Huyện Ba Vì có 7
xã miền núi, với tổng diện tích đất tự nhiên 19.943ha, chiếm 47% diện tích toàn
huyện. Tổng dân số các xã miền núi là 76.678 người; trong đó đồng bào dân tộc
thiểu số là 27.370 người. Những năm qua được sự quan tâm của TP Hà Nội, huyện
Ba Vì nhiều chính sách được ban hành tập trung thực hiện công tác phát triển
kinh tế - xã hội, đã góp phần làm thay đổi đáng kể cho bộ mặt nông thôn nơi
đây.
Nhiều
chương trình được triển khai hiệu quả
Ngày 15/7/2016
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về “Phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020;
Huyện ủy Ba Vì đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ-HU ngày 30/6/2016; UBND huyện Ba
Vì đã ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 24/8/2016 về “Phát triển kinh tế -
xã hội 7 xã miền núi giai đoạn 2016 – 2020”. Từ sự quan tâm đó đến nay kinh tế
- xã hội các xã miền núi đã có sự chuyển biến tích cực, các tiềm năng, thế mạnh
về phát triển kinh tế của vùng đã từng bước được khai thác và phát huy. Trong
sản xuất nông nghiệp, cây chè chủ lực được phát triển đạt trên 1.600 ha, chiếm
88% diện tích chè toàn huyện, sản lượng chè búp tươi đạt 17.300 tấn/năm. Sản
xuất chè đã giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm ăn khá giả.
Đối với chăn
nuôi, nhờ phát huy được lợi thế về diện tích, đàn gia súc, gia cầm phát triển
mạnh. Trong đó chăn nuôi bò sữa là thế mạnh của vùng. Tính đến hết năm 2017,
toàn vùng núi có trên 7.000 con bò sữa, chiếm 80% số lượng bò sữa toàn huyện,
sản lượng sữa đạt 20.913 tấn. Nhiều hộ gia đình ở các xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Yên
Bài, Ba Trại có thu nhập từ đàn bò sữa, mỗi tháng đạt 40 triệu đồng trở lên.
Ngoài các mô hình sản xuất nông sản có
quy mô lớn, sản phẩm có thương hiệu như: Chè Ba Vì, Sữa Ba Vì, Miến dong
Minh Hồng – xã Minh Quang, tại các xã miền núi còn có khoảng trên 200 trang
trại chăn nuôi lợn, nuôi gà…giúp người dân nơi đây ngày càng có cuộc sống ổn
định.
Đầu
tư cơ sở hạ tầng tạo thay đổi nông thôn miền núi
Thực hiện Kế
hoạch 138/KH-UBND về đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, 7 xã miền núi của huyện Ba Vì đã được đầu tư 35 dự án, với tổng kinh
phí trên 205,8 tỷ đồng. Gồm: 13 công trình giao thông, 19 công trình giáo dục,
03 công trình thủy lợi do Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản huyện thực hiện;
Thực hiện Quyết định số 5532/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về Đề án “Xây dựng mô
hình phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc Dao xã Ba Vì”, xã miền núi Ba
Vì đã được xây dựng 02 dự án gồm tuyến đường giao thông liên xã Ba Vì – Tản
Lĩnh – Ba Trại và Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống nước tự chảy, với tổng mức
đầu tư trên 16,7 tỷ đồng.
Cùng với đó, đã
có hàng chục trường học được đầu tư xây mới, nâng cấp; các thôn được xây mới nhà
văn hóa; Tiếp tục thực hiện đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn
hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm
2020”, Lồng ghép các nội dung, chương trình bảo tồn với các hoạt động tại Lễ
hội Tản Viên Sơn Thánh… đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các xã giao
thương, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch và học tập mở mang
dân trí.
Nhiều chuyển biến
tích cực
Thời gian qua,
7 xã miền núi huyện Ba Vì đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, phát
triển, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt trên 15%, tổng giá trị đạt 4.500 tỷ
đồng; Tổng giá trị thu nhập đạt 2.146 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế theo tổng giá trị
sản xuất: Nhóm ngành Dịch vụ, du lịch chiếm 60%, Nông nghiệp 32%, Công nghiệp
13%. Thu nhập bình quân đầu người toàn vùng đạt 28 triệu đồng. Đã tập trung lập
các quy hoạch cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu sản xuất gắn với nhu cầu thị trường; tăng cường chuyển giao ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác khuyến nông, nhân rộng mô hình điểm
hiệu quả trên diện rộng. Công tác quản lý, chăm sóc và phát triển rừng có
chuyển biến tích cực, tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng và khuyến khích
người dân, doanh nghiệp đầu tư trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ của khu vực 7 xã miền núi cũng có bước phát triển, với các ngành
nghề như: Chế biến chè búp khô ở 11 làng nghề; Chế biến Rong Giềng tại làng
nghè Minh Hồng, xã Minh Quang; Chế biến thuốc Nam tại làng nghề thuốc Nam Yên
Sơn, xã Ba Vì; Chế biến sữa tại Công ty Sữa Quốc tế IDP, Công ty CP Sữa Ba Vì
và các cơ sở trên địa bàn xã Tản Lĩnh; hoạt động cảu các công ty máy mặc…Đặc
biệt, kinh tế du lịch hiện đang phát triển nhiều loại hình như: du lịch sinh
thái, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo tập trung chỉ đạo, đến
cuối năm 2017 xã miền núi Ba Trại là một trong 3 xã về đích nông thôn mới; các
xã còn lại đều đạt từ 10 tiêu chí trở lên, trong đó xã Tản Lĩnh và Khánh Thượng
đạt 15 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2017.
Với bức tranh toàn cảnh như trên đã khẳng định với sự
quan tâm cảu thành phố và huyện, 7 xã miền núi huyện Ba Vì đang vươn mình đi lên.
Sự giàu có và sức sống của một miền quê không chỉ được nhìn nhận, đánh giá bởi
tiềm năng mà điều quan trọng và tiên quyết là phải biết cách thức khơi dậy,
khai thác hiệu quả những tiềm năng ấy. Giờ đây trong lòng người dân lại bừng
dậy niềm tin yêu mới vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phấn đấu cùng Đảng bộ
huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được đề ra
trong từng thời kỳ./.
Diệu Thu