Theo báo cáo của BCĐ CVĐ TP, quý III/2013, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP tiếp tục được triển
khai mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từng bước xây dựng được nét văn
hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Hàng Việt đã có vị trí nhất định với
NTD Việt Nam, nhất là ở thị trường nông thôn. Tình hình giá cả hàng Việt
tương đối ổn định, ít biến động và ngày càng được nâng cao
cả về chất lượng lẫn mẫu mã sản phẩm, phù hợp với thị hiếu NTD. Các
doanh nghiệp đã chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, áp dung
khoa học kỹ thuật, tiết kiệm cho phí sản xuất để có giá thành hợp lý.
Chương trình đưa hàng Việt đến NTD, nhất là ở vùng xa trung tâm đã được
các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần quảng bá
thương hiệu hàng Việt Nam và bảo đảm quyền lợi cho NTD…
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số cấp, ngành, doanh nghiệp chưa có ý thức
tham gia CVĐ. Hiệu quả thực hiện CVĐ còn hạn chế. Quản lý thị trường
chưa ngăn chặn có hiệu quả hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,
nhất là trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, gây lo ngại trong nhân
dân…
Nhằm khắc phục những hạn chế trên và tăng cường đưa hàng Việt đến NTD,
bảo vệ quyền lợi cho NTD, quý IV/2013, BCĐ CVĐ TP tập trung vào 6 nhiệm
vụ trọng tâm. Trong đó, ưu tiên huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại, chú trọng các cửa
hàng kinh doanh rau, thực phẩm an toàn, xây dựng tuyến phố văn minh
thương mại và phát triển thị trường nông thôn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh
công tác bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tiếp tục
tổ chức các Hội chợ hàng Việt, đua hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, vùng
nông thôn và các khu công nghiệp, chế xuất… Đồng thời, tổ chức các
chương trình khuyến mại, xúc tiến thương mại và chương trình hàng động
vì quyền lợi NTD…
Thống nhất với đánh giá chung của BCĐ CVĐ TP, 10 ý kiến phát biểu tại
hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác chỉ đạo, thực
hiện CVĐ, đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền và đề nghị,
trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin
đại chúng, BCĐ CVĐ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới
thiệu rộng rãi các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh đó,
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hàng
hoá kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái; tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đưa các sản phẩm hàng Việt bảo đảm chất lượng đến tay NTD...
Đồng tình với ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Hoàng
Long-Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng BCĐ CVĐ TP đã yêu
cầu Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, đài Truyền thanh các quận, huyện,
thị xã, ngành văn hoá…đẩy mạnh việc tuyên truyền CVĐ trên hệ thống loa
truyền thanh, nhất là ở các trung tâm thương mại, siêu thị và địa bàn
dân cư; tuyên truyền trên hệ thống Panô, áp phích, khẩu hiệu, tiểu phẩm
và đội ngũ tiểu thương để văn hóa tiêu dùng hàng Việt ngày càng thấm sâu
vào các tầng lớp nhân dân Thủ đô, góp phần tiếp sức sống cho hàng Việt.
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Oanh-Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ
TP, Phó Trưởng BCĐ CVĐ TP đề nghị các thành viên trong BCĐ CVĐ, các
cấp, ngành, địa phương… cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực
hiện CVĐ; thiết thực đưa CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” vào cuộc sống./.
Lệ Hằng