Nhằm đánh
giá khách quan kết quả thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian qua, qua đó, trao đổi, thảo luận, trưng cầu ý kiến, kiến
nghị, đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả CVĐ trong thời gian tới, sáng 12/4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động (BCĐ CVĐ) TP Hà Nội tổ chức khảo sát việc triển
khai thực hiện CVĐ tại Sở Du lịch Hà Nội. Đồng chí Vũ Hồng Khanh,
Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, UVTV Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt
Nam TP Hà Nội, Trưởng
BCĐ CVĐ TP Hà Nội làm
trưởng đoàn. Cùng
đi có các đồng chí lãnh đạo một số sở, ban, ngành thành
viên BCĐ CVĐ TP.
Dự tiếp đoàn có các đồng chí: Trần
Đức Hải – Giám đốc Sở Du lịch, lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở cùng đại
diện một số đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề du lịch.
Đ/c Vũ Hồng Khanh – UVTV Thành ủy, Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP chủ
trì buổi khảo sát.
Báo cáo với
Đoàn khảo sát về kết quả triển khai thực hiện CVĐ trong năm 2017, Giám đốc Sở
Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, trong năm qua, Sở đã đẩy mạnh phát triển
sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô; vận
động các doanh nghiệp du lịch Thủ đô hưởng ứng, xây dựng chương trình du lịch
khuyến mại kết hợp mua sắm hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm đặc thù, đặc
trưng của các vùng, miền, địa phương. Sở tập trung chỉ đạo triển khai tuyên truyền,
quảng bá nhằm giới thiệu, tôn vinh các doanh nghiệp, nhà sản xuất có sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ chất lượng cao được người tiêu dùng yêu thích tới các đoàn khách
quốc tế… Qua đó, giúp các đoàn khách quốc tế hiểu về sản phẩm hàng hóa chất lượng
cao của Việt Nam, vì quyền lợi người tiêu dùng, và đặc biệt chú trọng giới thiệu
các chương trình, sản phẩm du lịch, sản phẩm làng nghề du lịch truyền thống
trên địa bàn TP tại các sự kiện, liên hoan, hội chợ về du lịch khi tham gia ở
trong và ngoài nước…
Đ/c Trần Đức Hải – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội báo cáo
tại buổi khảo sát.
Cũng theo
đồng chí Trần Đức Hải, trong năm 2018, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục tập trung tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Việt Nam bằng công
nghệ thông qua các trang mạng xã hội, internet, hợp tác chiến lược với CNN, TripAdvisor…
nhằm hỗ trợ tuyên truyền quảng bá cho các đơn vị lữ hành; chỉ đạo các đơn vị,
doanh nghiệp du lịch tăng cường sử dụng các sản phẩm mang thương hiệu Việt
trong phục vụ khách du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong nước đến
với các bạn bè quốc tế; tăng cường xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, niêm yết
giá các dịch vụ và bán đúng giá niêm yết, phù hợp với chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ doanh nghiệp cung ứng, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
tuyên truyền các doanh nghiệp du lịch và cán bộ công nhân viên trong ngành hiểu
về nội dùng CVĐ, về sản phẩm hàng hóa Việt Nam chất lượng cao và ưu tiên sử dụng
sản phẩm của Việt Nam phục vụ khách du lịch; vận động các doanh nghiệp du lịch
Thủ đô tiếp tục xây dựng chương trình du lịch khuyến mại kết hợp mua sắm hàng
Việt Nam, nhất là các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của các vùng, miền.
Các đại biểu
tham dự buổi khảo sát đã cùng trao đổi, chia sẻ thẳng thắn những thuận lợi, khó
khăn trong việc triển khai các hoạt động du lịch gắn với tuyên truyền thực hiện
CVĐ và đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ
trong thời gian tới.
Phát biểu kết
luận, đồng chí Vũ Hồng Khanh nêu rõ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước theo
hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, qua đó kích cầu tiêu dùng, đẩy
mạnh lưu thông hàng hóa, đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm, ổn định thu nhập,
cố gắng sản xuất các sản phẩm đặc trưng của Hà Nội là mục đích của việc thực hiện
CVĐ. Là thành viên của BCĐ CVĐ TP, Sở Du lịch phải coi việc triển khai thực hiện
CVĐ như một nhiệm vụ chính trị, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cùng
các địa phương đẩy mạnh quảng bá trực diện sản phẩm hàng Việt đến khách du lịch
trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó,
cốt lõi của hành động là kết nối cung cầu, quảng bá hàng Việt Nam chất lượng
cao thông qua đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; hướng dẫn đến các điểm đến là nơi
sản xuất, phân phối sản phẩm đặc trưng của các địa phương, vùng, miền. Vì vậy,
để nâng cao chất lượng CVĐ, cần đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, dịch vụ du lịch, giá cả hợp lý phù hợp với mặt bằng chung của khu vực.
Bên cạnh đó, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghề cần nâng cao nhận thức
trong việc cung cấp hàng hóa bảo đảm chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, giá rẻ,
bảo vệ môi trường làng nghề…Có như vậy, các doanh nghiệp du lịch mới có thể xây
dựng các tour đưa khách trong, ngoài nước đến tham quan, mua sắm sản phẩm. Ngành
du lịch cần chủ động tìm kiếm, phát hiện, phát triển chất lượng các điểm đến,
trong đó có điểm đến về mua sắm, từ đó xây dựng các mô hình điểm đến để kết nối
các đơn vị sản xuất, lưu thông, dịch vụ, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đến
du khách; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng chí Vũ Hồng Khanh cũng đề
nghị Sở Du lịch cùng các sở, ngành của TP thông qua du lịch để phát hiện vấn đề
trong sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, phản hồi cảu người tiêu dùng và khách du
lịch để từ đó tổng hợp, phản hồi đến các đơn vị sản xuất. Đồng thời, tăng cường
tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị kết nối cung cầu, kết nối giữa sản xuất, lưu
thông và tiêu thụ./.
Thu Thủy