Thanh tra nhân dân và đi vào hoạt động. Ban Thanh tra nhân dân không đối trọng với Uỷ ban nhân dân, với các cơ quan Nhà nước mà thông qua giám sát, sẽ cùng với chính quyền góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện, đảm bảo thực hiện quyền dân chủ của mỗi công nhân, góp phần tăng cường kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, giáo dục động viên mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận thành phốvà các tổ chức thành viên đã chủ động góp phần phát huy dân chủ, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân vững mạnh thông qua việc tham gia vào quá trình tổ chức bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp; tổ chức vận động nhân dân tham gia vào các hoạt dộng xây dựng chính quyền, xây dựng và thực hiện pháp luật; duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với các đại biểu dân cử với nhân dân; phản ánh kịp thời những ý kiến chính đáng của nhân dân với các cơ quan Nhà nước. Năm 1989. Mặt trận các cấp đã giới thiệu 2 vạn người ra ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp, vận động 99,10% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 119 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, 772 đại biểu hội đồng nhân dân quận huyện và 11.674 đại biểu Hội đồng nhân dân xã phường, thị trấn. Mặt trận đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khoá IX với 99,23% cử tri đi bầu, bầu đủ 20 đại biểu Hà Nội. Việc giám sát đối với các cơ quan Nhà nước và đại biểu dân cử được thường xuyên chú ý. Từ năm 1989 đến tháng 5-1994, Mặt trận đx đề nghị bãi nhiệm 141 đại biểu hội đồng nhân dân các cấp vì họ không còn đủ tư cách. Thanh tra nhân dân thời gian này đã phát hiện 1.779 vụ việc góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở. Mặt trận các cấp của thành phố đã tổ chức được 2.723 buổi họp đại biểu nhân dân với 1.245.400 người tham gia đóng góp 34.000 ý kiến, góp phần xây dựng hàng chục dự luật, đặc biệt đã động viên và tổ chức cho nhân dân góp ý kiến xây dựng dự thảo Hiến pháp 1992 có kết quả tốt. Mặt trận đã tổ chức nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội của Thành phố. Phong trào “nhân dân tự quản” do Mặt trận phát động sau Đại hội lần thứ XI được duy trì có kết quả, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 1992 phong trào của các tổ chức thành viên Mặt trận gắn với phong trào “người tốt việc tốt” càng phát huy hiệu quả. Mặt trận tổ chức hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã đóng góp được 4 tỷ 514 triệu đồng, tặng 7.456 sổ tiết kiệm tình nghĩa, sửa chữa 1.195 nhà tình nghĩa tặng các đối tượng chính sách, trị giá 1tỷ 900 triệu đồng; đỡ đầu nuôi dưỡng 208 mẹ liệt sĩ, 272 con liệt sĩ, xây dựng 57 bia tưởng niệm, tu sửa 77 nghĩa trang; đóng góp 1 tỷ 200 triệu đồng và nhiều hiện vật giúp đỡ người bị thiên tai tại các tỉnh khác.
Mặt trận đã tích cực hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ an ninh thành phố, Mặt trận các cấp đã thành lập được 2.216 tổ hoà giải với 7.859 tổ viên, đã hoà giải 12.030 vụ mâu thuẫn, góp phần tăng cường đoàn kết xóm phố. Mặt trận phối hợp với công an giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, 10.243 người được giúp đỡ trong đó Mặt trận trực tiếp giúp đỡ 1.382 người. Giáo dục 1.013 người nghiện hút, 375 gái mại dâm, giúp đỡ 1.200 người có việc làm và không tái phạm. Từ 1990-1994, đã vận động đógn góp được 2 tỷ 154 triệu đồng xây dựng quỹ an ninh nhân dân.
Mặt trận cùng các đoàn thể có nhiều hình thức vận động và giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo: tín chấp giúp 54.186 hộ vay 39 tỷ 808 triệu đồng để phát triêể sản xuất, mở mang ngành nghề, giảm hộ nghèo xuống dưới 4%. Mặt trận đã động viên 400.219 hộ đăng ký xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hoá, sau 2 năm có 304.015 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Mặt trận đã phối hợp vận động nhân dân được 16 tỷ345 triệu đồng để tu sửa các công trình phúc lợi, sửa sang 599 km đường làng, 8.010 điểm điện, nước công cộng, 200 phòng học và trạm xá. Mặt trận triển khai có kết quả các cuộc vận động Dân số - kế hoạch hoá gia đình. Phong trào phụ lão mẫu mực được Mặt trận quan tâm và phát triển mạnh, rộng khắp, ở 223 cơ sở và 9 quận, huyện đều có câu lạc bộ người cao tuổi và có 3 câu lạc bộ được gia nhập Hiệp hội quốc tế những người cao tuổi của Liên hiệp quốc (FIAFA). Công tác vận động các tôn giáo và người Hoa được Mặt trận thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt. Các tôn giáo ở Hà Nội đã thực sự coi Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Thủ đô là nơi tin cậy.
Thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Mặt trận Thành phố đã có nhiều hoạt động thiết thực.Mặt trận đã làm việc với đoàn đại biểu Mặt trận Lào yêu nước, Hội nghị hiệp thương chính trị đoàn Trung Quốc. Mặt trận đã tổ chức nhiều hoạt động đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc của các nước trên thế giới. Mặt trận vận động đồng bào Thủ đô ủng hộ nhân dân thuộc Liên Xô trước đây 600 triệu đồng, và mở cuộc vận động 10.000 tấn gạo tặng nhân dân Cu ba được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, nhân dân Hà Nội đã ủng hộ 10 tỷ 600 triệu đồng trong hai đợt (1992 và 1994).
Cũng trong thời gian này, Mặt trận Tổ quốc Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 8B của Ban chấp hàn Trung ương Đảng, tăng cường giữa Đảng và nhân dân và Nghị quyết dân tộc và tăng cường giữa Chính trị (11-1993) về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất. Thành tựu trên cũng phản ánh kết quả của quá trình Mặt trận Thành phố thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương và 07 của Bộ Chính trị trên địa bàn Thủ đô.
Mười năm đầu của sự nghiệp đổi mới, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Hà Nội có nhiều tiến bộ vượt bậc. Trước hết tổ chức Mặt trận các cấp đã có bước phát triển sâu rộng đến từng cụm dân cư, hệ thống cán bộ Mặt trận được kiện toàn, nhất là ở cơ sở và thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ. Mặt trận đã chú trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước, xây dựng pháp luật, góp phần củng cố chính quyền vững mạnh, giữ vững khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, giữ vững ổn định chính trị. Mặt trận đã tích cực vận động nhân dân Thủ đô thực hiện có kết quả cao chương trình kinh tế - xã hội. Đặc biệt sôi động là cuộc vận động của Mặt trận nhằm thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, phục vụ dân sinh và ủng hộ nhân dân Cuba. Thời gian này công tác phụ lão và phong trào phụ lão được Mặt trận các cấp rất quan tâm đã phát triển mạnh. Qua đó đã phát huy được vai trò của lực lượng phụ lão đối với các hoạt động chính trị xã hội đồng thời mở rộng được sự quan tâm của xã hội đối với người cao tuổi.
Thời kỳ 1986-1996, công tác Mặt trận có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả tốt nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần được tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hơn. Nhiều cấp uỷ Đảng và chính quyền của Thành phố chưa thật sự có nhận thức đúgn và chuyển biến trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng nói chung và công tác mặt trận nới riêng. Các cấp uỷ thường đưa cán bộ sắp về hưu sang công tác Mặt trận, họ không được đào tạo về công tác Mặt trận, không được quy hoạch. Số đông cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính quyền của Thành phố chưa được quán triệt và thấm nhuần Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương về công tác Mặt trận, do đó họ coi nhẹ công tác Mặt trận, cho Mặt trận là tổ chức tượng trưng, có cũng như không có cũng được. Bài học số một được Đại hội VI của Đảng tổng kết là lấy dân làm gốc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng chưa được cán bộ Đảng, chính quyền và Mặt trận của Thảnh phố thật sự thấm nhuần. Tổ chức Mặt trận các cấp, các thành viên của Mặt trận chưa được quán triệt Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương một cách đầy đủ nên không thấy rõ được vị trí vai trò của Mặt trận các cấp của thành phố chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, cũng như kết hợp thống nhất hành động của các thành viên Mặt trận. Có đàon thể, nhiều tổ chức thành viên Mặt trận chỉ thấy và thực hiện mối quan hệ với Đảng và chính quyền, không thấy rõ mối liên hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Các mối quan hệ này chưa được các cấp Mặt trận đề xuất, xây dựng thành các quy chế ổn định, hợp lý. Bộ máy chuyên trách công tác Mặt trận thưògn xuyên thiếu và yếu.Uỷ ban Mặt trận cơ sở chưa được xây dựng kiện toàn đúng mức, chưa có quy chế hoạt động rõ ràng, tổ chức Mặt trận làm chân rết xuống sâu các nhóm dân cư và từng người chưa được xây dựng nhiều. Uỷ ban Mặt trận các cấp còn chậm đổi mới về phương thức hoạt động, còn hành chính, mệnh lệnh, nặng về hội họp giấy tờ mà thiếu phối hợp kết hợp giữa các thành viên Mặt trận, thiếu làm công tác vận động cá biệt. Do những hạn chế trên mà Mặt trận Tổ quốc chưa thực sự là đại diện cho quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, chưa mạnh dạn đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; chưa tập hợp hết các lực lượng vào Mặ trận làm cho Mặt trận chưa thật sự mở rộng. Những hạn chế đó trước tiên Thành uỷ phải rút kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác mặt trận.
Giai đoạn 1996-2000: Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tiến mạnh sang thế kỷ XXI
Năm 1996 là năm tiến hành Đại hội lần thứ VIII của Đảng tại Thủ đô. Đại hội đã tổng kết 10 năm đổi mới và khẳng định đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng còn một số mặt chưa vững chắc; nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuỷen sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
MẶT TRẬN TỔ QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI - TỔ CHỨC LIÊN MINH CHÍNH TRỊ TỰ NGUYỆN CỦA CÁC ĐOÀN THỂ VÀ CÁ NHÂN TIÊU BIỂU CỦA THỦ ĐÔ ĐOÀN KẾT TIẾN MẠNH SANG THẾ KỶ XXI
Năm 1996 là năm tiến hành Đại hội lần thứ VIII của Đảng tại Thủ đô. Đại hội đã tổng kết 10 năm đổi mới và khẳng định đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng còn một số mặt chưa vững chắc; nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuỷen sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, năm 1996 cũng là năm nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước bước vào một thời kỳ mới trên con đường tiếp tục sự nghiệp đổi mới với nhưng thời cơ và vận hội mới được khởi đầu bằng kế hoạch Nhà nước 5 năm (1996-2000). Hơn bao giờ hết, nhân dân Thủ đô xiết chặt khối đoàn kết nhân dân, phấn đấu quên mình tạo đà mạnh mẽ tiến sang thế kỷ XXI.
Nhân dân Thủ đô hoàn toàn có khả năng thực hiện được bước nhảy thế kỷ của mình. Những năm cuối của thế kỷ XX, khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Hà Nội tập hợp được từ 18 thành viên khi vào đổi mới lên tới 33 thành viên. Hệ thống tổ chức Mặt trận ngày càng được củng cố và kiện toàn. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các cấp được mở rộng thu hút nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực về văn hoá, khoa học kỹ thuật, pháp luật, nhiều cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Hoạt động cảu các Uỷ ban Mặt trận có nhiều đổi mới, thiết thực. Đặc biệt hoạt động của ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đựoc tăng cường củng cố, hoạt động này có hiệu quả, đưa công tác Mặt trận tới từng hộ gia đình và các tầng lớp nhân dân, hình thành khối đoàn kết toàn dân rộng khắp, không để sót một ai, một đối tượng nào. Mặt trận Tổ quốc Thành uỷ Hà Nội đã trở thành “là liên minh chính trị, là tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo” tạo ra sức mạnh, tiến nhanh, tiến vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào đầu thế kỷ mới.
Với sức mạnh to lớn của khối đàon kết toàn dân, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng bộ Thành phố và chương trình hành động của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho Mặt trận Tổ quốc các cấp khi bước vào kế hoạch 5 năm 91996-2000), Mặt trận Tổ quốc Hà Nội xác định 4 chương trình công tác của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Thủ đô.
Chương trình một: phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng. Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền về Đảng, về Bác Hồ; phát huy dân chủ tổ chức nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng; quán triệt đườgn lối của Đảng vào trong toàn dân, biến Nghị quyết của Đảng thành hiện thực; tổ chức thực hiện tót các Nghị quyết về dân vận của Đảng.
Chương trình hai: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dnựg và bảo vệ chính quyền. Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, vận động nhân dân thực hiện sống và làm việc theo pháp luật; Mặt trận Tổ quốc hoạt động giám sát đối với các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ Nhà nước; thực hiện chất lượng và hiệu quả sự phối hợp giữa Mặt trận với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Mặt trận thực hiện mở rộng dân chủ, cải tiến tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp nhận và phản ánh ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Chương trình ba: đẩy mạnh cuộc vận động “ toàn dân đoàn két xây dựng cuộc sống trên địa bàn dân cư” góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thủ đô. Thực hiện lồng ghép cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư với các cuộc vận động “ xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hoá”, dân số và kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ an ninh Tổ quốc, người tốt việc tốt. Mặt trận cùng chính quyền tổ chức vận động đẩy mạnh sản xuất, xoá đói giảm nghèo; phối hợp với chúng bảo vệ an ninh Thủ đô, củng cố quốc phòng, chống âm mưu diễn biến hoà bình và phá hoại của các thế lực thù địch.
Chương trình bốn: mở rộng khối đoàn kết tào dân, củng cố tổ chức Mặt trận các cấp. Phát triển thêm các thành viên mới của Mặt trận , nâng cao hiệu quả phối hợp giữa thành viên trong Mặt trận ; hướng hoạt động của Mặt trận về cơ sở, củng cố tổ chức cơ sở vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ Mặt trận; củng cố tổ chức quần chúng trong tôn giáo, tăng cường đoàn kết các chức sắc, các tổ chức tôn giáo và giữa các tôn giáo; chú trọng làm tốt công tác vận động và chăm sóc người cao tuổi; mở rộng và đẩy mạnh quan hệ đoàn kết hữu nghị với Mặt trận và nhân dân các nước.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố thực hiện bốn chương trình từ năm 1996 đến 2000 trong điều kiện công cuộc đổi mới ở Thủ đô đi vào chiều sâu có ít nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng không ít khó khăn, thử thách. Những kinh nghiệm và thành tựu của 10 năm đổi mới trước đó đã tạo đà cho Thủ đô đi vào thế ổn đình và phát triển về nhiều mặt. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đúng hợp lòng dân được nhân dân đồng tình tin tưởng. Quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế được mở rộng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hà Nội. đó là những thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hà Nội . Đó là những thuận lợi rất cơ bản. Nhưng vào những năm cuối thế kỷ này. Hà Nội cũng không ít khó khăn thách thức: nhịp độ phát triển kinh tế có xu hướng chậm lại do sức cạnh tranh kém; cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước trong khu vực tác động xấu đến đầu tư nước ngoài vào Hà Nội; cơ sở hạ tầng còn kém; thời tiết phức tạp, thiên tai liên tục; những mặt trái của cơ chế thị trường tác động xấu đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Được sự quan tâm lãnh đạo của Thành uỷ, sự chỉ đạo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự phối hợp tạo điều kiện củ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các thành viên đã phát huy vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của thành phố và 4 chương trình của Mặt trận, đã giành được những thắng lợi quan trọng đáng tự hào.
Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên đã tổ chức 15 cuộc toạ đàm, ba hội nghị chuyên đề và hàng chục cuộc đóng góp ý kiến về dự thảo Báo cáo tại Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2,3 (khoá VIII), tiếp tục tổ chức thực hiện nghị quyết 8B của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, tổ chức nhiều hoạt động phong phú tuyên truyền về Đảng, về Bác Hồ nhân 70 năm ngày thành lập Đảng, và dịp sinh nhật Bác. Được đánh giá cao hơn cả đó là sự tham gia tích cực của Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên vào cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Mặt trận cũng tổ chức quán triệt, tuyên truyền và vận động thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Thành uỷ cho các uỷ viên. Mặt trận các cấp đã tổ chức quán triệt và cụ thể hoá các nghị quyết của Đảng ủy các cấp vào chương trình công tác của Mặt trận cùng cấp.
Mặt trận đã tổ chức tiến hành thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội khó X, các cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân tại một số địa phương mới được thành lập. Cuộc bầu cử Quốc hội khó X diễn ra ở Thủ đô đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn và kết quả cao. Mặt trận đã tổ chức vận động 99,83% cử tri đi bỏ phiếu bầu cử, bầu đủ 20 vị đại biểu Quốc hội. Cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân ở các địa phương mới được điều chỉnh địa giới cũng thành công tốt đẹp, bầu đủ 100% số đại biểu, gồm 85 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận và 55 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp phường.
Việc thực hiện tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri đã được tăng cường. Các cuộc tiếp xúc đựơc Mặt trận tổ chức trước và sau các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và cả tiếp xúc lấy ý kiến của cử tri về các vấn đề chủ trương, chính sách mới hoặc giải đáp những vấn đề cử chi quan tâm. Đối tượng cử tri ngày càng mở rộng trong tiếp xúc. Năm 1997, 5 đợt tiếp xúc tại 223 địa điểm với 14.720 lượt đại biểu cử tri tham gia đã được tổ chức, đóng góp 1970 ý kiến về các vấn đề kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Nhà nước.
Tổ chức cho nhân dân Thủ đô tham gia quản lý Nhà nước bằng các việc thông qua tổ chức cho nhân dân góp ý kiến xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội, các dự án luật, chất lượng ý kiến phong phú, sát với cuộc sống.
Năm 1996, Mặt trận đã tổ chức cho đại biểu nhân dân Thủ đô tham gia đóng góp ý kiến vào 7 dự án luât, pháp lệnh: Luật đất đai (sửa đổi), Luật khoáng sản, Luật ngân sách, Luật về thẩm quyền ban hành văn bản, pháp luật, Pháp lệnh về công chức, Pháp lệnh về thanh tra, Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo; chuẩn bị cho việc biên soạn Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận giới thiệu 17 Hội thẩm nhân dân, tuyên truyền về pháp luật, trọng tâm là Bộ luật dân sự có hiệu lực từ 1-7-1996, tổ chức nhân dân tham gia tìm hiểu Bộ luật dân sự , có 30 vạn bài dự thi. Sau khi có quy chế dân chủ, Mặt trận Tổ quốc nhất là ở cơ sở, đã góp phần quan trọng vào việc thể chế hoá bằng các quy ước của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên thực hiện vai trò của mình đã vận động nhân dân tham gia giám sát đối với các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước, bước đầu đã khắc phục được những hạn chế trước đây. Mặt trận chủ động phối hợp cùng các tổ chức thành viên và các ban của Hội đồng nhân dân tiến hành được một số đợt giám sát về những vấn đề mà nhân dân quan tâm như vấn đề xây dựng; quản lý, sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa; công tác tiếp dân; giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân; thực hiện chính sách nghĩa vụ quân sự; chính sách thuế. Thông qua giám sát đã phát hiện, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng để chấn chỉnh quản lý. Năm 1996, Mặt trận đã chủ động kiến nghị với chính quyền và cơ quan chức năng thống nhất và ký kết những văn bản mang tính pháp quy làm cơ sở cho những hoạt động giám sát. Nghị quyết phối hợp giữa Mặt trận cùng Hội đồgn nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng được xây dựng năm 1996, đảm bảo hoạt động giám sát củ Mặt trận theo luật đã quy định, chủ yếu thông qua các hoạt động: phối hợp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở; nắm bắt dư luận và ý kiến phản ánh của nhân dân để chất vấn và tham gia có kết quả các kỳ họp hội đồng nhân dân và hội nghị chuyên đề của chính quyền các cơ quan chức năng; giám sát thông qua Thanh tra nhân dân. Năm 1997 Mặt trận quận, huyện và thành phố tham gia 4 đợt kiểm tra với 156 cuộc tại các quận, huyên và các cơ sở làm rõ việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đền bù giải phóng mặt bằng, về các vấn đê y tế - giáo dục. Sáu tháng đầu năm 2000, công tác giám sát tập trung vào các vấn đề lớn: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của thành phố; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Mặt trận đã thường xuyên quam tâm xây củng cố tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện chế độ chính sách và tạo điều kiện cho Ban thanh tra nhân dân ở cơ sở hoạt động theo quy định của pháp lệnh, nhờ vậy đã góp phần làm cho cán bộ nhà nước và nhân dân địa phương chấp hành pháp luật, kỷ cương được tốt hơn, hạn chế những tiêu cực trong đời sống xã hội. Các Ban thanh tra nhân dân đã cùng với các ban hoà giải, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhan dân. Năm 1996 các Ban thanh tra nhân dân đã phát hiện 1.740 vụ việc, đã kiến nghị và được xử lý hơn 980 vụ. Năm 1997, các Ban thanh tran phát hiện 3.100 vụ việc, đã kiến nghị chính quyền và cơ quan chức năng giải quyết 1.780 vụ, hoà giải tại cơ sở 1.205 vụ. Năm 1998, các Ban thanh tra nhân dân phát hiện 3.415 vụ, kién nghị chính quyền giải quyết 1.258 vụ, hoà giải tại cơ sở 1.573 vụ. Sang năm 2000 Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã thành lập hai đoàn công tác gồm các đồng chí thành viên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong 12 quận, huyện, một số phường xã, khu dân cư, tổ dân phố.
Mặt trận đã cùng với Hội đồng nhân dân định kỳ kiểm tra, giám sát các ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong việc tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Hàng năm Mặt trận Tổ quốc Thàn phố và Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ động xây dựng và ký kết chương tẻình phối hợp với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và chính quyền đề ra, trong đó xác định trách nhiệm của mỗi bên để đảm bảo việc thực hiện đạt kết quả, thể hiện sự thống nhất ý chí giữa Nhà nước và nhân dân.
Với chức năng của mình, Mặt trận và các thành viên đã thông qua các chương trình hành đông, các phong trào thi đua, các cuộc vận động chính trị, xã hội như xoá đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; lao động giỏi; người tốt việc tốt; bảo vệ an ninh Tổ quốc; cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới gở khu dân cư”; “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phụ nữ giỏi việc nước, đảm việ nhà; thanh niên lập nghiệp; tuổi trẻ giữ nước; giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hoá mới đã góp phần quan trọng vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chăm lo cải thiện đời sống, Mặt trận và các đoàn thể đã khuyến khích động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển các thành phần kinh tế, khôi phục các làng nghề truyền thống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vận động tinh thần tương thân tương ái giúp nhau về giống, vốn để phát triển kinh tế gia đình không lấy lãi; đứng ra đảm nhận nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho những người lao động, đoàn viên, hội viên, có nhu cầu vay. Nhờ đó mà giúp cho những người vay vốn biết làm các dự án kinh tế, trang bị thêm kiến thức quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Riêng năm 1997, Mặt trận và các đoàn thể nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên đã vận động nhân dân góp quỹ hỗ trợ người nghèo được 4 tỷ đồng cho các hộ nghèo vay sản xuất. Thông qua việc triển khai các dự án, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và làm tín chấp ngân hàng đã giúp cho 23.600 hộ vay 46 tỷ đồng và được hướng dẫn cách làm ăn. Kết quả có 357 hộ thoát khỏi nghèo, 1.560 hộ do đầu tư đúng hướng đã trở thành giàu có ở mức thu nhập 30-50 triệu đồng một năm.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tích cực phối hợp với chính quyền và ngành lao động thưong binh xã hội thực hiện xã hội hóa chính sách xã hội trong việc phát huy truyền thống “uống nước nhơ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm lo giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với nước. Thông qua cuộc vận động nhân dân ủng hộ,, đến năm 1999, Hà Nội đã xây dựng mới 824 nhà và sửa chữa 2.442 nhà tình nghĩa, giải quyết căn bản cho các gia đình chính sách khó khăn về nhà ở, tặng 18.862 sổ tiết kiệm, nhận phụng dưỡng 122 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; đỡ đầu nuôi dưỡng các con em liệt sĩ; cuộc sống của các gia đình chính sách được nâng lên một bước. Mặt trận đã vận động nhân dân tu sửa các nghĩa trang, xây dựng các nhà bia tưởng niệ, tạo điều kiện di chuyển hài cốt các liệt sĩ về quê hương, giải quyết việc làm cho con, em gia đình chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Sáu tháng đầu năm 2000, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng sự vận động của Mặt trận và đã xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa” và hoàn thành vượt mức xây dựng và sửa chữa 990 nhà tình nghĩa, tình thương.
Mặt trận Tổ quốc đã chủ trì phối hợp với chính quyền, các ngành, các cấp, các tổ chức thành viên tiến hành các cuộc vận động lớn trong nhân dân để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai – như năm 1997 giúp đồgn bào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị cơn bão số 5 làm thiệt hại nặng; đồng bào miền Trung và Tây Nguyên bị thiên tai bão lụt năm 1998, 1999; đồng bào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lụt nặng năm 2000 và đồng bào Lai Châu bị lũ ống năm 2000. Cũng thời gian này, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã quyết định hỗ trợ xây dựng trường (tiểu học và phổ thông trung học) ở hai xã Hương Sơn, thành phố Huế, và xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, mỗi nơi 300 triệu đồng. Mặt trận đã vận động tiếp tục ủng hộ nhân dân Cuba vào năm 1996 góp phần giúp bạn giải quyết khó khăn do chính sách cấm vận của Mỹ. Mặt trận còn vận động nhiều cuộc ủng hộ khác giúp đỡ những người khó khăn. Những cuộc vận động này mang lại kết quả về vật chất và tinh thần to lớn.
Mặt trận Tổ quốc các cấp và các thành viên đã thực hiện nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và chương trình của Thành uỷ đề ra về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thông qua việc ký kết chương trình phối hợp giữa Mặt trận với Công an, giữa Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên với Công an đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viê, hội viên về truyền thống cách mạng của dân tộc, về âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức tự phòng, đấu tranh, phát hiện với những biểu hiện xấu gây mất trật tự xã hội. Nhân dân đã cung cấp nhiêề nguồn tin giúp các cơ quan chức năng kịp thời xử lý, đã tích cực tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, đã cảm hoá giáo dục nhiều người có tiền án, tiền sự, các thanh thiếu niên chưa ngoan. Mặt trận và các thành viên vận động nhân dân thực hiện các nghị định của Chính phủ về giữ gìn trật tự an toàn giao thông, về quản lý văn hoá, dịch vụ văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia Ban chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá”, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đông đảo nhân dân đã hưởng ứng cuộc vận động và nay đã thành ý thức của mỗi người dân, mỗi gia đình và cọng đồng dân cư. Năm 1998 có 534.320 hộ đăng ký gia đình văn hoá (85,98% số hộ) trong đó có 491.977 hộ (91,63% số hộ đăng ký) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Cuộc vận động được lồng ghép với vận động thực hiện dân số và kế hoạch hoá gia đình; bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng chống ma tuý; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, xây dựng quy ước, hương ước, làng văn hoá, phong trào ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo…đã phát triển rộng khắp các điạ phương.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã tiến hành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động năm 1995. Ở Hà Nội, sau một năm có 100% khu dân cư thực hiện. Cuộc vận dộgn này là một bước phát triển mới về đổi mới nội dung và phương thức hoạt đọng của Mặt trận , để lồng ghép các phong trào tập trung về cơ sở và cộng đồng dân cư. Cuộc vận động đã khơi dậy đựơc tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, ý thức làm chủ, tự quản của nhân dân, bằng sức dân nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân quan tâm lãnh đạo, và phối hợp Mặt trận chủ trì thực hành cuộc vận động nên đã có nhiều thuận lợi và có hiệu quả. Cuộc vận động đã giải quyết được nhiều nhu cầu bức xúc trong cuộc sốgn và nổi bật là hoạt động tình nghĩa, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, vệ sinh môi trường, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội. Cuộc vận độgn đến năm 1999 đã có 1502 khu dân cư (51%) xâydựng được quy ước, hương ước. Năm 1998, Mặt trận Tổ quốc Thành phố sơ kết 3 năm cuộc vận động, đã có558 khu dân cư tiên tiến (31%) và 330 khu dân cư xuất sắc (17,4%) trong đó đã có 116 khu dân cư được các cấp khen thưởng. Tại Hội nghị toàn quốc biểu dươgn các khu dân cư xuất sắc lần thứ nhất, khu dân cư khu phố 2, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và 5 khu dân cư được Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen.
Đến năm 1999, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã phát triển đươc 33 tổ chức thành viên. Hệ thống Mặt trận được củng cố từ thành phố đến cơ sở. Các tổ chức thành viên đã tích tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên, hội viên mới góp phần mở rộng và tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Đội ngũ cán bộ Mặt trận được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đa số là những người có tâm huyết nhiệt tình, kinh nghiệm vận động quần chúng và có uy tín trong tham gia cấp uỷ. Đội ngũ chuyên trách có nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ nhất là ở cấp huyện, quận. Công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp được tổ chức đều đặn hàng năm. Chính sách với cán bộ Mặt trận và các đoàn thể nhất là ở cơ sở được quan tâm hơn.
Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động tăng cường vai trò của Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên, cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Sự phố hợp giữa Mặt trận và chính quyền ngày càng được cải tiến có nền nếp thường xuyên và có hiệu quả. Sự phối hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên có nhiều tiến bộ, nhất là ở cơ sở, tạo đựơc sự thống nhất triển khai các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động chính trị, xã hội; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên với cấp dưới có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trong việc thực hiện dân chủ bàn bạc, thống nhất chương trình hoạt động, trong việc hướng dẫn, kiểm ta có nền nếp theo định kỳ. Mặt trận Tổ quốc cùng cấp đã tích cực giao lưu trao ảôi học tập kinh nghiệm. Mặt trận và các tổ chức thành viên coi trọng công tác thi đua khen thưởng, coi đó là phương thức để tạo động lực khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi khó khăn góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Thủ đô không ngừng mở rộng tập hợp các tầng lớp nhân dân vào ác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, góp phần tăng cường mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khối đoàn kết toàn dân phấn đấu cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Mặt trận Thành phố đã thực hiẹn mở rộng tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước. Mấy năm qua, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn đại biểu cấp cao Hội nghị Hiệp thương chính trị Trung Quốc thành phố Bắc Kinh, đặc khu Thâm Quyến; đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Lào xây dựng đất nước; đoàn đại biểu Mặt trận dân chủ thống nhất Triều Tiên. Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Hà Nội và các đoàn thể đã sang thăm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động với các đoàn thể Trung Quốc, hàng năm tổ chức gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài về Tổ quốc ăn Tết, tổ chức gặp gỡ cán bộ các đại sứ quán Lào, Campuchia, Thái Lan. Liên hiệp các hội hữu nghị Thành phố Hà Nội đã mở rộng quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước; củng cố mở rộng 15 hội; 140 chi hội; phục vụ có hiệu quả cho công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân là một nội dung mới cảu Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã góp phần mở rộng tăng cường và thắt chặt hơn tình đoàn kết giữa nhân dân Hà Nội và nhân dân các nước bạn làm cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân Thủ đô được tăng lên mạnh mẽ.
Mặt trận Tổ quốc Hà Nội những năm qua có những nỗ lực vươn mình mạnh mẽ và giành được nhiều kết quả trong đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động xây dựng khối đoàn kết toàn dân Thủ đô. Vì những công lao to lớn, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều năm được Uỷ ban Trung ươgn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc. Mặt trận Tổ quốc Ba Đình, Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Thanh Trì được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Nhiều Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, được Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặn thưởng các phần thưởng cao quý khác. Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị cho bước chuyển của mình sang thế kỷ XXI bằng sức mạnh cảu cả khối đoàn kết chặt chẽ toàn dân Thủ đô và bằng những chiến công sáng mãi.
Thành tích của Mặt trận Tổ quốc Thành phố là rất lớn, song không tránh khỏi những tồn tại yếu kém trong bước đi lên. Bên cạnh những thành tích và yếu kém là những kinh nghiệm rút ra từ thành công và chưa thành công sẽ giúp cho công tác Mặt trận của Hà Nội trong thời gian tới.
Một số thành viên của Mặt trận có tỷ lệ tập hợp vào tổ chức còn thấp và còn hình thức ghi tên, ít tham gia sinh hoạt và hoạt động. Nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào còn một bộ phận nhân dân ý thức tự nguyện tham gia còn hạn chế. Ở một số nơi trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân và chính quyền còn nảy sinh những mâu thuẫn nội bộ, thậm chí còn nổi cộm thành những điểm nóng; nhưng Mặt trận và các đoàn thể thiếu chủ động góp phần tham gia giải quyết, đã gây tốn kém công sức, kéo dài thời gian để giải quyết, làm tổn thương đến tình làng nghĩa xóm.
Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vẫn còn những biểu hiện hình thức, việc tham gia sinh hoạt của các uỷ viên thường không đầy đủ, chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng trí tuệ của tập thể có những phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, có sáng kiến phát hiện, đề xuất, kiến nghị những nội dung , biện pháp để thúc đẩy công tác Mặt trận có hiệu quả hơn. Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc các cấp với các tổ chức thành viên cùng cấp chưa thực sự gắn bó chặt chẽ và thường xuyên để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện những nhiệm vụ chung.
Trong công tác xây dựng chính quyền nhìn chung còn nhiều hạn chế, cơ chế còn vướng mắc. Do vậy trong thực tế, nhân dân mong muốn Mặt trận và các đoàn thể cần làm tốt hơn trong công tác xây dựng chính quyền, làm cho chính quyền thực sự trong sạch vững mạnh. Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hệ thống Nhà nước, nhất là những cơ quan có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, chống các hành vi tiêu cực.
Nguyên nhân chính của những tồn tại hạn chế là: bản thân Mặt trận chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, còn biểu hiện né tránh, tự ti, công tác cán bộ chưa tương xứng đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới. Phương thức hoạt động phối hợp của Mặt trận với chính quyền, với các tổ chức thành viên, có lúc,có nơi còn mang tính hình thức. Mặt khác, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ, cũng như trong chỉ đạo thực tiễn đúng với vị trí của Mặt trận. Do vậy chưa tạo vị thế và điều kiện để Mặt trận phát huy vai trò của một tổ chức chính trị, xã hội rộng hơn.
Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta và là bài học lớn của cách mạng nước ta. Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp đại đoàn két dân tộc có những đặc điểm mới và yêu cầu mới. Mặt trận Tổ quốc ở nơi nào trong nhận thức cũng như trong hành động biết lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ định kiến, mặc cảm hận thù, cùng nhau chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thì nơi đó tập hợp phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Việc tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất là một chủ trương đúng đắn của Đảng va Nhà nước ta. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc góp phần vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, làm cơ sở chính trị cho chính quyền nhân dân, vận động nhân dân thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Do vậy, nơi nào cấp uỷ, chính quyền coi trọng và tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc hoạt động thì nơi đó công tác Mặt trận được phát huy, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Để khẳng định rõ vai trò, vị trí Mặt trận, chính bản thân Mặt trận cũng phải tự đổi mới mình về tổ chức cũng như nội dung hoạt động theo chức năng nhiệm vụ sao cho thiết thực và hiệu quả. Thực tế những nơi Mặt trận biết bám sát các nhiệm vụ chủ động đề ra chương trình kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện tốt thì ở nơi đó vị thế của Mặt trận được khẳng định trong hệ thống chính trị cũng như trong lòng nhân dân.
Trước thềm thiên nhiên kỷ mới, để nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân - một nhân tố quýêt định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, ngày 12-6-1999, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Mặt trận Việt Nam. Ngày 26-6-1999, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 05-L/CTN, công bố Luật này. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời đã tổng kết đúc rút kinh nghiệm 69 năm lãnh đạo Mặt trận của Đảng và hoạt động của Mặt trận, đã xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận trong hệ thống chính trị. Luật cũng nói rõ trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận cũng như những bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc là một liên minh chính trị rộng lớn, chỉ có thành viên, không có đoàn viên, hội viên. Do vậy, hoạt động của Mặt trận phải có nhiều hình thức, phương thức thích hợp nhằm thường xuyên đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên và trong hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc các cấp, có các hình thức thi đua thích hợp sẽ tạo điều kiện đưa chương trình hành động của Mặt trận đi vào cuộc sống.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời khẳng định về pháp lý tổ chức và hoạt dộng của Mặt trận, tạo điều kiện phát triển và phát huy vai trò to lớn của Mặt trận trong hệ thống cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội bước sang thế kỷ XXI với khí thế mới, sức mạnh mới sẽ xứng đáng với vị thế là một nhân tố quyết định xây dựng Hà Nội thành Thủ đô – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chuẩn bị bước sang thế kỷ XXI, Đại hội lần thứ nhất XIII Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội (1999) đã chỉ ra phương hướng hoạt động của Mặt trận các cấp của Thủ đô trong 5 năm là : Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận nâng cao lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cườgn, phát huy dân chủ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân phát huy nội lực cần kiệm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng chính quyền vững mạnh, đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực, hạn chế; phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trên cơ sở phương hướng được vạch ra, Đại hội lần thứ XIII Mặt trận Tổ quốc Thành phố cũng chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể trong 5 năm là: 1.Tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp; 2.Phát huy dân chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị; 3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng vật chất, tinh thần và cần kiệm đê đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Thành phố lần thứ XIII khẳng định : Với truyền thống ngàn năm văn hiến cảu Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội; truyền thống cách mạng của nhân dân Thủ đô, với niềm tin vào công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới Thủ đô do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Thành phố những năm bước sang thế kỷ XXI sẽ được nhân dân ủng hộ, có bước phát triển mới, góp phần xây dựng Thủ đô giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh, quốc phòng, đẹp về văn hoá, cao về trí tuệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xứng đáng là Thủ đô của nước Việt Nam anh hùng.
Đại hội đã bầu đồng chí Phạm Lợi- Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Chủ tịch.
KẾT LUẬN
Hơn 70 năm qua, dưới ngọn cờ tập hợp của Mặt trận Dân tộc thống, các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã trở thành một khối đoàn kết, có đủ sức mạnh để gánh vác các trọng trách mà lịch sử và dân tộc giao phó. Quá trình khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng tiềm tàng hướng vào mục tiêu giành lại độc lập, tự do, xây dựg cơ sở bước đầu cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng và phát triển, hoàn thiện các hình thức của Mặt trận Tổ quốc thống nhất trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Mặt trận Tổ quốc thống nhất Thành phố Hà Nội đã làm tốt chức năng đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, mở rộng khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở củng cố khối liên minh công nhân- nông dân – trí thức thành hạt nhân thu hút mọi giai tầng trong xã hội.
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngay từ đầu Đảng ta đã chứng tỏ là một chính đảng có đủ khả năng đáp ứng được nguyện vọng xã hội, xu thết thời đại, mở ra những khả năng tập hợp và thống nhất các lực lượng yêu nước của nhân dân. Qua đấu tranh, những nguyên tắc về chiến lược và sách lược xây dựng Mặt trận Tổ quốc thống nhất cũng dần được hình thành và hoàn thiện. Chủ trương đoàn kết các giai cấp, các tổ chức chính trị nhằm phát huy sức mạnh truyền thống của chủ nghĩa yêu nước, huy động mọi nhân tố dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến đã ngày một khẳng định được sự đúng đắn của nó.
Thực tiễn của những năm thoái trào cách mạng đã giúp Đảng thấm thía hơn tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng; sức mạnh của Đảng có nguồn gốc từ uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Kế thừa những thành quả đấu tranh của các tầng lớp xã hội, cùng với sự phát triển của phong trào công nông, thông qua những hoạt động báo chí và học đường, Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành phố Hà Nội đã nhanh chóng tập hợp được nhiều trí thức các mạng, thanh niên và học sinh để tạo nên hạt nhân trong cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ và giác ngộ quần chúng. Không dừng lại ở những đòi hỏi nội tại và thiết thân, quần chúng còn được hướng vào phong trào ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp, nhân dân Tây Ban Nha, nhân dân Trung Quốc kháng Nhật, chống nguy cơ chiến tranh và chủ nghĩa phát xít.
Kinh nghiệm của Hà Nội cũng như trên địa bàn toàn quốc càng làm sáng rõ hơn về vị trí và vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất, càng làm cho Đảng quyết tâm hướng vào mục tiêu chiến lược là lien hiệp một cách rộng rãi mọi lực lượng; không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc trên cơ sở coi trọng nền tảng liên minh của các lực lượng quần chúng cơ bản; cô lập bọn phản động; tranh thủ mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, vạch mặt bọn phá hoại.
Nhạy bén, kịp thời và có chính sách đúng. Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành phố Hà Nội còn đề ra được phưong pháp đấu tranh linh hoạt, vận động khôn khéo nên đã gây được phong trào quần chúng rầm rộ, rộng rãi.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác tập hợp và tổ chức quần chúng, đặt quyền lợi của dân tộc là tối thượng. Muốn vậy, phải biết dùng các hình thức vừa rộng rãi, vừa đơn giản để thu phục quảng đại quần chúng; bên cạnh đó phải lập ra được nhiều hội bí mật, chú trọng tổ chức công hội, nông hội. Mặt trận Dân tộc thống nhất bên cạnh lực lượng chính là công – nông, còn tranh thủ các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê, còn cần đến những lực lượng dự trữ quan trọng như vô sản Pháp, vô sản thế giới, nhân dân thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhờ những chủ trương đúng đắn đó, các tổ chức phản đế đã nhanh chóng phát triển ở Hà Nội.
Từ khi phát xít Nhật nhảy vào nước ta, các tầng lớp nhân dân kể cả tư sản, địa chủ, trí thức đã ngày càng ngả về cách mạng. Trước xu hướng ấy, để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc thì chủ trương và phương thức vận động phải đánh thức được tinh thần dân tộc trong nhân dân, hình thức và tên gợi của Mặt trận Dân tộc thống nhất phải phản ánh được đún tình thế lúc bấy giờ. Mặt trận Việt Minh cùng các hội cứu quốc ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu bức thiết đó. Nhờ giươgn cao ngọn cờ dân tộc nên Mặt trận Việt Minh nhanh chóng có chỗ đứng ở Hà Nội để tập hợp dưới ngọn cờ yêu nước tất cả các lực lượng yêu nước và cách mạng của thành phố. Học sinh các trường Thăng Long, trường Bưởi; sinh viên dưới sự chỉ đạo của Tổng hội Sinh viên Đông Dương; trí thức trong các nhóm Thanh Nghị, Trí Tân, Khoa học, Hướng đạo sinh; văn nghệ sĩ trong Hội văn hóa Cứu quốc; những người Pháp thuộc phái Đờ Gôn… đều được tập hợp vào mặt trận chung chống phát xít.
Dưới ngọn cờ Việt minh, biết bao con người từ các địa vị xã hội khác nhau đã sát cánh bên nhau tạo thành một đội quân cách mạng hùng hậu. Những đội viên Đội tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu và Ban tuyên truyền xung phong dân chủ Đảng… sát cánh cùng nhân dân thành phố hình thành những đội quân chính trị mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh sắp tới.
Thắng lợi vĩ đại mà Đảng bộ và Thành bộ Việt Minh giành được là nhanh chóng chớp thời cơ, trung lập được kẻ thù bằng chính sức mạnh của quần chúng và sức mạnh của chính nghĩa. Đứng dưới lá cờ Việt Minh, quần chúng cách mạng Hà Nội đã tự rèn luyện mình để có bước trưởng thành từ sau cuộc chính biến Nhật hất cẳng Pháp. Những hoạt động táo bạo trong lòng thành phố từ phá kho thóc đến trừ gian đã trâm ngòi cho những thắng lợi kế tiếp theo sau.
Đối với biết bao con người, Mặt trận Việt Minh thực sự đã cứu cuộc đời họ, là niềm tự hào và vinh quang của họ.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Thành bộ Việt Minh Hà Nội chuyển giao mọi quyền lực sang Đảng bộ và chính quyền, trở lại hoạt động theo đúng tư cách của một đoàn thể cách mạng - một tổ hợp của các tổ chức cứu quốc làm hậu thuẫn cho chinh quyền dân chủ nhân dân; hạt nhân lôi kéo được nhiều người lầm đường lạc lối trở lại hàng ngũ những người yêu nước; đưa được nhiều chiến sĩ cách mạng vào hàng ngũ kẻ thù để hoạt động.
Đứng trước sự phát triển của tình hình mới, nhiều nhân sĩ yêu nước và lực lượng xã hội vẫn còn đứng ngoài Mặt trận Việt Minh khiến cho nhu cầu phải có một hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trở nên cấp thết. Một lần nữa Hà Nội vinh dự được lựa chọn làm nơi lập ra Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam nhằm mục đích đoàn kết tất cả các đảng phải yêu nước, các tầng lớp nhân dân không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, dân tộc phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập - thống nhất – dân chủ- phú cường.
Hội Liên Việt đã nhanh chóng tỏ ra thích ứng đôi với địa bàn Hà Nội về tình hình chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Thành bộ Việt Minh và Thành hội Liên Việt Hà Nội tiếp tục được củng cố về mặt tổ chức, gây cơ sở trong vùng tạm chiến. Sau khi trở thành thành bộ Liên Việt, Mặt trận vẫn tiếp tục trở thành hạt nhân đoàn kết mọi tầng lớp xã hội, lãnh đạo thắng lợi nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, phản đối chiến tranh phi nghĩa và giữ vai trò hết sức to lớn trong cuộc vận động với tầng lớp tham gia vào công cuộc đấu tranh bảo vệ tài sản , có cơ sở sản xuất, chống dụ dỗ và cưỡng ép di dân vào Nam.
Cuối năm 1955, Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành những trọng trách của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Căn cứ vào chủ trương của trên về việc phải có một hình thức Mặt trận mới thích ứng với tình hình nhiệm vụ chung của cả nước và của mỗi miền đã thay đổi nhằm tiếp tục thu hút tất cả các tổ chức, cá nhân yêu nước và tiến bộ, nhất là điều kiện Hà Nội mới được giải phóng, Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã được triệu tạp và thành công tốt đẹp. Mặt trận nhanh chóng phát huy hiệu quả của khối đại đoàn kết nhân dân Thủ đô trong cuộc vận động cải tạo tư sản, động viên lòng yêu nước của đội ngũ trí thức, động viên nhân dân tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và đấu tranh đòi hoà bình thống nhất đất nước.
Mặt trận Tổ quốc Thành phố trở thành điểm tựa của Đảng bộ và chính quyền Thủ đô trong việc vận động và tập hợp các tín đồ tôn giáo yêu nước, trong việc thực hiện chính sách với Hoa kiều, với Đảng Dân chủ và Đảng Xã Hội.
Từ năm 1965, Hà Nội cũng như cả nước bước vào chặng đường mới, vừa xây dựng vừa chiến đấu. Mặt trận Tổ quốc Thành phố đógn vai trò quan trọng trong công tác vận động mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô phục vụ chiến tranh, tham gia xây dựng, củng cố chính quyền, Mặt trận còn là cầu nối giữa Đảng bộ với nhân dân, đề xuất nhiều chính sách để đoàn kết các tôn giáo, Hoa kiều và công thương nghiệp.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc đã giành được thắng lợi cuối cùng, mở ra một thời kỳ quan trọng đối với Thủ đô. Mặt trận Tổ quốc Thành phố trở thành nơi tập trung của những người lao độgn chân tay và trí óc, những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và cũng là nơi góp phần tháo gỡ những khó khăn phức tạp trong đời sống xã hội, trong những biến động mới của cộng đồng người Hoa và một số tôn giáo.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã hướng hoạt dộng củ mình vào việc phát huy vai trò tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội và hoàn thiện dần thành một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhấtm có tính liên hiệp rộng rãi và tính quần chúng sâu rộng nhất.
Nhờ đó, Mặt trận đã tập hợp đợc mọi lực lượng, mọi khả năng để phát huy tinh thần dân chủ động của một liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, chưa bao giờ khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Thành phố lại thu hút được nhiều thành viên như những năm cuối thế kỷ XX này. Lần đầu tiên, Mặt trận đưa vào chương trình hoạt động của mình trách nhiệm tham gia vào công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tham gia củng cố và bảo vệ chính quyền.
Mặc dù còn không ít những tồn tại nhưng Mặt trận dân tộc thống nhất Thành phố xứng đáng được tôn vinh trong vai trò thực thi thành công chính sách đại đoàn kết dân tộc bằng nhiều hình thức phong phú và đầy sáng tạo, góp phần bổ sung nhiều vấn đề cho kho tàng lý luận của Đảng ta.
2. Mặt trận Dân tộc thống nhất Thành phố Hà Nội luôn luôn góp phần bảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng, giữa cá nhân và tập thể, giữa bộ phận và đoàn thể, giữa trước mắt và lâu dài; gắn bó một cách mật thiết đối với những quyền lợi thiết thân của nhân dân về dân sinh, dân chủ và gắn bó giữa nhân dân và cách mạng.
Ngay từ những ngày còn phải hoạt động bí mật giữa vòng vây của kẻ thù, Mặt trận Dân tộc thống nhất Thành phố đã hết sức coi trọng và quan tâm đế mọi quyền lợi về dân sinh dân chủ của các tầng lớp nhân dân Hà Nội; xác định rõ khối liên minh công – nông - trí là nền tảng và hạt nhân của khối đại đoàn kết đó.
Không say sưa, choáng ngợp trước vòng hào quan của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đại thành công, trong những ngày trứng nước của chế độ dân chủ nhân dân, nhận thấy lúc này hơn bao giờ hết là phải đặt quyền lợi của dân tộc và Tổ quốc lên hàng đầu, nhiều cán bộ Việt Minh chủ chốt của Thành phố đã chủ động gặp gỡ, vận động và thuyết phục các nhân sĩ yêu nước tham chính. Hành động biết tin dân, dựa vào dân, không ham chuộng địa vị, biết đặt lợi ích cá nhân xuống dưới các lợi ích tối cao của Đảng và dân tộc đã làm cho uy tín của Thành bộ Việt Minh được nang cao, ngày càng gắn bó trong tâm thức của nhân dân Hà Nội , nhất là từ khi Đảng tự tuyên bố giải tán (thực chất là rút vào hoạt động bí mật). Trong hoàn cảnh đó, Thành bộ Việt Minh đã kịp thời phát huy thành quả, thông qua các đoàn thể cứu quốc để tuyên truyền, vận động quần chúgn hăng hái tham gia vào các phong trào sản xuất cứu đói, hũ gạo tiết kiệm, tuần lễ vàng, diệt giặc dốt; tổ chức để nhân dân triệt để thực hiện quyền làm chủ thông qua các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, giúp đỡ chính quyền dập tắt các âm mưu phá hoại của thù trong giặc ngoài, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để giành thế chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Cũng vì toàn cục mà Thành bộ Việt Minh tự xác định mình như các tổ chức, đoàn thể khác (Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Tổng hội sinh viên, Đoàn Thanh niên Việt Nam) và tham gia Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam với tư cách là tổ hợp của các đoàn thể cứu quốc ở Hà Nội. Nhờ đó mà Hội Liên Việt đã nhanh chóng tỏ ra thích ứng với tình hình chính trị và xã hội lúc bấy giờ, đã hướgn vào kết nạp các cá nhân và tầng lớp có tinh thần dân tộc và yêu nước, kể cả kỳ hào, quan lại, công chức cao cấp, đại trí thức, công giáo và từng đoàn thể như Hội Bảo trợ du kích, Hội Bình dân học vụ, Hội ủng hộ kháng chiến. Trong khi ấy, Thành bộ Việt Minh vẫn hoàn thành những nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, lập ra được nhiều tổ hoạt động bí mật, tiểu tổ trinh sát, đội danh dự, đội phá hoại.
Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng khốc liệt, đời sống về chính trị và kinh tế củ nhân dân trong vùng tạm chiến ngày càng bị bóp nghẹt và khó khăn, cán bộ Mặt trận đã tìm mọi cách để có mặt trong tất cả các trận tuyến đấu tranh của học sinh, thanh niên, thương nhân, công nhân, viên chức để vận độngcác phong trào chống lại nền văn hoá nô dịch và âm mưu quân sự hoá học đường, chống các loại thuế chợ, đòi tăng lương, giảm giờ làm, tẩychay các công đoàn vàng do địch lập ra. Nhờ luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng nên hình ảnh Việt Minh, hình ảnh cách mạng vẫn sống trong lòng người dân Hà Nội.
Đứng trước muôn vàn khó khăn khi Thủ đô mới được giải phóng, Mặt trận đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời đề ra các biện pháp cụ thể để góp phần đẩy lùi các âm mưu phá hoại của kẻ thù, giáo dục và động viên mọi tầng lớp nhân dân trong thành phố khôi phục nhanh chóng nền kinh tế. Đối với các nhà tư sản, Mặt trận đã quán triệt chính sách “ lao động lưỡng lợi”, tích cực giúp họ mở rộng quy mô sản xuất của các xí nghiệp và lập ra Hội Công thương. Đời sống của trí thức ngày một ổn định hơn. Đối với các hoạt động tôn giáo, Mặt trận có những đóng góp rất đặc biệt, kể cả các giải pháp và những việc làm cụ thể.
Bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, Mặt trận Thành phố đã khắc phục khuyết điểm còn hữu khuynh trong công tác, nặng nề về tuyên truyền vận động hoặc vuốt ve mơn trớn để chủ động trong việc vận động các giai tầng trong xã hội. Đồng thời, Mặt trận cũng cố gắng tránh bệnh hẹp hòi, không biến công tác mặt trận thành phong trào của quần chúng. Đã xuất hiện nhiều biện pháp nhằm động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện tốt chính sách, pháp luật, phát huy quyền dân chủ của nhân dân đi đôi với việc giữ vững kỷ cương xã hội. Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã hướng những việc làm của mình vào mục tiêu bảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Các đợt sinh hoạt chính trị do Mặt trận tổ chức đã góp phần tạo ra những chuyển biến các nhiệm vụ trung tâm về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đối với các nhà tư sản, Mặt trận tiếp tục theo dõi, giúp đỡ họ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi về lao động và học tập cho gia đình, con em họ.M ngày càng tỏ ra thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của trí thức và nhân sĩ, có nhiều đề xuất nhằm gạt bỏ một số thành kiến và tạo ra không khí chan hoà, hiểu biết nhau hơn. Công tác tôn giáo và Hoa kiều được đặc biệt quan tâm nên Mặt trận Thành phố đã tạo ra được nhiề chuyển biến ngày càng có lợi cho sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố.
Bước vào cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, Mặt trận Tổ quốc Thành phố càng có vai trò quan trọng hơn để vận độn toàn dân tham gia xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang, làm công tác phòng không sơ tán; thương yêu giúp đỡ nhau trong chiến đấu, sản xuất, ổn định đời sống, khắc phục thiên tai và địch hoạ. Trong khói đạn chiến tranh, Mặt trận vẫn không quên giúp đỡ các nhà tư sản, trí thức, nhân sĩ phát huy mọi khả năng để cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; tập hợp mọi ý kiến và nguyện vòng của nhân dân cũng như kiến nghị các biện pháp khắc phục tình trạng quản lý kinh tếlỏng leo, tham ô, lãng phí.
Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với những kinh nghiệm quý báu tích luỹ được, Mặt trận Tổ quốc Thành phố vẫn hết sức chú trọng tới việc mở rộgn và củng cố khối đoàn kết giữa các tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân thuộc các giai tầng trong nhân dân. Các hoạt động của Mặt trận lúc này đã vượt ra khỏi phạm vi của công tác tuyên truyền và động viên để đi sâu vào quần chúng, phát huy quyền làm chủ, thúc đẩy phogn tào hành động cách mạng. Trong quá trình đó, Mặt trận đã kịp thời nắm bắt những vấn đề nảy sinh trưng nội bộ nhân dân, những vướng mắc trong quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Thành phố càng có vai trò to lớn trong việc tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngoài việc góp phần tích cực vào trình đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền nhân dân, chống mọi hoạt động chia rẽ kích động, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, Mặt trận còn chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên động viên nhân dân thực hiện tôt các chương trình vềkinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Thực hiện chủ trương của Đảng Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc và Chương trình 12 điểm, Mặt trận đã đi sâu vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tích cực vận động quần chúng tham gia ngăn ngừa tội pham, vận động giúp nhau xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình van hoá, triển khai có kết quả các cuộc vận động dân số kế hoạch hoá gia đình và phong trào phụ lão mẫu mực…
Từ những thực tế đấu tranh cách mạng, căn cứ vào chỉ đạo của Đảng và quá trình hoàn thiện về đường lối, chủ trương đối với Mặt trận Dân tộc thống nhất mà các hình thức Mặt trận đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội. Nó đã được quần chúng cách mạng sau khi hiểu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc sáng tạo và bồi đắp thêm, cùng với toàn Đảng tập trung vào ngọn cờ dân tộc, khơi dậy chí khí cách mạng và tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng để thực hiện cho kỳ được nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Dù năm tháng có trôi đi nhưng những trang sử vàng rực rõ mà nhân dân Hà Nội đã giành được trong những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không bao giờ mờ phai trong tâm khảm mọi người. Nó chính là nền tảng để tạo nên những thắng lợi lớn lao trong suốt 30 năm chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là chỗ dựa vững chắc đẻ cùng cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới để vững bước trong thế kỷ XXI. Mặt trận Tổ quốc Thành phố, mà tiền thân là Mặt trận Dân chủ, Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt Hà Nội, mãi mãi là niềm tự hào của mỗi chúng ta, mỗi người dân Hà Nội.
CÁC NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đại hội lần thứ I: tháng 10 - 1955 –tháng 6-1958
Đại hội lần thứ II: tháng 6 - 1958 – tháng 9-1961
Đại hội lần thứ III: tháng 9 – 1961 – tháng 4-1964
Đại hội lần thứ IV: tháng 4 -1964 – tháng 5-1968
Đại hội lần thứ V: tháng 5-1968 – tháng 5-1971
Đại hội lần thứ VI: tháng 5-1971 – tháng 5-1974
Đại hội lần thứ VII: tháng 5 1974 – tháng 6 – 1977
Đại hội lần thứ VIII: tháng 6-1977 – tháng 5 – 1980
Đại hội lần thứ IX : tháng 5 -1980 - tháng 12-1983
Đại hội lần thứ X : tháng 12 -1983 – tháng 1-1989
Đại hội lần thứ XI: tháng 5 -1989 – tháng 8-1994
Đại hội lần thứ XII: tháng 8-1994- tháng 8-1999
Đại hội lần thứ XIII: tháng 8 – 1999 - năm 2004