Yêu cầu khách quan và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân hiện nay

10/09/2022 - 09:33 AM
Đảm bảo quyền con người và thực hiện quyền công dân đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng nhân loại, trở thành thước đo đạo đức trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy sự cần thiết chung tay bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong xã hội là một tất yếu khách quan. Cùng với các thiết chế Nhà nước, các thiết chế xã hội - trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nòng cốt - đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam. 
 
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chung một mục tiêu là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình và dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Đảm bảo quyền con người và thực hiện quyền công dân đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng nhân loại, trở thành thước đo đạo đức trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy sự cần thiết chung tay bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong xã hội là một tất yếu khách quan. Cùng với các thiết chế Nhà nước, các thiết chế xã hội - trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nòng cốt - đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chung một mục tiêu là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình và dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Đảm bảo quyền con người và thực hiện quyền công dân đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng nhân loại, trở thành thước đo đạo đức trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy sự cần thiết chung tay bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong xã hội là một tất yếu khách quan. Cùng với các thiết chế Nhà nước, các thiết chế xã hội - trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nòng cốt - đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chung một mục tiêu là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình và dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tham dự Ngày hội"Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Trong những năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Từ những hệ lụy của dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm; nhiều quốc gia buộc phải “đóng cửa” dẫn đến chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu cũng như sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia ngưng trệ; hàng chục triệu người lao động trong hầu hết các lĩnh vực ở nhiều nước bị mất việc làm, thu nhập bị giảm sút hoặc không còn thu nhập, rơi vào cảnh đói nghèo, tội phạm gia tăng, học sinh không được đi học bình thường, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng trầm trọng; khủng hoảng nhân đạo xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới…

Dịch bệnh Covid-19 cũng làm gia tăng thêm mối bất hòa giữa một số quốc gia, thúc đẩy sự chuyển dịch sức mạnh giữa các quốc gia; dịch bệnh cũng làm bộc lộ năng lực xử lý khủng hoảng của nhiều quốc gia cũng như sự yếu kém của một số thể chế, đồng thời chúng ta cũng nhận rõ tính ưu việt của văn hóa cộng đồng so với giá trị tự do cá nhân quá mức ở nhiều khu vực trên thế giới. Dịch bệnh và những bất ổn của xã hội đã kích thích con người thay đổi lối sống theo hướng chậm và ít giao lưu hơn.

Tình hình thế giới có nhiều biến đổi dẫn đến sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng có những thay đổi. Đặc điểm mới của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn hiện nay thể hiện mức độ cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, khoa học công nghệ và các vấn đề xã hội. 

Dưới góc độ lý luận, lịch sử phát triển dân chủ trong xã hội nhân loại chứng minh, mỗi một quốc gia có quyền lựa chọn chế độ dân chủ, thực hiện quyền con người, quyền công dân phù hợp, không nhất thiết theo mô hình chế độ dân chủ của quốc gia khác. Chế độ dân chủ của một quốc gia phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, thể chế, điều kiện kinh tế của từng nước và không ngừng hoàn thiện và phát triển. Nền dân chủ thực chất chỉ khi nó do chính lựa chọn và quyền làm chủ của Nhân dân, các quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. 

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta luôn nhấn mạnh quyền làm chủ của Nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ: con người là nguồn cội, người dân là chủ nhân của đất nước; quyền con người, quyền tự do dân chủ phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm, bảo vệ bằng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; quyền con người, quyền công dân không chỉ giới hạn ở các quyền tự nhiên vốn có, quyền sống, quyền tồn tại mà được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các kỳ Đại hội của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương phát huy dân chủ để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước. Đảng luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; “sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng là “xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân”. Đảng ta luôn nhấn mạnh Nhân dân làm chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, kiên định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, không ngừng thúc đẩy đổi mới chính trị, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu to lớn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: 

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.

Theo Hiến pháp năm 2013: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Ở Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý và vận hành nền kinh tế thị trường, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế luôn gắn với bảo đảm công bằng, thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con người, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế ngày càng mở rộng. Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp... Công bằng trong phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Quá trình mở rộng dân chủ kinh tế gắn liền với mở rộng dân chủ chính trị, thực hành ngày càng rộng rãi và thực chất quyền lực chính trị của Nhân dân, thông qua cả phương thức ủy quyền gián tiếp và dân chủ trực tiếp.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của Nhân dân, không có sự đoàn kết, sáng tạo của quần chúng thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ thất bại. Dân chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, là nhân tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng.

Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Điều đó sẽ bảo đảm tất cả các thành viên xã hội được bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Đảng vừa là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và Đảng cũng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước có chức năng thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và thống nhất và thực thi các văn bản đó. Nhân dân làm chủ trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan đại diện (cần hiểu ở đây Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp Nhân dân). 

Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng được các thể chế và thiết chế bảo đảm quyền con người, nhất là bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền chính trị, dân sự, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số... Công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu lý luận về quyền con người quan tâm và phát triển, từ đó nhận thức về quyền con người được nâng cao hơn. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người được đẩy mạnh, bên cạnh đó, chúng ta cũng kiên quyết đấu tranh phản bác kịp thời và hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là bước tiến mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, đưa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vào cuộc sống ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên; không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao vai trò, uy tín của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong thời gian qua đã mang lại kết quả tích cực, phát huy và mở rộng dân chủ, là phương thức quan trọng để đạt đồng thuận xã hội. Tạo dựng thói quen thảo luận và bảo đảm quyền tự do ngôn luận để khích lệ cá nhân, các tổ chức tham gia thảo luận về các vấn đề quan trọng của quốc gia. Thông qua đó tham gia vào quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo quyền con người, quyền công dân và giám sát quá trình thực thi các chính sách đó.

Một số định hướng chung nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân thời gian tới

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao tính phối hợp trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định tại khoản 1 Điều 9: "Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Cụ thể hơn, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 4 "Quan hệ giữa các thành viên Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước và Chương trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Tuy nhiên, những quy định này vẫn thể hiện sự chung chung. Với số lượng thành viên của Mặt trận hiện nay gồm 48 tổ chức thành viên, việc xác định rõ mối quan hệ giữa các tổ chức thành viên này cần có những quy định cụ thể hơn, tránh tình trạng không phối hợp, hoạt động hình thức hoặc khi phối hợp khó thực hiện bởi phải xin ý kiến của quá nhiều thành viên. Vì vậy cần xác định rõ: 

1) Mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các thành viên, trong đó có mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.

2) Mối quan hệ bình đẳng, phối hợp giữa các thành viên trong Mặt trận, không phụ thuộc vào số lượng thành viên hay năng lực tài chính của tổ chức.

Thứ hai, chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận cần được luật hóa (đây có thể coi là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất để Mặt trận tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân). Việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần có sự kết hợp. Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chú trọng hơn đến hoạt động giám sát các vụ việc cụ thể; giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và trong các vụ án hình sự; tập trung các vấn đề giám sát phản biện gắn với nội dung mà Đảng và Nhà nước quan tâm trong thời gian gần đây như bảo vệ quyền con người trong bối cảnh phòng, chống tham nhũng "nóng bỏng", tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu với hoạt động của các doanh nghiệp, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và vấn đề thông tin cá nhân của công dân và trách nhiệm của công dân đối với bí mật và an ninh thông tin quốc gia…

Chính vì vậy, cần có văn bản pháp luật cụ thể về giám sát và phản biện xã hội, trong đó xây dựng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng với đó, để hoạt động giám sát, phản biện xã hội được hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần được cung cấp những thông tin từ phía cơ quan nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền để kịp thời phát hiện, giám sát, phản biện đối với những chủ trương chính sách mới, bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của Nhân dân. Quyền tiếp cận thông tin của người dân và sẽ thể hiện thông qua hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận1. Mặt trận cần giám sát, phản biện một cách thiết thực hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn.

Thứ ba, tăng cường sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật một cách chủ động và tích cực.

Ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được xem xét với giá trị cao hơn dựa trên việc bổ sung các quy định về việc bắt buộc trả lời các góp ý từ phía Mặt trận với các cơ quan chủ trì soạn thảo pháp luật. Để thực hiện được giải pháp này cần nâng cao nhận thức của các cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong việc coi trọng sự tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với tư cách là tổ chức liên minh của các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. 

Thứ tư, cần nâng cao năng lực cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Để hoạt động bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hiệu quả thì cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ Mặt trận có năng lực, có chuyên môn, cầu thị, biết phát hiện vấn đề và dũng cảm đưa ra tiếng nói của mình để bảo vệ lợi ích của người dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cách thức phù hợp trong việc lấy ý kiến Nhân dân, thu hút được tối đa năng lực, trí tuệ của các tầng lớp trong xã hội từ mọi đối tượng như các nhân sĩ, trí thức, các dân tộc, các giới, các tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia từ mọi nơi trong và ngoài nước,… cùng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đất nước, bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân.

Nguyễn Phúc Quỳnh

Thạc sĩ, Văn phòng Bộ Y tế


Các tin tức khác

Về thuật ngữ “đoàn kết”

04/11/2022 - 12.222 lượt xem
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020