Thực
hiện kế hoạch triển khai cuộc vận động (CVĐ) ‘’Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam’’ năm 2014 trên địa bàn TP Hà Nội, chiều 24/4/2014, tại trụ sở cơ quan
uỷ ban MTTQ TP, Ban chỉ đạo (BCĐ) CVĐ TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá kết
quả thực hiện quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2014. Các đồng chí Đào Văn Bình-Phó
Chủ tịch Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban
MTTQ TP, Trưởng BCĐ CVĐ TP; Lê Thị Kim Oanh-Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP, Phó BCĐ
CVĐ TP; Phạm Thanh Học-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó BCĐ CVĐ TP chủ
trì hội nghị.
Đồng chí Đào Văn Bình-Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP,
Trưởng BCĐ CVĐ TP phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đánh giá kết quả triển khai CVĐ
quý I/2014, BCĐ CVĐ TP đánh giá: Công tác tuyên truyền đã được tập trung chỉ đạo
sâu sát ở từng cấp, từng ngành, từng đoàn thể… Qua đó, góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm về CVĐ; từng bước xây dựng thói quen mua sắm hàng Việt, nét văn
hoá tiêu dùng của người Việt Nam.
Các doanh nghiệp (DN) cũng đã tích cực hưởng ứng CVĐ, chủ động đầu tư, áp dụng
công nghệ tiên tiến, tiết kiệm chi phí, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng cưòng quảng bá thương hiệu, đưa hàng Việt về nông thôn... Nhiều DN đã
ý thức việc sử dụng hàng hoá, sản phẩm của nhau.
Tại
các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối…đến nay, 80% hàng hoá bày bán đã
là hàng Việt Nam với nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, chất lượng bảo đảm và
giá cả phù hợp. Trong đó có tới 90% hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập của học
sinh là hàng Việt. Nhiều người tiêu dùng (NTD) đã có thói quen mua hàng Việt Nam.
Về
phía TP, đã ban hành và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ DN và hỗ trợ NTD; tổ
chức lễ mít tinh, khai mạc tháng hành động vì quyền lợi NTD; tổ chức các chương
trình đưa hàng Việt đến NTD, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán…
Tuy
nhiên, hiện hàng Việt vẫn tiêu thụ rất chậm. Nhiều DN ứ đọng hàng tồn kho, ảnh
hưởng đến sản xuất. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nước
ngoài đội lốt hàng Việt Nam còn nhiều, chưa được xử lý đến nơi đến chốn…gây khó
khăn cho các DN sản xuất trong nước. Nhiều DN chưa quan tâm đến việc xây dựng và
bảo vệ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, chưa mặn mà với việc quảng bá hàng Việt Nam.
Việc đưa hàng Việt về nông thôn còn hạn chế (dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014,
toàn TP chỉ có 4 huyện tổ chức được Hội chợ hàng Việt). Việc đưa hàng vào siêu
thị còn gặp nhiều khó khăn…Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, kiến
nghị tại hội nghị.
Kết
luận tại hội nghị, đồng chí Đào Văn Bình-Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP, Trưởng BCĐ CVĐ
TP cho rằng: Qua 4 năm triển khai CVĐ, đặc biệt là quý I/2014 kết hợp với Tết
Nguyên đán, các ngành, các thành viên BCĐ đã có sự phối hợp nhịp nhàng, triển
khai có hiệu quả CVĐ. Về quản lý nhà nước cũng đã có nhiều chuyển biến với nhiều
chính sách, chương trình được triển khai nhằm khuyến khích, hỗ trợ các DN.
Tuy
nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế quý 1/2014 rất thấp (chỉ đạt 5%), sản
xuất đình đốn, hàng nội tồn kho, sức mua yếu…Rất cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao chất lượng CVĐ để NTD biết đến nhiều hơn các lợi thế của hàng
Việt và tham gia mua sắm các sản phẩm hàng Việt. Các ngành, các quận, huyện cần
phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và các DN, kết hợp tuyên truyền, quảng bá
sản phẩm với tổ chức các phiên chợ hàng Việt, đưa hàng hoá đến tay NTD, nhất là
ở các vùng nông thôn, vùng xa, các khu công nghiệp, chế xuất…Cơ quan quản lý thị
trường và các DN, siêu thị, chợ… cũng phải chú trọng khâu quản lý, kiểm soát hàng
hoá để bảo đảm đưa hàng có chất lượng đến tay NTD.
Chủ
tịch Đào Văn Bình cũng gợi ý: Nên chăng các hội chợ hàng Việt nên tiến hành tổ
chức theo chủ đề, theo từng mùa… Ví dụ: Hội chợ năm học mới, Hội chợ Tết, Hội
chợ hè…Việc bình chọn hàng Việt Nam được nhiều NTD ưa thích năm 2014 cũng phải đổi
mới nhằm khuyến khích các DN có nhiều đổi mới, sáng tạo và các DN mới được NTD
bình chọn./.
Lê Minh