Hòa giải ở cơ sở - một hoạt động thiết thực trong cuộc vận động TD ĐKXD ĐSVH ở khu dân cư

12/05/2010 - 12:00 AM

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi gia đình, cộng đồng  khu dân cư, tổ dân phố, thôn làng… khó tránh khỏi có những va chạm, xích mích, những vi phạm pháp luật nhỏ xảy ra. Những điều đó nếu không được kịp thời ngăn chặn, xử lý một cách "mềm dẻo" thì rất có thể dẫn đến "cái xảy nảy cái ung" ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, tác động xấu đến cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"(TDĐKXDĐSVH) ở cơ sở. Chính vì vậy, công tác hoà giải ở cơ sở là một hoạt động cần phải được coi trọng và phát huy. 

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi gia đình, cộng đồng  khu dân cư, tổ dân phố, thôn làng… khó tránh khỏi có những va chạm, xích mích, những vi phạm pháp luật nhỏ xảy ra. Những điều đó nếu không được kịp thời ngăn chặn, xử lý một cách "mềm dẻo" thì rất có thể dẫn đến "cái xảy nảy cái ung" ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, tác động xấu đến cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"(TDĐKXDĐSVH) ở cơ sở. Chính vì vậy, công tác hoà giải ở cơ sở là một hoạt động cần phải được coi trọng và phát huy.

Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở do ủy ban TVQH ban hành có hiệu lực từ ngày 5-1-1999 quy định: Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm mục đích giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hình thức hòa giải ở cơ sở theo quy định của Pháp lệnh này đựơc thực hiện thông qua hoạt động của tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân. Việc hòa giải phải được tiến hành trong trường hợp khi có mâu thuẫn xích mích giữa cá nhân với nhau, tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; những vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức phải bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh về hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng xây dựng, củng cố tình nghĩa phố phường, làng xóm... trong cộng đồng, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế phát sinh mâu thuẫn "cái sảy nảy cái ung". Nhiều tổ hòa giải, hòa giải viên bằng nhiệt tình, trách nhiệm và kinh nghiệm, uy tín của mình thông qua hoạt động hòa giải đã tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của  nhà nước, các quy ước, hương ước của tổ chức tự quản đến người dân, đạt được những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, công tác hòa giải ở cơ sở ở nhiều nơi còn bất cập, hiệu quả thấp, hoạt động của tổ hòa giải và hòa giaỉ viên còn nhiều hạn chế như: phần lớn hòa giải viên tuổi cao, sức khỏe yếu.Vì vậy, dù họ có nhiệt tình, kinh nghiệm song cũng không thể năng động, xốc nổi nắm bắt và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Việc cập nhật thông tin, nhất là thông tin pháp luật hiện nay đối với các tổ hòa giải còn nhiều khó khăn do văn bản pháp luật không thể cập nhật được trong khi đó công tác tập huấn tập trung, trao đổi kinh nghiệm lại không được thường xuyên.

Chương trình phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác này rất cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa như: Xây dựng và phát huy tủ sách pháp luật phục vụ cán bộ và nhân dân, cung cấp tư liệu, văn bản pháp luật cho các tổ hòa giải. Việc tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hòa giải, sơ kết, tổng kết hoạt động hòa giải phải được thực hiện hàng năm dưới sự chủ trì của chính quyền(tổ hòa giải do nhân dân bầu ra, chính quyền quyết định công nhận). Một vấn đề  quan trọng rất cần phải đề cập tới đó là kinh phí phục vụ công tác hòa giải (như các chi phí văn phòng phẩm, thù lao động viên hòa giải viên,….) chưa được quy định một cách cụ thể, thống nhất, phụ thuộc vào sự cân đối, điều tiết kinh phí của cấp chính quyền cơ sở (Và như vậy thì cũng có nghĩa là nơi có, nơi không; khi có, khi không!).Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân khiến hoạt động hòa giải cơ sở chưa được như mong muốn, kém hiệu quả, không ngăn chặn kịp thời những vụ việc phát sinh lẽ ra có thể ngăn chặn được, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc vận động  TDĐKXDĐSVH ở cơ sở.

Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh những thành tựu phát triển KT-XH của đất nước cũng còn nhiều mặt trái, bất cập, phức tạp từ cuộc sống, sinh hoạt rất cần thiết phải phát huy vai trò của công tác hòa giải. Mong rằng, các ngành, các cấp liên quan cần quan tâm chú trọng, có cơ chế cụ thể và tạo điều kiện để phát huy hơn nữa hoạt động hòa giải ở cơ sở, đóng góp tích cực, hiệu quả vào cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở cơ sở.

Nguyễn Minh Hùng
Các tin tức khác
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020