Trên 80% hàng hoá bày bán ở siêu
thị, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại (TTTM) là hàng Việt Nam với nhiều
chủng loại, mẫu mã ngày càng bắt mắt, phong phú, đa dạng, cơ bản đảm bảo chất
lượng với giá cả phù hợp… đã cho thấy những cố gắng không thể phủ nhận của các
doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước thời gian qua cũng như thành công của
cuộc vận động (CVĐ): Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Nhằm tìm kiếm
các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả CVĐ, tháng 12/2013, Ban chỉ đạo (BCĐ)
CVĐ TP đã tổ chức hội nghị toạ đàm: Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện CVĐ
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên địa bàn TP năm 2013, với sự tham
gia đông đảo của các sở, ngành BCĐ CVĐ các quận, huyện, đơn vị MTTQ và các tổ
chức chính trị-xã hội, các DN, các cơ quan thông tấn báo chí TW và TP. Các đồng
chí: Đào Văn Bình-TVTU, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP, Trưởng BCĐ CVĐ TP; Lê Thị Kim
Oanh-Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP, Phó Trưởng BCĐ CVĐ TP; Nguyễn Hoàng Long- Phó
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng BCĐ CVĐ TP đồng chủ trì hội nghị.
Khẳng định CVĐ Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động là CVĐ mang ý nghĩa to lớn,
quan trọng nhiều mặt đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã
hội, BCĐ CVĐ TP cho biết: 4 năm qua, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế
và văn hoá lớn của cả nước, Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu
hưởng ứng và triển khai tích cực, sáng tạo, có hiệu quả CVĐ này. Nội dung CVĐ
đã được BCĐ TP triển khai một cách đồng bộ và sâu rộng tới các đơn vị thành
viên, các cấp uỷ đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ TP đến cơ sở, các
đơn vị, DN, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn, theo 4 nhóm nhiệm vụ và
giải pháp cơ bản. Trong đó, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, hưóng
dẫn tổ chức thực hiện CVĐ.
Cùng với việc triển khai đồng bộ, sâu rộng 4
nhóm nhiệm vụ và giải pháp trên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, CVĐ:
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên địa bàn TP đã thu nhiều kết quả
tốt đẹp. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (NTD), ý thức,
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô; đồng hành cùng DN nâng
cao uy tín, chất lượng sản phẩm hàng Việt; góp phần thúc đẩy sản xuất trong
nước, tăng trưởng kinh tế Thủ đô và cả nước. Nhiều chương trình như: Hành động
vì quyền lợi NTD; Tháng khuyến mại; Đưa hàng Việt đến tay NTD; chương trình
bình chọn Hàng Việt Nam được NTD yêu thích và các hội chợ, phiên chợ Tết hàng
Việt do BCĐ CVĐ phối hợp với các sở, ngành tổ chức đã và đang ngày càng thu hút
sự quan tâm, ủng hộ của người dân, góp phần làm nên sức sống của hàng Việt.
Nhấn mạnh chất lượng sản phẩm là
yếu tố quyết định thành công CVĐ và là nhiệm vụ sống còn của DN, các tham luận
tại hội nghị đã đi sâu vào phân tích nguyên nhân thành công, thất bại của các
DN cũng như CVĐ và kiến nghị các giải pháp để DN tiếp tục nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng cưòng đổi mới mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá
mạnh mẽ sản phẩm hàng Việt tới tay NTD.Với chủ đề: Nâng cao chất lượng hàng hoá
Việt-Tăng trưởng niềm tin của CVĐ, theo đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD
TP thì chất lượng hàng hoá là sức hút lớn nhất của CVĐ. Chính chất lượng hàng
Việt sẽ là yếu tố kích thích, lôi kéo NTD đến với hàng Việt. Điển hình của sự
thành công của hàng Việt là chương trình hướng nội của Tập doàn Dệt may Việt Nam với 70-80%
sản phẩm là hàng dệt may trong nước trong tổng số sản phẩm bán ra trên thị trường
với kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng thị hiếu NTD. Đặc biệt là
sản phẩm có rất ít hoặc không tồn dư hoá chất độc hại, giá cả phải chăng, hơn
hẳn hàng dệt may Trung Quốc, khiến khách hàng ngày càng tín nhiệm và tẩy chay
hàng dệt may Trung Quốc. Việc các cửa hàng kinh doanh hàng ngoại phải đội lốt
hàng Việt Nam chất lưọng cao
để bán hàng đã nói lên lợi thế hơn hẳn của các sản phẩm may mặc mang thương
hiệu Madein vietnam.
Tuy vậy, vẫn còn không ít người chưa biết đến các lợi thế hơn hẳn của hàng Việt
Nam,
nhất là về tiêu chuẩn chất lượng. Tránh nhiệm này thuộc cả về phía DN, Nhà
nước, NTD và các cơ quan truyền thông. Vì vậy, theo Phó Giám đốc sở KH-CN Hà
Nội, để đáp ứng với yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh trong xu thế toàn
cầu hoá, đi đôi với việc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu
mã, các DN phải chú trọng khâu quảng bá sản phẩm, đưa hàng hoá đến với NTD; ưu
tiên xây dựng, xác lập và đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm bảo vệ và giữ gìn
thương hiệu… để ngày càng có nhiều hàng hoá mang thương hiệu Madein vietnam
trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Qua đó, góp phần thay đổi thông điệp:
NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thành Người Việt Nam tự hào dùng hàng
Việt Nam, đưa CVĐ lên một tầm cao mới.Về phía Nhà nước cũng phải có chiến lược
giúp các DN xây dựng, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký, bảo hộ thương hiệu
và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi NTD
và bảo hộ sản xuất trong nước. Các cơ quan thông tấn báo chí cũng phải đa dạng
hoá các hình thức tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về các ưu thế của hàng
Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc của người Việt Nam.
Đồng chí Trần Anh Tuấn - Phó
Trưởng ban Phong trào, Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, uỷ viên Ban Thường trực TW CVĐ
đã đánh giá cao sự cố gắng của BCĐ CVĐ TP, sự nỗ lực của MTTQ TP trong việc
triển khai thực hiện CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,và mong rằng
trong những năm tới, BCĐ CVĐ, các ngành, các cấp và các DN cần vào cuộc mạnh mẽ
hơn nữa để hàng Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Thay mặt BCĐ CVĐ TP, đồng chí Đào
Văn Bình-Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP, Trưởng BCĐ CVĐ TP đã biểu dương, ghi nhận
những cố gắng, thành tích của các đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức, triển
khai CVĐ và đề nghị tiếp tục làm tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, công tác tuyên truyền CVĐ
phải đi vào chiều sâu, đặc biệt là tuyên truyền tính ưu việt, chất lượng, tiện
ích của hàng Việt; phân biệt giữa tuyên truyền và quảng cáo sản phẩm; tuyên
truyền trong các đoàn thể, hội viên, nhân dân về ý thực tự hào sử dụng sản phẩm
hàng Việt; biểu dưong, tôn vinh tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên, các cơ quan nhà nước khi mua sắm tài sản công… Phát huy hơn nữa vai trò,
trách nhiệm, hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền, góp phần hình thành
và tạo dựng niềm tin, thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam.
Hai là, các DN phải đẩy mạnh nâng
cao chất lượng sản phẩm, coi đó là tiêu chí quan trọng để thực hiện CVĐ. Chú
trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá, tạo niềm tin, sức hút đối với
NTD. Nâng cao trách nhiệm của DN đối vớí sản phẩm trong nước và NTD.
Ba là, Nhà nước cần tăng cường
kiểm soát thị trường, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tạo
hành lang pháp lý cho hàng hoá Việt Nam
cạnh tranh bình đẳng với các loại hàng hoá ngoại nhập và tạo điều kiện thuận
lợi cho hàng Việt Nam
chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường
Về trách nhiệm của BCĐ CVĐ TP: Sẽ
tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền CVĐ trong các tầng lớp nhân dân, các DN Thủ
đô, làm cầu nối gắn kết mạnh mẽ giữa DN và NTD. Hàng năm tổ chức các hội chợ
hàng Việt, tổ chức bình chọn hàng Việt Nam được NTD yêu thích; khen thưởng,
động viên kịp thời các đơn vị thực hiện tốt CVĐ và tập hợp các kiến nghị của
các nhà sản xuất, DN, NTD tới các cấp có thẩm quyền, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả thực hiện CVĐ trên địa bàn TP.