Sáng 3/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động (CVĐ)
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết
công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Tới dự và
chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Đào Văn Bình- Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ
Việt Nam, UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Trưởng BCĐ CVĐ TP; Lê
Thị Kim Oanh- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, Phó Trưởng BCĐ CVĐ TP; Nguyễn Xuân Điệp-
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Đại diện các sở, ngành, quận, huyện,
thành viên BCĐ CVĐ TP cùng dự.
Đ/c Trần Ngọc Nam - Phó Giám đốc Sở Kết hoạch và Đầu tư, thành viên BCĐ CVĐ Thành phố phát biểu ý kiến tại hội nghị (ảnh: Lệ Hằng)
6
tháng đầu năm 2015, công tác tuyên truyền CVĐ đã được BCĐ các cấp, ngành, đoàn
thể tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện với nhiều nội dung, hình thức phong
phú. Qua đó, tạo sức lan toả rộng khắp, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu
dùng của người Việt Nam.
Các nội dung tuyên truyền được chuyển tải trên các Bản tin và trang Web của
MTTQ TP, các đoàn thể, sở, ban, ngành; trên các chuyên trang, chuyên mục, phụ
san của các báo TW, TP, các ngành, trên Cổng giao tiếp điện tử TP, qua các lớp
tập huấn của hệ thống MTTQ, các đoàn thể các cấp. Đặc biệt, Sở Công thương đã có nhiều giải pháp mới để đưa CVĐ
thấm sâu vào đời sống: Xây dựng các điểm bán hàng cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các chợ, trung
tâm thương mại; tổ chức chương trình “Tuần
hàng Việt” tại các quận, huyện, thị xã; xây dựng ấn phẩm tuyên truyền và
bản đố số về mạng lưới phân phối hàng Việt trên địa bàn TP; hỗ trợ xây dựng
thương hiệu sản phẩm có thế mạnh của làng nghề; xây dựng trang thông tin quản
lý hoạt động thương mại điện tử và vận động các doanh nghiệp (DN) thương mại điện tử bán hàng Việt.
Đ/c Lê Văn Minh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thường Tín, Trưởng BCĐ CVĐ huyện Thường Tín phát biểu tại hội nghị (ảnh: Lệ Hằng)
Tích
cực hưởng ứng CVĐ, các DN trên địa bàn TP đã chủ động đầu tư, thay đổi công
nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp để nâng
cao chất lượng hàng hóa, tạo sự đa dạng mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành, coi
trọng khách hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm, thực hiện tốt công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Cho đến nay, hơn 80% hàng hóa bày bán ở các siêu
thị, chợ đầu mối, trung tâm thương mại trên địa bàn TP là hàng Việt Nam.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện CVĐ 6 tháng đầu năm 2015 còn một
số tồn tại: Một số DN chưa quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng
bá về sản phẩm hàng hóa Việt Nam đến đông đảo người tiêu dùng, chưa quan tâm
đến việc bảo vệ thương hiệu nhãn mác của sản phẩm, hàng hóa. Trên thị trường
vẫn còn xảy ra những vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không
an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một số đơn vị, sở,
ngành chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai CVĐ, chưa
chủ động báo cáo kết quả triển khai CVĐ ở đơn vị mình về BCĐ CVĐ TP.
Đ/c Trần Thị Xuân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, Phó trưởng BCĐ CVĐ quận Thanh Xuân phát biểu tại hội nghị (ảnh: Lệ Hằng)
Trong
6 tháng cuối năm 2015, CĐ CVĐ TP sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, BCĐ
CVĐ các quận, huyện, thị xã phải đổi mới phương thức tuyên truyền CVĐ đến các
DN, người tiêu dùng với nhiều nội dung phong phú để đảm bảo 100% người dân và
DN biết đến CVĐ. Các cơ quan, báo, đài của TW, TP tiếp tục tuyên truyền sâu về
CVĐ, tăng cường tuyên truyền về các sản phảm hàng Việt Nam chất lượng cao, DN
có sản phẩm tốt được người tiêu dùng Thủ đô yêu thích nhằm vận động Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đồng thời, tập trung tuyên truyền về các hoạt
động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước. Các DN tiếp tục tăng cường
công tác maketing, quảng bá giới thiệu các mẫu mã sản phẩm bằng nhiều hình
thức. Sở Công thương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình
bình ổn giá; tổ chức đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công
nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.
Các ngành chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, giá cả sản phẩm,
chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận
thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết
yếu, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng CVĐ bền vững.
7
ý kiến phát biểu tại hội nghị của các sở, ngành, quận, huyện tại hội nghị đã
tập trung làm rõ ý nghĩa to lớn của công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm,
nâng cao ý thức, quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với việc sử dụng
hàng Việt Nam chất lượng cao. Các đại biểu cũng nêu một số sáng kiến, kinh
nghiệm và đề xuất trong việc tổ chức hội chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về nông
thôn, kết nối giao thương tiêu thị sản phẩm giữa các vùng miền, tận dụng mọi
điều kiện, cơ hội để từng bước nâng cao hiệu qủa thực hiện CVĐ “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP.
Phát
biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đào Văn Bình- UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt
Nam TP Hà Nội, Trưởng BCĐ CVĐ TP cho rằng, 6 tháng đầu năm, các ngành, các cấp,
thành viên BCĐ CVĐ đã cụ thể hóa được kế hoạch của BCĐ CVĐ TP thành kế hoạch
triển khai của từng đơn vị, vào cuộc tích cực, đồng bộ, đưa hàng Việt đến với
người tiêu dùng. Các DN sản xuất hàng Việt đã tích cực đầu tư công nghệ, đổi
mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm có sản phẩm chất lượng, giá
cả cạnh tranh đến tay người tiêu dùng. Cơ quan quản lý thị trường cũng tăng
cường kiểm tra, phát hiện, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên
thị trường, từng bước bảo vệ sản phẩm hàng Việt. Đặc biệt, BCĐ CVĐ TP và các
sở, ngành, quận, huyện đã làm tốt việc liên kết với các tỉnh, thành trong cả
nước về bán hàng, tiêu thụ hàng nông sản theo thời vụ, như dưa hấu Quảng Nam,
hành tím Sóc Trăng, vải thiều Bắc Giang, Hải Dương…Đây là điểm mới trong việc
triển khai CVĐ và là kết qủa rất đáng phấn khởi của TP.
Đ/c Đào Văn Bình - UVTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố, Trưởng BCĐ CVĐ Thành phố phát biểu kết luận hội nghị (ảnh: Lệ Hằng)
Đồng
chí Đào Văn Bình cũng đề nghị, 6 tháng cuối năm, công tác tuyên truyền CVĐ cần
được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu để 100% người tiêu dùng đều biết
đến CVĐ và ủng hộ hàng Việt. Hình thức tuyên truyền cần được đa dạng hóa, trong
đó chú trọng đến tuyên truyền qua các khẩu hiệu về CVĐ và tuyên truyền qua hệ
thống loa, đài truyền thanh xã, phường…Bên cạnh việc biên soạn các khẩu hiệu
sao cho dễ nhớ, dễ đọc, Ban Tuyên giáo thành ủy tiếp tục tổ chức phát phiếu
thăm dò, để người tiêu dùng bình chọn sản phẩm hàng Việt được ngừoi tiêu dùng
Thủ đô ưa thích. Cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường kiểm tra, xử lý việc
sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; nhất là những DN
lợi dung uy tín của CVĐ, lấy sản phẩm kém chất lượng của nước ngoài dán nhãn
hàng Việt Nam để lưu thông, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm hàng
Việt./.
Thu Khanh