Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội

27/11/2019 - 09:51 AM

(HNMO) - Chiều 27-11, với 392/447 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành (chiếm 81,16% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Trước khi biểu quyết toàn bộ Nghị quyết, các đại biểu đã thông qua Điều 1 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội với tỷ lệ 410/453 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 84,89% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nghị quyết sau khi được tiếp thu chỉnh lý gồm 9 điều, quyết nghị tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như sau:

Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là UBND phường.

UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã. 

Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 1-7-2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm. 

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Nghị quyết cũng quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận, thị xã; UBND quận, thị xã; Chủ tịch UBND quận, thị xã; UBND phường; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND phường.

Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quốc hội giao HĐND, UBND thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm ban hành các quy định để tổ chức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định của Nghị quyết và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, thị xã, phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương.

Thực hiện sắp xếp các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức phường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư và người hoạt động không chuyên trách ở phường khi thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật.

Sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định tại Nghị quyết; quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND phường.

Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường...

Chậm nhất là quý IV-2023, Chính phủ có báo cáo sơ kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021. HĐND, UBND quận, thị xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị quyết này kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2021-2026.

Kể từ ngày 1-7-2021, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp chủ tịch UBND quận, thị xã chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường theo quy định của Nghị quyết này cho đến khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường mới được bổ nhiệm.

Các văn bản của chính quyền địa phương ở phường nhiệm kỳ 2016-2021 được ban hành trước ngày 1-7-2021 nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng. 

Các quận, thị xã, thành phố, phường tại thành phố Hà Nội được thành lập kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành không thuộc phạm vi thực hiện thí điểm theo quy định của Nghị quyết này. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Trước khi biểu quyết toàn bộ Nghị quyết, các đại biểu đã thông qua Điều 1 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội với tỷ lệ 410/453 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 84,89% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nghị quyết sau khi được tiếp thu chỉnh lý gồm 9 điều, quyết nghị tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như sau:

Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là UBND phường.

UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã. 

Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 1-7-2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm. 

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Nghị quyết cũng quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận, thị xã; UBND quận, thị xã; Chủ tịch UBND quận, thị xã; UBND phường; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND phường.

Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quốc hội giao HĐND, UBND thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm ban hành các quy định để tổ chức thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định của Nghị quyết và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, thị xã, phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương.

Thực hiện sắp xếp các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức phường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư và người hoạt động không chuyên trách ở phường khi thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật.

Sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định tại Nghị quyết; quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND phường.

Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường...

Chậm nhất là quý IV-2023, Chính phủ có báo cáo sơ kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021. HĐND, UBND quận, thị xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị quyết này kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2021-2026.

Kể từ ngày 1-7-2021, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp chủ tịch UBND quận, thị xã chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường theo quy định của Nghị quyết này cho đến khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường mới được bổ nhiệm.

Các văn bản của chính quyền địa phương ở phường nhiệm kỳ 2016-2021 được ban hành trước ngày 1-7-2021 nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng. 

Các quận, thị xã, thành phố, phường tại thành phố Hà Nội được thành lập kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành không thuộc phạm vi thực hiện thí điểm theo quy định của Nghị quyết này. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Các tin tức khác

Về thuật ngữ “đoàn kết”

04/11/2022 - 11.016 lượt xem
danh mục tin tức
Kết quả bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020